Nhóm nhân tố khách quan:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhanh thái bình (Trang 44 - 50)

- Môi trường kinh tế - xã hội:

Môi trường Kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của hoạt động thẩm định tín dụng. Nếu trong điều kiện kinh tế phát triển, xã hội ổn định, công nghệ hiện đại, thông tin về khách hàng được cung cấp một cách đầy đủ, chính xác, minh bạch … sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thẩm định tín dụng của Ngân hàng. Ngược lại nếu nền kinh tế thường xuyên biến động bất lợi thì hoạt động thẩm định sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc dự báo xu hướng phát triển và thay đổi của nền kinh tế. Hiện nay, nền kinh tế thường xuyên biến động, nhu cầu thị hiếu của thị trường cũng thay đổi, công nghệ sản xuất luôn được đổi mới. Vì vậy, nếu khách hàng không bắt kịp sự thay đổi đó thì sẽ khó tồn tại và phát triển, có thể lâm vào tình trạng hoạt động không hiệu quả và không trả được nợ cho Ngân hàng.

- Môi trường pháp lý:

Các chính sách, cơ chế quản lý đóng vai trò điều chỉnh, định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. Nếu cơ chế chính sách hợp lý, có tính hiệu lực cao, đồng bộ thì sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. Ngược lại sẽ là rào cản, kiềm chế sự ohast triển của các ngành kinh tế. Hoạt động thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng chịu sự tác động của môi trường phát lý, đó là hệ thống các văn bản Luật và dưới luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng được quy định chặt chẽ, hợp lý, phù hợp sẽ tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động cho vay, đem lại lợi ích cho Ngân hàng, khách hàng, thúc đẩy các ngành khác trong nền kinh tế cùng phát triển.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nghiên cứu cơ sở khoa học về thẩm định dự án vay vốn Tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển, nội dung và phân tích các chỉ tiêu đánh giá dự án và quyết định đầu tư của Ngân hàng Phát triển, chương 1 luận văn đã có những đóng góp chủ yếu sau đây:

Trên cơ sở hệ thống hoá những khái niệm về Ngân hàng Phát triển, tín dụng và thẩm định của các tổ chức và các nhà nghiên cứu trước đó, luận văn đã xây dựng khái niệm khoa học về thẩm định dự án đầu tư, làm rõ bản chất và vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư để ra quyết định tài trợ hoặc cho vay vốn. Luận văn đã phân tích, làm rõ sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư, mục tiêu, nội dung, phương pháp phân tích và các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển.

Đây là một trong những tiền đề quan trọng để phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình trong các chương sau.

Chương 2

THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN

TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÁI BÌNH

2.1. Khái q át về Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình.

Cùng với các Chi nhánh NHPT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Bình chính thức hoạt động từ 01/7/2006 theo Quyết định số 03/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng Giám đốc NHPT về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình.

Sơ đồ 2.1: M h nh tổ chức tại Chi nhánh

(Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Bình)

GIÁM ĐỐC Phòng Tài chính- Kế toán Phòng Tín dụng Phòng Tổng hợp Phòng Hành chính- Quản lý nhân sự Phòng Kiểm tra PHÓ GIÁM ĐỐC

- VDB Thái Bình hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động do Tổng Giám đốc VDB quy định. Điều hành toàn bộ hoạt động của VDB Thái Bình là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là phó Giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ. Giám đốc là đại diện pháp nhân của Chi nhánh được Tổng giám đốc ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật;

- Phó Giám đốc là người giúp việc của Giám đốc. Phó Giám đốc điều hành một số lĩnh vực, công việc hoạt động theo sự phân công, ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền;

- Hiện nay, Chi nhánh NHPT Thái Bình có 5 phòng chuyên môn nghiệp vụ, bao gồm: Phòng Hành chính – Quản lý nhân sự ; Phòng Tổng hợp; Phòng Tín dụng; Phòng Tài chính – Kế toán và Phòng Kiểm tra. Mỗi phòng có chức năng riêng cụ thể như sau:

+ Phòng Hành chính – Quản lý nhân sự có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Chi nhánh quản lý và tổ chức thực hiện các công tác: Tổ chức và cán bộ, tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, hành chính – quản trị; đào tạo; Theo dõi việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc và công tác an ninh, an toàn tại Chi nhánh.

+ Phòng Tổng hợp có chức năng tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh trong công tác tổng hợp tình hình hoạt động của Chi nhánh; kế hoạch, thẩm định, huy động vốn và điều hành nguồn vốn, Quản lý cho vay các dự án thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia, Bảo lãnh cho các Doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thương mại, Cho vay vốn đối vói các Doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế, tập huấn nghiệp vụ. Lập, lưu giữ các báo cáo của Chi nhánh theo quy định hiện hành của VDB gửi VDB và các cơ quan có liên quan theo quy định. Chỉ đạo tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản, vốn vay, bảo lãnh của các dự án, phương án do phòng quản lý.

+ Phòng Tín dụng có chức năng tham mưu giúp Giám đốc tổ chức triển khai thực hiện công tác tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu, ODA: Thẩm định, giải ngân , thu nợ, xử lý nợ, tài sản bảo đảm; Hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh tín

dụng xuất khẩu; Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Cho vay thí điểm (xúc tiến). Bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn của NHTM. Lập, lưu giữ các báo cáo theo chế độ báo cáo thống kê hiện hành… Chỉ đạo tổ chức kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản, vốn vay của các dự án, khoản vay phòng quản lý.

+ Phòng Tài chính – Kế toán có chức năng tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh và tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính, công tác kế toán, thanh toán, tiền lương, kho quỹ theo quy định pháp luật và của NHPT.

+ Phòng Kiểm tra có chức năng tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra toàn diện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Chi nhánh theo các quy định, hướng dẫn đã được Tổng giám đốc NHPT ban hành. Tổ chức thực hiện công tác pháp chế; phòng chống rửa tiền theo quy định của NHPT. Phòng kiểm tra là đơn vị thuộc Chi nhánh, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Chi nhánh tổ chức triển khai công tác kiểm tra, giám sát toàn diện các hoạt động phát sinh tại Chi nhánh; công tác pháp chế; giải quyết khiếu nại tố cáo; phòng chống tham nhũng; phòng chống rửa tiền tại Chi nhánh.

2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình.

Chi nhánh Thái Bình là đơn vị trực thuộc VDB, có bảng cân đối, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các NHTM trên địa bàn, có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

- Hoạt động huy động vốn

+ Vay bảo hiểm xã hội Việt Nam, vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;

+ Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; + Huy động các nguồn vốn khác phù hợp với quy định của pháp luật. - Hoạt động tín dụng

+ Cho vay theo chính sách tín dụng của Nhà nước.

+ Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại theo quy định của Chính phủ;

+ Cho vay lại vốn nước ngoài của Chính phủ; - Hoạt động ủy thác và nhận ủy thác

+ Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được chính phủ cho vay lại; nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa NHPT với các tổ chức ủy thác.

+ Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHPT.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhanh thái bình (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)