Định hướng hoạt động tín dụng đầu tư Ngân hàng Phát triển Việt Nam –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhanh thái bình (Trang 104 - 116)

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng đầ tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái B nh trong thời gian tới.

3.1.1. Định hướng hoạt động tín dụng đầu tư Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình. Nam – Chi nhánh Thái Bình.

- Về đối tượng phục vụ

+ Tập trung vào các hoạt động TDĐT của Nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.

+ Tập trung vốn tín dụng đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; công nghiệp phụ trợ; nông nghiệp nông thôn; xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường và công nghệ xanh; năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

- Về chỉ tiêu an toàn tài chính

+ Xác định quan hệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay TDĐT của Nhà nước. Trên cơ sở đó góp phần xây dựng lộ trình tăng vốn điều lệ của VDB phù hợp (dự kiến đến năm 2020 đạt 10% tổng dư nợ tín dụng đầu tư của Nhà nước tương đương mức 30.000 tỷ đồng vào năm 2020).

+ Thực hiện cơ chế lãi suất cho vay TDĐT theo nguyên tắc phi lợi nhuận song phải đảm bảo bù đủ chi phí về vốn, chi phí hoạt động và tăng dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng của VDB.

+ Áp dụng cơ chế phân loại nợ phù hợp với đặc thù hoạt động của VDB, trong đó góp phần nghiên cứu loại trừ các khoản nợ mang tính chất Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh; tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và áp dụng cơ chế xử lý rủi ro phù hợp với đặc thù hoạt động theo đó nghiên cứu để ban hành quy chế xử lý rủi ro theo hướng tăng cường phân cấp cho VDB được

xử lý rủi ro theo quy định của pháp luật (theo Điều lệ tổ chức hoạt động và cơ chế tài chính đối với NHPT Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định).

- Về công tác quản trị ngân hàng

+ Nghiên cứu góp ý trong xây dựng luật riêng áp dụng cho các ngân hàng chính sách trong đó có VDB; trước mắt, VDB thực hiện theo cả 02 luật gồm: Luật ngân sách Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng:

 Về Luật ngân sách Nhà nước: VDB được ngân sách Nhà nước cấp vốn điều lệ, cấp bù chênh lệch lãi suất, tuân thủ quy định dự toán ngân sách Nhà nước, chịu sự quản lý Nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính.

 Về Luật các tổ chức tín dụng: VDB thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành quy trình nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ; thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo hoạt động và hoạt động thanh toán theo quy định của NHNN Việt Nam.

+ Góp phần hoàn thiện các chức năng, nhiệm vụ của VDB trong đó bao gồm cả các chức năng về thanh toán quốc tế, tham gia thị trường mở, thị trường liên ngân hàng …phù hợp với quy định của pháp luật và tính chất đặc điểm hoạt động của NHPT Việt Nam.

+ Xây dựng hoàn thiện hệ thống kiểm tra, giám sát; phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

- Góp phần tái cơ cấu lại hoạt động của VDB

+ Giai đoạn 1 (từ năm 2018 đến năm 2020):

 Xác định chương trình, danh mục TDĐT của Nhà nước áp dụng cho giai đoạn 2018 - 2020, trên cơ sở đó tập trung nguồn lực cho các chương trình, danh mục này.

 Xác định tỷ lệ an toàn vốn năm 2020 đạt 10%, vốn chủ sở hữu đạt 30.000 tỷ đồng vào năm 2020, nợ xấu phấn đấu ở mức 4%-5% vào năm 2020.

 Cải thiện cân đối thu chi, tài chính giảm cấp bù của ngân sách Nhà nước, tiến tới đảm bảo tự chủ tài chính trong hoạt động từ năm 2020.

 Hiện đại hóa hoạt động ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi trong nước và từng bước mở rộng ra các nước trong khu vực.

 Áp dụng các chỉ tiêu an toàn tài chính, quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

3.1.2. Định hướng hoạt động thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình.

Cùng với việc đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng (bao gồm cả thẩm định và cho vay), chất lượng công tác thẩm định rất cần được nâng cao nhằm chọn lọc được những dự án có hiệu quả với rủi ro ở mức thấp nhất. Để góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư, Chi nhánh cần thực hiện một số phương hướng cơ bản như sau:

- Đảm bảo việc tuân thủ nghiêm ngặt quy chế, các quy định của VDB trong công tác thẩm định dự án.Việc tuân thủ quy chế, các quy định của VDB được đánh giá thông qua công tác kiểm tra nội bộ thường xuyên của Chi nhánh cũng như các đoàn kiểm tra, kiểm toán bên ngoài.

- Không ngừng tìm hiểu các phương pháp thẩm định, nội dung và các chỉ tiêu thẩm định khác để tham khảo, đối chiếu với quy định của Ngành. Kết hợp so sánh hiệu quả dự án đang thẩm định với các dự án cùng loại trong nước và nước ngoài, so với chuẩn mực Nhà nước, chuẩn mực khu vực và thế giới.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ CBTĐ bằng cách thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên tổ chức các buổi học tập kinh nghiệm, cập nhật kiến thức mới nhất là những công nghệ phần mềm, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thẩm định các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng cán bộ cũng cần được quan tâm, không chỉ tuyển dụng các cán bộ khối Kinh tế - Tài chính mà còn phải mở rộng tuyển dụng sang các đối tượng được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật để bổ sung lực lượng CBTĐ kỹ thuật các dự án đầu tư.

- Tăng cường khai thác, sử dụng các phần mềm về thẩm định dự án. CBTĐ phải là người sử dụng thành thạo ứng dụng Microsoft Excel trong quá trình phân tích, thẩm định dự án. Tất cả các chỉ tiêu tính toán về dòng tiền, độ

nhạy, thời gian thu hồi vốn... dự án đầu tư cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp cần phải được chuẩn hóa theo quy chế, quy trình và lập công thức sẵn trong ứng dụng. Điều này là rất cần thiết để giảm bớt thời gian tính toán và tăng độ chính xác, đồng bộ của các kết quả tính toán. Thực tế các CBTĐ của Chi nhánh đều đã biên soạn các file khai thác ứng dụng Excel phục vụ tính toán trong quá trình thẩm định, tuy nhiên còn thiếu tính tổng quát và liên kết giữa các nội dung thẩm định cũng như thiếu tính thống nhất giữa các cán bộ. Trong Chi nhánh cần thiết xây dựng một chương trình tính toán thẩm định thống nhất dựa trên ứng dụng MS Excel có khả năng kết xuất các báo cáo số liệu thẩm định chính xác, đảm bảo dễ khai thác.

- Chi nhánh chủ động xây dựng hệ thống thông tin phục vụ thẩm định dự án đầu tư. Hệ thống thông tin gồm các chỉ tiêu về dự án đầu tư và tình hình tài chính của doanh nghiệp trên địa bàn. Cụ thể, về dự án sẽ có các thông tin về suất đầu tư, tổng mức và cơ cấu đầu tư, hình thức quản lý dự án, sản phẩm, thị trường tiêu thụ ... Những thông tin này có thể sưu tầm theo nhiều kênh thông tin nhưng thuận lợi nhất là qua Sở Kế hoạch và Đầu tư. Về tình hình tài chính, cần sưu tầm thông tin cơ bản của các doanh nghiệp có dự án đầu tư trong danh sách trên. Thông tin về tài chính được sưu tầm qua Cục thuế hoặc các Chi cục thuế. Các thông tin được sưu tầm có thể chưa phản ánh đúng và hết thực tế của các dự án đầu tư nhưng có thể là dữ liệu để xử lý thông tin phục vụ thẩm định dự án đầu tư của Chi nhánh.

- Nâng cao năng lực dự báo đặc biệt dự báo về tỷ giá, lạm phát, và các thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hưởng đến dự án; năng lực thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư và doanh nghiệp để quyết định cho vay đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả. Xây dựng các hàng rào kỹ thuật bằng hệ thống chỉ tiêu định lượng trong quản trị rủi ro, đặc biệt rủi ro tín dụng.

- Đối với những lĩnh vực quan trọng, có tác động lớn tới hiệu quả dự án, ảnh hưởng tới chất lượng cho vay, trong khi thẩm định, cần nâng cao chất lượng thẩm định quy hoạch, thị trường, bên cạnh việc căn cứ vào các ý kiến của các cơ

quan quản lý Nhà nước, cần thuê các tổ chức có chức năng, năng lực thẩm định làm một trong những căn cứ quan trọng khi quyết định cho vay. Cần phối hợp với các cơ quan như: thuế, các TCTD, đối tác của khách hàng trong việc thẩm định năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của Chủ đầu tư.

- Tăng cường công tác tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để không ngừng tìm kiếm và xây dựng các mô hình hợp lý cho mỗi loại hình kinh tế trên địa bàn bằng thực nghiệm. Việc tổng kết, đúc rút kinh nghiệm không chỉ giới hạn trong các dự án vay vốn tại NHPT mà cần mở rộng ra các dự án khác cùng loại hình. Qua đó các thành công cũng như hạn chế của từng dự án đầu tư được phân tích, đánh giá giúp cho việc tăng năng lực dự báo, năng lực thẩm định dự án đầu tư của Chi nhánh trong thẩm định cho vay các dự án về sau.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện thẩm định d án vay vốn tín dụng đầ tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình.

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định.

Thứ nhất, xây dựng một nội dung mẫu về thẩm định riêng cho từng lĩnh vự đầu tư.

Do hoạt động đặc thù của hệ thống Ngân hàng Phát triển nói chung và Ngân hàng Phát triển chi nhánh Thái Bình nói riêng phải tài trợ vốn trung và dài hạn cho các dự án phát triển mang tính chất đặc thù như dự án tàu biển, dự án mua sắm trang máy móc thiết bị phục vụ y tế, các dự án liên quan đến cứng hóa kênh mương… Tất cả các dự án này đều có những chỉ tiêu kỹ thuật khác nhau vì thời gian hình thành trang thiết bị có thể dài (vì thường phải nhập khẩu về hoặc xây lắp lớn), trong khi đó, các loại tài sản này lại có những công dụng riêng biệt, không trùng lắp với bất cứ một công trình nào. Các tài sản này thường được dùng làm chính tài sản đảm bảo với VDB chi nhánh Thái Bình, và được chi nhánh xem là nguồn trả nợ thứ hai nếu dự án hoặc doanh nghiệp không có khả năng chi trả đúng và đủ lãi/gốc.

Tuy nhiên, vì nguồn nhân lực của chi nhánh đa phần đi lên từ các trường đại học khối kinh tế, nên khả năng tự thẩm định các loại tài sản đảm bảo trên rất khó khăn, trong khi đó, các báo cáo của chính khách hàng thường khó có khả

năng đáp ứng yêu cầu về tính chính xác. Thêm vào đó, vì đặc thù địa lý của tỉnh Thái Bình cách khá xa với các tỉnh có nền kinh tế phát triển nên các công ty định giá tài sản độc lập ít hoạt động, vì thế nên khâu thẩm định từng loại tài sản riêng biệt rất khó khăn.

Do vậy, trong thời gian tới, điều cần thiết là VDB phải xây dựng được một khuôn mẫu đầu tư riêng biệt đối với các dự án mang tính chất đặc thù. Tại VDB Thái Bình, đa phần các hoạt động đầu tư chỉ tập trung vào cho vay với các doanh nghiệp đóng tàu, các doanh nghiệp y tế và doanh nghiệp xây dựng nên cần có bộ hồ sơ riêng biệt cho các doanh nghiệp này, liên quan đến tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật của tài sản đảm bảo nhằm phòng tránh khi thị trường biến động làm giảm giá trị tài sản đảm bảo. Thêm vào đó, chi nhánh có thể khuyến nghị với hội sở chính thuê ngoài các doanh nghiệp định giá tài sản độc lập để tiến hành thẩm định tài sản, làm giảm áp lực với CBTĐ, đồng thời có thể làm tăng tính chính xác của các khoản vay.

Thứ hai, phối hợp xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Đối với hệ thống NHTM của các nước phát triển như Anh – Mỹ hay Nhật thì xếp hạng tín dụng nội bộ không cần tiến hành mà mua dữ liệu của các công ty xếp hạng tín nhiệm nội bộ (như Fitch, Moody, S&P). Tuy nhiên, về Việt Nam, các doanh nghiệp này rất khó hoạt động do thông tin không minh bạch. Chính vì thế, bản thân từng NHTM đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

Thời điểm hiện tại, VDB chi nhánh Thái Bình vẫn chưa có được một bộ hồ sơ thống nhất hướng dẫn để chấm điểm khách hàng. Đối với mô hình quản lý rủi ro tập trung thì hội sở sẽ xây dựng chương trình, chi nhánh sẽ gửi hồ sơ lên để hệ thống máy tính chấm điểm và trả lời kết quả. Do vậy, khuyến nghị với hội sở chính thành lập hệ thống xếp hạng như sau.

Thứ nhất, hệ thống chấm điểm dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Thường thì các chỉ tiêu tài chính sẽ bao gồm 4 nhóm chỉ tiêu là (1) Chỉ tiêu thanh toán; (2) chỉ tiêu đòn bẩy tài chính – trong hoạt động thẩm định thì chi nhánh dùng với cụm từ chỉ tiêu đòn cân nợ; (3) chỉ tiêu khả năng sinh lời và

(4) chỉ tiêu hoạt động. Chi nhánh đã được hướng dẫn chấm điểm về 4 chỉ tiêu này, nhưng thời điểm hiện tại không hướng dẫn chấm điểm với tỷ trong bao nhiêu. Cùng với đó, các chỉ tiêu phi tài chính (vốn chiếm khoảng 70% tỉ trọng điểm với các NHTM) lại chưa được đề cập đến khi thẩm định. Chính vì thế, cần phải bổ sung ngay các chỉ tiêu này để thẩm định. Khi bổ sung, có thể chú trọng đến các chỉ tiêu như (1) Ngành nghề của dự án đầu tư. Với những dự án có nhiều ngành nghề thì lấy ngành nghề mang lại doanh thu cao nhất của dự án. (2) Sức phát triển của ngành nghề. Việc thẩm định dựa trên báo cáo của Tổng cục thống kê. (3) Khả năng quản lý của Lãnh đạo – dựa trên số năm làm lãnh đạo của người đứng đầu; (4) Trình độ của nhà quản lý – dựa trên bằng cấp của người đứng đầu; (5) mối quan hệ của doanh nghiệp vay vốn với ngân hàng – thường sẽ tra trên CIC. Nếu quá hạn thì sẽ bị chấm thấp đi… Dựa trên các nhóm chỉ tiêu này, hội sở chính sẽ cho điểm từng phần với một tỉ trọng nhất định. Từ đó tính ra điểm số phù hợp. Tuy nhiên, đây chỉ là kiến nghị của chi nhánh với hội sở chính, vì thế nên tác giả không đưa ra tỉ trọng điểm cụ thể.

Thứ hai, sử dụng các mô hình hồi quy trong kinh tế lượng để xếp hạng tín dụng với các chỉ tiêu tài chính. Một số mô hình thường đề cập là mô hình điểm số Z (và các mô hình hiệu chỉnh), mô hình Logistic và mô hình Probit, mô hình Linear Discriminance. Các mô hình này có ưu điểm là tận dụng được sẵn số liệu mà chi nhánh lưu trữ trong nhiều năm, kết hợp với dữ liệu mảng để đưa ra một mô hình xếp hạng với biến giả là khả năng trả nợ của khách hàng, được phân loại từ 0 đến 100 điểm, hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn phân loại của Basel 2 và của chính chi nhánh thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, mô hình này có một nhược điểm là không dự tính được các chỉ tiêu phi tài chính.

Để làm điều này, trước hết cần phải hoàn thiện mô hình tổ chức và nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhanh thái bình (Trang 104 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)