Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam –Ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhanh thái bình (Trang 50 - 55)

Chi nhánh Thái Bình giai đoạn 2014-2016

Trong giai đoạn 2014-2016, Chi nhánh NHPT Thái Bình đã chủ động bám sát các chỉ đạo điều hành của Tổng giám đốc VDB, định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình để tổ chức, triển khai và thực hiện nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, phấn đấu. Hoạt động của Chi nhánh NHPT Thái Bình góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương, tăng số lượng việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Công tác huy động vốn:

VDB với đặc thù hoạt động như trên nên chỉ huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện TDĐT phát triển của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.

Mặc dù VDB không giao kế hoạch huy động vốn cho Chi nhánh song Chi nhánh vẫn chủ động liên hệ với các khách hàng truyền thống và tranh thủ sự hợp tác của các tổ chức, đơn vị kinh tế khác có liên quan trên địa bàn tỉnh để duy trì và phát triển số dư, duy trì được nguồn huy động tiền gửi không kì hạn chủ yếu từ nguồn bảo hành công trình của các dự án cấp phát vốn ngân sách do KBNN tỉnh chuyển sang. Qua đó đóng góp nguồn vốn huy động hàng năm vào việc cân đối nguồn vốn của VDB.

Bảng 2.1: T nh h nh h y động vốn của Chi nhánh NHPT Thái B nh giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm So Sánh 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 GT GT GT +/- % +/- % 13.270 25.368 21.045 12.098 91,16 - 4.323 - 17,04

(Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Bình giai đoạn 2014-2016)

- Công tác Tín dụng đầu tư:

Chi nhánh đã tích cực chủ động bám sát hoạt động của địa phương và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình để tìm kiếm các dự án có hiệu quả thuộc đối tượng vay vốn của VDB để báo cáo hội sở chính xem xét và quyết định cho vay. Đến nay, Chi nhánh đang quản lý cho vay 49 dự án TDĐT (Trong đó bao gồm các dự án về Hoạt động quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế chuyên ngành, Vận tải hàng hóa ven biển, Sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh, Sản xuất sợi, Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác …) với số vốn vay theo HĐTD là 3.624.528 triệu đồng, số vốn giải ngân là 3.245.394 triệu đồng.

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016, Chi nhánh đã tiếp nhận và thẩm định 06 dự án, chấp thuận cho vay 01 dự án với tổng giá trị Hợp đồng tín dụng đã ký là 120.000 triệu đồng. Trong năm 2016, Chi nhánh đã giải ngân cho 03 dự án với tổng số vốn giải ngân là 149.200 triệu đồng, đáp ứng theo yêu cầu tiến độ của các khách hàng. Một số lĩnh vực Chi nhánh tập trung đầu tư những năm vừa qua là lĩnh vực đầu tư phát triển các kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, hỗ trợ địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Ngoài ra, công tác thu nợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh trong giai đoạn 2014-2016 được Chi nhánh coi là nhiệm vụ trọng tâm. Xác định được điều đó, ngay từ đầu các năm, Chi nhánh đã tích cực và chủ động đề ra nhiều biện pháp, tập trung bám sát các chủ đầu tư, đôn đốc thu nợ thu lãi theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký, thành lập các tổ công tác thu hồi nợ để chuyên

trách theo dõi, phân loại nợ, tìm biện pháp đôn đốc thu hồi nợ phù hợp với từng loại dự án, từng khách hàng riêng biệt. Đồng thời tăng cường trách nhiệm của từng cán bộ trong công tác cho vay, thu nợ, gắn kết quả hoàn thành nhiệm vụ với công tác thi đua, khen thưởng.

Bảng 2.2: T nh h nh cho vay, th nợ của Chi nhánh NHPT Thái B nh giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So Sánh 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 GT % GT % GT % +/- % +/- % 1. Doanh số cho vay 154.418 100 202.855 100 149.200 100 48.437 31,36 - 53.655 - 34,74 - Doanh nghiệp Nhà nước, TCNN 150.000 97,13 150.000 73,94 125.000 83,78 0 0 - 25.000 - 16,66 - Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 4.418 2,87 52.855 26,06 24.200 16,22 48,437 1.096,4 - 28.655 - 54,21 2. Doanh số thu nợ gốc 126.096 100 67.059 100 377.647 100 - 59.037 - 46,81 310.588 463,16 - Doanh nghiệp Nhà nước, TCNN 96.579 76,59 20.000 29,82 320.200 84,79 - 76.579 - 79,29 300.200 1.501 - Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 29.517 23,41 47.059 70,18 57.447 15,21 17.542 59,43 10.388 22,07 3. Doanh số dư nợ 2.518.645 100 2.654.141 100 2.425.695 100 135.496 5,38 - 228.446 - 8,61 - Doanh nghiệp Nhà nước, TCNN 606.221 24,07 736.221 27,74 541.021 22,31 130.000 21,44 - 195.200 - 26,51 - Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 1.912.424 75,93 1.917.920 72,26 1.884.674 77,69 5.496 0,29 - 33.246 - 1,73

- Công tác cho vay lại ODA:

Doanh số giải ngân vốn ODA các năm Chi nhánh hoàn thành 100% kế hoạch được giao. Các dự án vay vốn ODA trước đây giải ngân chủ yếu qua NHPT thì nay một số NHTM lớn có uy tín cũng đã được chính phủ cho phép quản lý, cho vay đối với nguồn vốn này. Vì vậy, có sự cạnh tranh trong việc cho vay vốn ODA giữa các ngân hàng. Việc giải ngân vốn vay của Chi nhánh luôn đảm bảo đúng mục đích sử dụng theo các Hợp đồng tín dụng, các biên bản thoả thuận đã ký, thực hiện kiểm tra trước và sau giải ngân theo đúng quy định của NHPT.

- Công tác hỗ trợ sau đầu tư:

Đối với nghiệp vụ hỗ trợ sau đầu tư của Chi nhánh trong năm 2014 mặc dù Chi nhánh đã có nhiều giải pháp và chính sách hỗ trợ nhưng do các nguyên khách quan nên Chi nhánh không hoàn thành kế hoạch được giao. Đến năm 2015 và 2016 Chi nhánh chưa được VDB bố trí kế hoạch nên chưa thực hiện cấp HTSĐT cho các dự án.

2.2.Th c trạng thẩm định d án vay vốn tín dụng đầ tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình.

2.2.1.Thực trạng hệ thống văn bản về cho vay vốn Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Hiện nay, hoạt động cho vay vốn Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện theo Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ bao gồm:

- Đối tượng cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước là khách hàng có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ.

- Mức vốn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tối đa đối với mỗi dự án bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động). Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của VDB (bao gồm cả tín dụng đầu tư của Nhà nước) tính trên vốn tự có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không được vượt quá

15% đối với một khách hàng, không được vượt quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm. Riêng các dự án đầu tư thuộc nhóm A thời hạn cho vay vốn tối đa là 15 năm. Đối với các dự án đặc biệt cần phải cho vay vượt quá thời hạn cho vay tối đa quy định, VDB thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng mức lãi suất bình quân gia quyền của các mức lãi suất trúng thầu trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Chính phủ bảo lãnh kỳ hạn 05 năm trong thời gian 01 năm trước thời điểm công bố lãi suất theo quy định tại Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ này cộng (+) tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động và dự phòng rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ chi phí quản lý ổn định trong thời kỳ 03 năm, đảm bảo cho VDB đủ nguồn kinh phí hoạt động và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Trường hợp có biến động lớn, VDB báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động phù hợp. Định kỳ vào ngày cuối cùng của quý, căn cứ nguyên tắc xác định lãi suất, VDB xác định và công bố mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước. Mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với mỗi dự án được áp dụng cho toàn bộ dư nợ của dự án từ thời điểm điều chỉnh.

- VDB cho vay và thu nợ bằng đồng Việt Nam (VNĐ). Đối với các dự án ODA, dự án cho vay từ nguồn vốn vay nước ngoài, VDB được cho vay và thu hồi nợ bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về cơ chế cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình tiến hành thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư còn căn cứ vào các văn bản pháp lý sau:

- Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. - Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12

- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm; Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 27/3/2010 của Chính phủ về Đăng ký giao dịch bảo đảm; Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư Công.

- Văn bản số 1771/NHPT-TĐ ngày 24/7/2017 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam về việc hướng dẫn công tác thẩm định cho vay vốn TDĐT của Nhà nước.

- Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 03/9/2015 của Thủ tưởng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

- Quyết định số 146/QĐ-HĐQT ngày 15/5/2017 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

- Quyết định số 368/QĐ-NHPT ngày 17/7/2017 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam về việc ban hành quy trình cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhanh thái bình (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)