7. Kết cấu của luận văn
1.1.2. Doanhnghiệp nhỏ và vừa
1.1.2.1. Khái niệm
Ở Việt Nam, sự hình thành quan niệm và các cách xác định DNVVN rất khác nhau qua các thời kỳ phát triển của đất nƣớc. Trƣớc năm 1998, Việt Nam chƣa có văn bản pháp luật chính thức nào quy định tiêu chí cụ thể của DNVVN, do đó, mỗi tổ chức, địa phƣơng đƣa ra một quan niệm riêng về DNVVN nhằm định hƣớng mục tiêu và đối tƣợng hỗ trợ của tổ chức, điạ phƣơng mình.Ngày 20/6/1998, Chính phủ ban hành Công văn số 681/1998/CP-KTN về việc định hƣớng chiến lƣợc và chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam, đã đánh dấu bƣớc khởi đầu trong quá trình thống nhất quan niệm về DNVVN ở Việt Nam.Năm 1999, sự ra đời của Luật doanh nghiệp và các luật thuế, với các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi doanh nghiệp, môi trƣờng kinh doanh đƣợc cải thiện đáng kể, các DNVVN ở Việt Nam đã có sự phát triển mạnh về số lƣợng và có những chuyển biến đột phá.
Để phù hợp với xu thế mới, ngày 23/11/2001 Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP nhằm trợ giúp phát triển DNVVN. Theo đó, khái niệm về DNVVN đƣợc áp dụng thống nhất nhƣ sau: DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa dựa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc là số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên)
Ngày 12/6/2017 Quốc hội đã ban hành Luật hỗ trợ DNVVN, theo đó, luật quy định DNVVN là doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội không quá 200 ngƣời, có tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc doanh thu năm trƣớc liền kề không quá 300 tỷ đồng. Đến tháng 3 năm 2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định 39/2018/NĐ-CP về hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật hỗ trợ DNVVN quy định rõ các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp siêu nhỏ.
Theo đó, doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 ngƣời và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng; doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 ngƣời và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng; doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực này có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 ngƣời và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân không quá 200 ngƣời và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 ngƣời và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.
Nhƣ vậy, có thể nếu khái quát khái niệm DNVVN là doanh nghiệp có quy mô được giới hạn bởi các tiêu thức lao động, vốn hoặc giá trị tài sản hoặc doanh thu tùy theo quy định của mỗi quốc gia.
Việc sử dụng các tiêu thức để nhận diện DNVVN ở các quốc gia cũng có một số điểm khác nhau, thể hiện ở số lƣợng các tiêu thức và việc lƣợng hóa các tiêu thức ở mỗi nƣớc, do vậy khái niệm DNVVN là mang tính tƣơng đối, thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội của mỗi nƣớc và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vào đặc điểm phát triển của mỗi loại ngành, nghề.
1.1.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thứ nhất,DNVVN có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và tiềm lực tài chính nhỏ. Với lƣợng vốn đầu tƣ giới hạn và số lƣợng lao động tối đa là 300 ngƣời thì quy mô của doanh nghiệp là tƣơng đối nhỏ. Điều này mang lại một số lợi thế cho DNVVN nhƣ khả năng dễ thành lập, dễ gia nhập thị trƣờng, khả năng thu hồi vốn nhanh. Những lợi thế này đã tạo điều kiện cho các DNVVN phát triển trong nhiều ngành nghề, trên nhiều địa bàn, lấp vào các khoảng trống mà các doanh nghiệp lớn để lại.
Tuy nhiên, do quy mô vốn nhỏ nên DNVVN bị hạn chế trong khả năng tiến hành đầu tƣ vào mặt bằng, nhà xƣởng, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu. Các DNVVN thƣờng không đạt đƣợc lợi thế về quy mô nhƣ các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, quy mô nhỏ và vấn đề minh bạch thông tin hạn chế cũng khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận với các nhà đầu tƣ để huy động vốn từ các ngân hàng cũng nhƣ từ thị trƣờng chứng khoán. Vì vậy, các DNVVN phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn phi chính thức, chiếm dụng từ đối tác và lợi nhuận giữ lại. Đối với các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nguồn tài trợ này cũng không phải lúc nào cũng đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp do hạn chế về thủ tục vay vốn đối với ngân hàng, phƣơng án sản xuất kinh doanh chƣa hoàn thiện, tài sản bảo đảm chƣa đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn của ngân hàng…
Thứ hai, loại hình doanh nghiệp và ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh phong phú. DNVVN hoạt động dƣới nhiều loại hình doanh nghiệp nhƣ hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Nhờ quy mô nhỏ, có khả năng tập dụng đƣợc nguồn lao động và nguyên vật liệu tại trong địa phƣơng, dễ dàng đáp ứng đƣợc những thay đổi trong nhu cầu của thị trƣờng nên DNVVN phát triển nhanh chóng, là nhân tố đóng góp vào ổn định đời sống xã hội, thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế.
Thứ ba, chiến lƣợc sản xuất kinh doanh, trình độ khoa học kỹ thuật và năng lực cạnh tranh hạn chế. Nhiều DNVVN thiếu một chiến lƣợc kinh doanh rõ ràng, phù hợp với sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp mà đa phần chỉ xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tính tạm thời, ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu biến động của thị trƣờng. Do đó, DNVVN thƣờng có xu hƣớng đi chệch ra sứ mệnh và mục tiêu đề ra ban đầu và thiếu sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật thay đổi nhanh chóng, đầu tƣ vào khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm chi phí trở thành điều kiện cốt lõi để giúp bất kỳ một doanh nghiệp nào nâng cao năng lực cạnh tranh. Đối với DNVVN, do quy mô vốn bị hạn chế nên việc đầu tƣ nâng cấp, đổi mới các máy móc thiết bị, quy trình sản xuất thƣờng không đƣợc thƣờng xuyên nên dẫn tới xu hƣớng rơi vào tình trạng công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém. Hệ quả là các DNVVN thƣờng sử dụng công nghệ lạc hậu, chi phí sản xuất cao, thiếu kinh nghiệm và trình độ trong nắm bắt thông tin thị trƣờng cũng nhƣ marketing sản phẩm, dịch vụ.
Thứ tư, hoạt động của DNVVN phụ thuộc vào biến động của môi trƣờng kinh doanh. Quy mô vốn thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh mang nặng tính thời vụ, thiếu chiến lƣợc kinh doanh dài hạn, nguồn vốn thiếu đa dạng dẫn đến mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và tính ổn định của DNVVN tƣơng đối thấp. Chính vì vậy, những thay đổi trong môi trƣờng kinh tế vĩ mô và môi trƣờng kinh doanh thƣờng có những ảnh hƣởng đáng kể đến hoạt động của DNVVN. Tuy vậy, với quy mô nhỏ, DNVVN cũng có những lợi thế nhất định khi dễ dàng chuyển hƣớng kinh doanh sản xuất, tăng giảm lao động, thậm chí di chuyển địa điểm sản xuất dễ dàng hơn các doanh nghiệp lớn.
Thứ năm, bộ máy điều hành gọn nhẹ, có tính linh hoạt cao những năng lực quản trị chƣa cao. Với số lƣợng lao động không nhiều, cơ cấu tổ chức sản xuất cũng nhƣ bộ máy quản lý trong các DNVVN tƣơng đối gọn, không có
quá nhiều các khâu trung gian. Điều này làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; các quyết định, các chỉ tiêu…đến với ngƣời lao động một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp. Áp dụng mô hình quản lý trực tiếp nên các quyết định thƣờng đựa đƣợc đƣa ra nhanh chóng, nhạy bén với những thay đổi trong môi trƣờng kinh doanh.
Tuy nhiên, việc đƣa ra các quyết định nhanh chóng kết hợp với việc thiếu nghiên cứu tình hình thị trƣờng thƣờng dẫn tới rủi ro cho doanh nghiệp khi các quyết định đƣa ra thiếu tính chuẩn xác. Đây là hạn chế xuất phát từ thực tế một bộ phận ban lãnh đạo DNVVN ít đƣợc đào tạo qua các trƣờng lớp chính quy, thiếu những kiến thức cơ bản về tài chính, luật pháp, quản trị kinh doanh…