7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Nội dung quảnlý thuế giá trị gia tăng đốivới doanhnghiệp vừa và
Theo Luật quản lý thuế quy định, nội dung công tác quản lý thuế nói chung, quản lý thuế GTGT đối với DNVVN tại Chi cục thuế nói riêng bao gồm các khâu chính nhƣ sau:
1.2.3.1. Tuyên truyền và hỗ trợ NNT
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT là một chức năng quan trọng nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của NNT nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung, giảm bớt các sai phạm không cố ý của NNT, nâng cao hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng trong nền kinh tế thị trƣờng. Nói cách khác, công tác tuyên truyền hỗ trợ là cầu nối giữa cơ quan thuế và NNT, nó đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức nhƣ đối thoại, tập huấn, giải đáp vƣớng mắc qua điện thoại hoặc email…
1.2.3.2. Đăng ký thuế, kê khai và nộp thuế
Đăng ký thuế là việc NNT kê khai những thông tin của NNT theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với nhà nƣớc theo các quy định của pháp luật. Đăng ký thuế là nội dung đầu tiên của quy trình quản lý thuế. Thông qua hoạt động này, cơ quan thuế sẽ nắm bắt đƣợc những thông tin ban đầu cảu đối tƣợng nộp thuế và từ đó tiến hành những hoạt động quản lý cụ thể. Trong thời gian sớm nhất đối tƣợng đăng lý thuế sẽ nhận đƣợc giấy chứng nhận đăng ký thuế có mã số thuế riêng. NNT phải sử dụng mã số thuế để thực hiện các thủ tục kê khai và nộp thuế với cơ quan thuế, cơ quan hải quan. NNT có trách nhiệm khai báo thông tin thay đổi của mình cho cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế. Cơ quan thuế sử dụng mã số thuế để quản lý NNT và ghi mã số thuế trên mọi giấy tờ giao dịch với NNT.
Theo cơ chế tự tính – tự khai – tự nộp nhƣ hiện nay thì việc tính thuế là do đối tƣợng nộp thuế thực hiện, bên cạnh đó cơ quan thuế sẽ áp dụng ấn định thuế cho những đối tƣợng nhất định. Tiền thuế có thể nộp tại Kho bạc nhà nƣớc, tại cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế, thông qua ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật. Việc kê khai nộp thuế tại Việt Nam hiện nay gần nhƣ đạt 100% kê khai nộp thuế qua mạng, điều này đã giúp giảm bớt nhân lực của ngành thuế và cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm thiểu thời gian giao dịch trực tiếp với cơ quan thuế.
1.2.3.3. Xử lý hoàn thuế
Đối tƣợng đƣợc hoàn thuế phải lập hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan thuế. Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế sẽ ra quyết định hoàn thuế hoặc thông báo lý do không hoàn thuế. Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trƣớc kiểm tra sau thì thời gian ra quyết định của cơ quan quản lý thuế sẽ nhanh hơn đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trƣớc hoàn thuế sau. Hoàn thuế thực chất là trả lại cho đối tƣợng nộp thuế phần tiền thuế họ đã nộp nên xử lý việc càng nhanh càng tốt. Cơ quan thuế một mặt phải rút ngắn các thủ tục hành chính để đảm bảo hoàn thuế nhanh chóng cho NNT, một mặt phải đƣa ra các phƣơng pháp thu thuế thích hợp để thu hẹp khoảng cách giữa số thuế đã nộp và số thuế thực chất phải nộp. Xử lý hoàn thuế cũng tiêu tốn một nguồn lực đáng kể của cơ quan thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ, phân loại hồ sơ, đặc biệt nếu hồ sơ đƣợc nộp trực tiếp và xử lý truyền thống. Trƣờng hợp hồ sơ thuế đƣợc nộp thông qua giao dịch điện tử thì việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ hoàn thuế, cơ quan thuế sẽ thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử nên nhanh chóng và kịp thời hơn
1.2.3.4. Kiểm tra, thanh tra thuế
Kiểm tra, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT, nhằm đảm bảo pháp luật thuế đƣợc thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế xã hội. Kiểm tra, thanh tra thuế đƣợc thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Kiểm tra thuế đƣợc thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý thuế hoặc tại trụ sở của NNT. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan quản lý thuế đƣợc thực hiện thƣờng xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của NNT. Thanh tra thuế thƣờng đƣợc thực hiện đối với các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng. Việc thanh tra thuế đƣợc thực hiện căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm. Kế hoạch thanh tra đƣợc lập dựa trên cơ sở phân tích thông tin về NNT, từ đó phát hiện, lập danh sách NNT có dấu hiệu bất thƣờng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế để lựa chọn đối tƣợng thanh tra, kỳ thanh tra, loại thuế thuộc diện thanh tra, thời gian dự kiến tiền hành thanh tra. Ngoài ra, thanh tra thuế đƣợc thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế hoặc để giải quyết khiếu nại tố cáo.
1.2.3.5. Quản lý thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
Quản lý thu nợ thuế và cƣỡng chế nợ thuế là công việc đòi hỏi khá nhiều nguồn lực của cơ quan thuế. Đây là hoạt động của cơ quan quản lý thuế nhằm đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời số tiền thuế cho NSNN. Quản lý thu nợ thuế gồm các công việc nhƣ gửi thông báo nợ thuế, tính phạt chậm nộp, thông báo số tiền phạt chậm nộp, phân tích tình trạng nợ thuế, tổng hợp, phân loại nợ, lập kế hoạch thu nợ, thực hiện các biện pháp thu nợ, cƣỡng chế thuế, báo
cáo kết quả thu nợ. Các công việc này nếu thực hiện thủ công sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian của cơ quan thuế nên việc triển khai áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý nợ thuế là một nhu cầu khách quan
1.24. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế
1.2.4.1. Yếu tố chủ quan
Một là, năng lực chuyên môn và trình độ phẩm chất cán bộ quản lý thuế.
Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý thuế có ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT đối với DNVVN nói riêng. Bởi lẽ,cán bộ thuế là những ngƣời trực tiếp là ngƣời thực hiện, triển khai công tác quản lý thuế. Nếu cán bộ thuế có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm trong quản lý và quản lý thuế GTGT, hiểu rõ các quy định của pháp luật, từ đó có thể áp dụng đúng. Ngƣợc lại, nếu cán bộ thuế có trình độ chuyên môn không tốt, sẽ dẫn đến hiểu sai và áp dụng không đúng các quy định pháp luật về thuế trong thực tế, tạo điều kiện cho các đối tƣợng trốn thuế, lậu thuế. Mặt khác, phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới quá trình thực thi pháp luật quản lý thuế GTGT.
Hai là, hệ thống thông tin ngành thuế. Hệ thống thông tin trong quản lý đóng vai trò quan trọng trong mụctiêu giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, đảm bảo hiệu quả trong giao dịch.Việc quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT đối với DNVVN nói riêng đòi hỏi hệ thống phƣơng tiện quản lý hiện đại ở cơ quan thuế, đủ khả năng để quản lí kiểm soát hoạt động của đối tƣợng nộp thuế do vậy hệ thống thông tin ngành thuế đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý thuế. Thuế GTGT là sắc thuế có số lƣợng tờ khai phải kê khai, theo dõi quản lý lớn nhất trong các sắc thuế. Do vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng, đặc biệt là trang thiết bị tin học có ảnh hƣởng rất lớn tới hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT.
Ba là, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đội chức năng trong cơ quan thuế. Quản lý thuế GTGT là trách nhiệm của cơ quan nhànƣớc có liên quan nhƣng trách nhiệm trƣớc hết thuộc về cơ quan thuế. Mục tiêu của việc quản lý thuế GTGT đối với DNVVN là đảm bảo doanh nghiệp xác định đúng số thuế phải nộp, kê khai nộp thuế đúng thời hạn do vậy các Đội ngoài việc thực hiện chức năng riêng còn chủ động phối hợp với các đội khác trong quản lý thuế tại cơ quan.
1.2.4.2. Yếu tố khách quan
Một là, hệ thống chính sách pháp luật thuế.Hệ thống chính sách, pháp luật thuế GTGT ngày càng đƣợc hoàn thiện có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT. Hệ thốngpháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế GTGT nói riêng có đồng bộ, hoàn chỉnh, sát với thực tế, phù hợp với các quy luật khách quan của sự phát triển của xã hội, phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nƣớc ta ở mỗi thời kỳ phát triển kinh tế sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc quản lý thế GTGT từ đó tạo ra cơ sở pháp lý rõ ràng thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của mình thuận lợi hơn. Ngƣợc lại nếupháp luật còn thiếu các quy định cần thiết, còn nhiều bất cập thì không thể có hiệu quả trong công tác quản lý thuếGTGT mà nó còn làm phát sinh nhiều vƣớng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện.
Hai là, ý thức tuân thủ pháp luật của ngƣời dân. Ý thức chấp hành pháp luật của đối tƣợng nộp thuế là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo trong việc thực thi cũng nhƣ đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý thuế GTGT là ý thức pháp luật và hành vi nghiêm chỉnh chấp hành đối tƣợng nộp thuế, nếu là doanh nghiệp có ý thức pháp luật tốt và chấp hành các qui định của pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì việc quản lý thuế GTGT đƣợc đảm bảo dễ dàng và hiệu quả hơn. Điều này không những bảo vệ lợi ích cho chính doanh nghiệp mà cònhạn chế đƣợc tình trạng các đối tƣợng xấu lợi dụng kẽ hở của pháp luật để chiếm đoạt tài sản của Nhà nƣớc, làm giảm đi hiệu quả
Ba là, sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan. Sự phối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan Công an, Kiểm sát, Quản lý thị trƣờng trong việc chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, chống làm hàng giả, chống trốn lậu thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế...sẽ có tác dụng tốt trong việc phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật thuế.
1.3. Kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số địa phương và bài học cho Chi cục thuế thành phố Huế