Thứ nhất, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
Hiến pháp năm 2013 sửa đổi, bổ sung với những điểm mới quan trọng, đặc biệt là đề cao quyền con người, quy định tại chương II của Hiến pháp.
“quyền con người và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Theo đó, nội dung của
nguyên tắc bình đẳng bình đẳng trước pháp luật được quy định tại điều 16:
“Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử
trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.” [29].
Khoản 1,2,3,4 điều 11 Luật bình đẳng giới quy định bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị như sau:
Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội;
Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế cơ quan, tổ chức;
Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào
cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt,
bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo [28].
Thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là cách thức và phương pháp tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trên thực tế. Căn cứ vào các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tiến hành hình thành khung pháp lý đảm bảo thực hiện bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung có liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Xây dựng hệ thống bộ máy cơ quan thực hiện pháp luật về bình đẳng giới có trình độ chuyên môn, năng lực, am hiểu về công tác phụ nữ trong tình hình mới và bình đẳng giới trong xã hội ngày nay. Từ các quy định pháp luật, các cơ quan chuyên môn xây dựng các chương trình, hành động, các kế hoạch thực hiện, đề ra các biện pháp đảm bảo thực hiện trên thực tế. Trong lĩnh vực chính trị, việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới thể hiện ở việc đảm bảo tỷ lệ nữ tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị, cơ cấu nữ trong các cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội khác. Từ đó, nâng cao vị thế của người phụ nữ, khẳng định trình độ năng lực của cán bộ nữ quản lý, thay đổi được suy nghĩ nhận thức của một bộ phận người dân trong xã hội.
Thứ hai, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế,
lao động việc làm.
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh
trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”; “Công dân có quyền sở
hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế
khác”; Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi
làm việc” [29]. Điều 13 Luật Bình đẳng giới năm 2006 có quy định: “Nam, nữ
bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại
nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện
lao động và các điều kiện làm việc khác” [28]. Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động
2012, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã…quy định về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng người lao động nam, nữ trong các ngành nghề, tạo điều kiện để phụ nữ dễ dàng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao vị trí kinh tế của người phụ nữ trong xã hội. Như vậy, Hiến pháp, các luật và văn bản dưới luật đã tạo dựng cơ sở pháp lý về lao động việc làm cho người lao động nói chung và cho lao động nữ nói riêng nhằm hướng đến mục tiêu “Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động việc làm, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu
số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động” [35].
Thứ ba, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục
và đào tạo.
Giáo dục, đào tạo là một trong những lĩnh vực được Đảng và Nhà nước ta ưu tiên hàng đầu và không ngừng nỗ lực thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Điều 14 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định: “Nam, nữ bình đẳng
về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng”. “Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa
chọn ngành, nghề học tập, đào tạo”. “Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận
và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ”.“Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng
mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của
Chính phủ” [28]. Để thực hiện tốt hơn nội dung quy định về bình đẳng giới
với công việc để cư đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với nhu cầu công việc, nhất là phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Thứ tư, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học
và công nghệ.
Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt
động đó” [29]. Điều 15 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định: “Nam, nữ
bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ,
phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế” và
Điều 40 quy định các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ gồm: “Cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa
học, công nghệ”; “Từ chối việc tham gia của một giới trong các khoá đào tạo
về khoa học và công nghệ”. “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
pháp luật về bình đẳng giới mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy
định của pháp luật” [28]. Việc Hiến pháp, Luật Bình đẳng giới quy định nội
dung bình đẳng giới, xử lý vi phạm đối với thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đã tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các quy phạm pháp luật bảo đảm bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực có nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ [10].
Thứ năm, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá,
thông tin, thể dục, thể thao.
Hiến pháp 2013, Điều 40 có quy định: “Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ
các hoạt động đó”; “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị
văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa” [29].
lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao như sau: “Nam, nữ bình đẳng
trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao”. “Nam, nữ
bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin”[28]. Như vậy có thể thấy rằng Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao. Bình đẳng giới trong lĩnh vực thể dục, thể thao còn được lồng ghép trong Luật thể dục, thể thao với các quy định cụ thể đáp ứng các nguyên tắc bình đẳng giới, theo đó đảm bảo nam, nữ bình đẳng trong việc tham gia vào các hoạt động liên quan đến thể dục, thể thao…
Thứ sáu, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế.
Mục tiêu thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế là nhằm đảm bảo bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giảm thiểu hậu quả đối với sức khỏe là nạn nhân liên quan đến sức khỏe, tính mạng. Hiến pháp 2013, Điều 38 có quy định: “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa
bệnh.” [29]. Điều 17, Luật Bình đẳng giới 2006 quy định: “Nam, nữ bình
đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức
khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế”. “Nam, nữ bình đẳng
trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua
đường tình dục”. “Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân
tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh
con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ” [28].
Thứ bảy, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình.
Mục tiêu của Nhà nước ta là xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh nên chủ trương của Đảng và Nhà nước là kiên quyết loại bỏ sự
phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Bình đẳng giới trong gia đình là các thành viên trong gia đình có sự bình đẳng với nhau. Cụ thể là, mọi công việc trong gia đình đều được các thành viên, trước hết là vợ chồng cùng nhau chia sẻ và cùng nhau hưởng thụ thành quả từ những công việc đó mang lại; sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau của vợ, chồng, các thành viên trong gia đình đối với các hoạt động hằng ngày, tạo điều kiện cho nhau trong học tập, nâng cao trình độ, công tác, trong quan hệ gia đình, họ hàng, làng xóm, bạn bè...Nội dung thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình được thể hiện cơ bản rõ trong các quy định pháp luật như Hiến pháp 2013 quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ
quyền lợi của người mẹ và trẻ em”; “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã
hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”; “được tham gia vào các vấn đề về trẻ
em”. “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột
sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” [29]. Điều 18,
Luật Bình đẳng 2006 giới quy định: “Vợ chồng bình đẳng với nhau trong
quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình”;
“có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong
sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ, chồng và quyết định các nguồn lực
trong gia đình”; “bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ
khác liên quan đến hôn nhân và gia đình cũng như trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp, sử dụng
thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật”. “Con trai, con
gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập,
lao động, vui chơi, giải trí và phát triển” [28]. Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân
quyết định Quyết định số 72/2001/QĐ-TTG lấy ngày 28 tháng 6 làm“Ngày
gia đình Việt Nam”, đây là những cơ sở pháp lý quan trọng tạo tiền đề thực
hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực này [10].
Như vậy, quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới có một cơ sở pháp lý khá đầy đủ và toàn diện, từ việc xác lập đến bảo vệ bằng pháp luật. Pháp luật Việt Nam có những quy định riêng, nhưng đồng thời cũng rất hài hòa với pháp luật quốc tế trong việc khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ, đây là quyền quan trọng cần được bảo vệ trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử cùng với trách nhiệm quốc gia và cả cộng đồng quốc tế, vì dân chủ và sự tiến bộ của phụ nữ.
Nhìn tổng thể, nội dung bình đẳng giới đã được quy định khá chi tiết, phong phú trong các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta, đồng thời Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có chính sách bình đẳng giới tiến bộ so với nhiều quốc gia trên thế giới. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vừa tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ vươn lên, vừa đòi hỏi phụ nữ phải năng động, linh hoạt hơn trong việc nâng cao trình độ, chuyên môn, làm chủ kỹ thuật hiện đại tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuất và xây dựng xã hội, đổi mới đất nước.