2.1. Các yếu tố đặc thù của tỉnh Yên Bái có ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về bình đẳng giới pháp luật về bình đẳng giới
2.1.1. Đặc điểm địa lý - dân cư và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái Yên Bái
2.1.1.1. Đặc điểm địa lý - dân cư
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La và có vị trí chiến lược cả về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.886,28 km2
, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất đai [7].
Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính, gồm các huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình; thành phố Yên Bái; thị xã Nghĩa Lộ; với 180 xã, phường, thị trấn (có 81 xã vùng cao, đặc biệt khó khăn và hai huyện vùng cao là Trạm Tấu và Mù Cang Chải, đồng bào Mông chiếm trên 80%, nằm trong 62 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước) [7].
Dân số toàn tỉnh gần 79 vạn người, mật độ dân số trung bình 115 người/1 km2
(tỷ lệ dân số khu vực nông thôn chiếm trên 79%); toàn tỉnh có trên 30 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 56,24% dân số toàn tỉnh chủ yếu có 4 dân tộc chính là Kinh, Tày, Thái, Mông, sống tập trung ở các huyện miền núi của tỉnh; người dân sống ở
nhiều vùng khác nhau, nên có nhiều bản sắc dân tộc khác nhau, phong tục tập quán khác nhau. Cùng với phát triển văn hóa, luôn quan tâm và giữ gìn, phát huy các bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, loại bỏ các yếu tố văn hóa lạc hậu, phong tục lạc hậu. Ở các vùng nông thôn phụ nữ được tiếp cận với thông tin khác với phụ nữ ở thành thị, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn, phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với việc làm và các dịch vụ khác, trụ cột gia đình vẫn là nam giới, đa số quyền quyết định vẫn là nam giới, cho nên việc bất bình đẳng giới có sự khác biệt giữa sự phân bổ dân cư ở thành thị và nông thôn [7].
Với điều kiện tự nhiên và tình hình phân bổ dân cư như trên, đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới tại địa phương trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức; tạo việc làm ổn định, xây dựng cơ sở vật chất đảm đảm thực hiện có hiệu quả pháp luật về bình đẳng giới.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã từng bước phát triển, đạt được những thành tựu quan trọng, có tác động tích cực đến công tác bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh.
Về kinh tế: Tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh luôn ở mức cao (giai đoạn 2011-2015 đạt trung bình 11,33%/năm), thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 29 triệu đồng gấp hơn 2 lần so với năm 2011; sản xuất nông nghiệp có bước phát triển khá hết năm 2017, tổng sản lượng lương thực đạt trên 305.943 tấn; toàn tỉnh có 15 xã đạt nông thôn mới; kinh tế công nghiệp có bước phát triển đột phá, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 ước đạt trên 9000 tỷ đồng; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2017 ước đạt 2.494 tỷ đồng [7].
Kinh tế phát triển kéo theo mọi mặt của đời sống xã hội chuyển biến rõ nét. Các công trình hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, trường học, thủy
lợi, nhà văn hóa, điện lưới được quan tâm đầu tư...Năm 2014 tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai hoàn thành đưa vào sử dụng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của tỉnh Yên bái.
Về xã hội: Giáo dục đào tạo có chuyển biến tích cực, tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở 180/180 xã, phường, thị trấn và 9/9 huyện, thị xã, thành phố, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; sự nghiệp văn hóa, thông tin, báo chí, thể dục, thể thao chuyển biến tích cực; chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ em có tiến bộ; giải quyết việc làm, giảm nghèo, thực hiện chính sách giảm nghèo, thực hiện chính sách đối với người có công và an sinh xã hội đạt nhiều kết quả; quốc phòng, an ninh được củng cố tăng cường, đảm bảo an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội; chất lượng hoạt động của chính quyền được nâng lên, vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được phát huy; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt kết quả quan trọng. Mặc dù vậy, Yên Bái vẫn là tỉnh miền núi nghèo, còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao (năm 2016 là 26,97%); điểm xuất phát của nền kinh tế thấp; cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế; nguồn thu ngân sách hạn hẹp, phát triển kinh tế còn chưa xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn thấp và không đồng đều; người dân địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều phong tục, tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ, ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai công tác bình đẳng giới [7].
Với kết quả đạt được về kinh tế - xã hội nêu trên đã tạo các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên một số nội dung nhất định về lao động, việc làm, tăng thu nhập, đầu tư có sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số….
Như vậy, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới muốn đạt hiệu quả thì phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và phản ánh đúng đắn nhu cầu xã hội của địa phương, đặc biệt là các mục tiêu về bình đẳng giới. Đối với tỉnh Yên Bái, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có những điểm đặc thù đòi hỏi cấp ủy, chính quyền phải giải quyết hài hòa trong quá trình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên các khía cạnh: xác định nội dung thực hiện sáng tạo, phù hợp; đa dạng hóa các hình thức, phương pháp thực hiện; xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp; xác định cách thức, lộ trình thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới phù hợp…
2.1.2. Chủ trương, kế hoạch triển khai thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Thực hiện Luật Bình đẳng giới, trong giai đoạn từ 2007 - 2017, tỉnh Yên Bái đã ban hành trên 20 chương trình, kế hoạch liên quan đến công tác chỉ đạo triển khai công tác bình đẳng giới. Nổi bật là Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Chương trình hành động số 36-CTr/TU, ngày 06/11/2007 của Tỉnh ủy Yên Bái về việc thực hiện Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 6/7/2011 về thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015.
Kế hoạch 36/KH-UBND của tỉnh Yên Bái ngày 21 tháng 3 năm 2014 về thực hiện công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Yên Bái năm 2014.
Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 21/12/2016 về thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020.
trình hành động quốc gia bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016- 2020.
Kế hoạch số 194/KH-UBND ngày 22/12/2016 về thực hiện Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Các sở ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã tích cực tham mưu ban hành trên 210 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề án, hoạt động góp phần thực hiện Luật Bình đẳng giới.
Các cơ quan truyền thông như Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác bình đẳng giới dưới nhiều hình thức như: cấp tỉnh viết và đưa trên 1.100 tin, bài, phóng sự, gần 10.000 tờ rơi, một số tác phẩm được lựa chọn để biên dịch sang tiếng Dao, tiếng Thái, tiếng Mông phát trên Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, duy trì chuyên mục “Đời sống và Pháp luật” trên Báo Yên Bái, “Nhà nước và Pháp luật” trên Đài Phát thanh và truyền hình; ở cấp huyện viết trên 3.500 tin, bài về bình đẳng giới phát trên sóng truyền thanh của huyện; thẩm định cấp 15 giấy phép không kinh doanh tuyên truyền về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ. Cơ quan thường trực Ban VSTBPN tỉnh đã phối hợp với cơ quan liên quan và UBND các huyện, thị xã tổ chức trên 250 lớp tập huấn cho trên 13.181 lượt cán bộ quản lý và cán bộ liên quan đến công tác bình đẳng giới, qua đó đã quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác bình đẳng giới [3].
Cùng với đó, các ngành thành viên Ban VSTBPN tỉnh đều phân công một chuyên viên tham gia tổ giúp việc Ban VSTBPN của tỉnh. Một số sở, ngành thành lập Ban VSTBPN trực thuộc như: Công an, Quân đội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Tư pháp, LĐ - TB&XH... do lãnh đạo sở, ngành làm Trưởng ban.
Ban VSTBPN tỉnh đã cử các đồng chí làm công tác bình đẳng giới đi dự khoảng 12 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về bình đẳng giới do Trung ương tổ chức tại Hà Nội; thành lập và bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giảng viên nguồn nòng cốt cấp tỉnh. Tại tỉnh Yên Bái cũng đã tổ chức khoảng 30 lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới của các ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện, cán bộ ngành LĐTB&XH từ tỉnh đến xã và đại biểu nữ tham gia ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp [3].
Hàng năm, cơ quan thường trực Ban VSTBPN cấp tỉnh, huyện đã mời các ngành thành viên phối hợp tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác bình đẳng giới; trong các năm qua có khoảng 25% trong tổng số đơn vị được kiểm tra, giám sát về thực hiện công tác bình đẳng giới tại cấp huyện và các xã, phường, thị trấn. Công tác kiểm tra, giám sát đã kịp thời chỉ ra những yếu kém, tồn tại cần phải sớm khắc phục trong quá trình thực hiện công tác bình đẳng giới ở cơ sở.
Việc thanh tra công tác bình đẳng giới được lồng ghép thường xuyên hàng năm; trong thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật về lao động, y tế, giáo dục và đào tạo tại các đơn vị, doanh nghiệp. Thanh tra Sở LĐTB&XH thực hiện thanh tra chuyên đề về bình đẳng giới năm 2015, 2017 tại 6 huyện, thị xã, thành phố.
Bên cạnh đó, việc đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo, đánh giá cán bộ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo quy định chung của các cấp ủy Đảng và các quy định của pháp luật về bình đẳng giới. Yếu tố cán bộ nữ luôn được xem xét, đảm bảo tỷ lệ, cơ cấu; ưu tiên trong giới thiệu quy hoạch, bổ nhiệm và đào tạo của các cơ quan, đơn vị các cấp.
Tại các cơ quan, đơn vị các cấp cán bộ nữ được khuyến khích chủ động tham gia vào các hoạt động chung, các phong trào thi đua, nhân đạo; được ưu tiên để thể hiện năng lực công tác, khẳng định bản thân và thực tế đã đóng
góp công sức rất quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ của tập thể. Nhiều cơ quan đơn vị có đông người lao động nữ đều thành lập Ban VSTBPN để chỉ đạo triển khai các hoạt động bình đẳng giới.
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong một số lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Yên Bái
2.2.1. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế và phối hợp thực hiện pháp luật về bình đẳng giới
Sau khi triển khai Luật Bình đẳng giới năm 2016, Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng bộ máy thực hiện công tác bình đẳng giới và Ban VSTBPN từ cấp tỉnh cho đến cấp xã, phường. Đối với cấp tỉnh, lực lượng thực hiện công tác bình đẳng giới và công tác phụ nữ được bố trí với sự tham gia của các sở, ban ngành cấp tỉnh gồm 27 thành viên, trong đó đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách Văn hóa - xã hội làm Trưởng ban, Giám đốc Sở LĐ - TB&XH làm Phó trưởng ban thường trực, Giám đốc Sở Nội vụ làm Phó trưởng ban, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh làm Phó trưởng ban, Giám đốc Sở Tài chính làm Phó trưởng ban. Các thành viên gồm có: Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo, Phó Giám đốc Đài phát thanh truyền hình, Phó Giám đốc Sở thông tin và truyền thông, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Phó giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân, Phó Bí thư tỉnh Đoàn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phó giám đốc Công an tỉnh, Phó trưởng ban dân tộc, Phó Cục trưởng Cục thống kê, Phó Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội.
Ban VSTBPN tỉnh Yên Bái làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chế độ hội họp tổ chức 6 tháng/lần để thông qua chương trình công tác, đánh giá kết quả
hoạt động của Ban, của các thành viên và bàn các giải pháp để triển khai, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của Ban. Các thành viên của Ban có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Ban về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Định kỳ hoặc đột xuất, Ban báo cáo kết quả thực hiện các chương trình hành động và công tác của Ban với UBND tỉnh và Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Ban VSTBPN tỉnh Yên Bái có các nhiệm vụ như: Nghiên cứu, đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh về phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề liên ngành liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ, về công tác cán bộ nữ trong tỉnh; Giúp Chủ tịch UBND tỉnh về việc phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, các đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã trong việc tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ trong tỉnh; Giúp Chủ tịch UBND tỉnh đôn đốc các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, các đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã trong việc phối hợp thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ trong tỉnh;