Yếu tố pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 44 - 45)

Bản thân pháp luật sinh ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội, là cơ sở để các chủ thể thực hiện pháp luật. Song chính các mặt, các khía cạnh khác nhau của chuẩn mực pháp luật cũng ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thực hiện pháp luật. Người dân thực hiện pháp luật tốt hơn với một hệ thống pháp luật toàn diện, đồng bộ và phù hợp. Vì vậy, yếu tố pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng mang tính quyết định đến việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.

Yếu tố pháp luật ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng giới ở các nội dung cụ thể như: chất lượng của pháp luật thực định, hiệu quả áp dụng đối với bình đẳng giới; nhận thức và hiểu biết pháp luật của xã hội và của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, gia đình và cá nhân. Chất lượng của pháp luật thực định, hiệu quả áp dụng đối với bình đẳng giới là yếu tố đảm bảo đầu tiên để thực hiện pháp luật, bởi lẽ pháp luật có chất lượng thấp sẽ rất khó khăn để đưa pháp luật vào cuộc sống, hiệu quả đem lại không cao, tính thực thi trên thực tế sẽ không được đảm bảo. Muốn thực hiện pháp luật tốt, điều quan trọng nhất là phải có được hệ thống pháp luật có chất lượng, nếu không sẽ rất khó trong tổ chức thực hiện. Nhận thức và hiểu biết pháp luật bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị của xã hội, của cơ quan nhà nước và

các tổ chức chính trị - xã hội, gia đình và cá nhân là bảo đảm quan trọng trong thực hiện pháp luật bình đẳng giới. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đòi hỏi pháp luật về bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực phải được các chủ thể, đặc biệt là cơ quan, cán bộ, công chức và cá nhân liên quan thực thi nghiêm chỉnh, thống nhất. Nhận thức pháp luật bao gồm hiểu biết kiến thức cơ bản về pháp luật về bình đẳng giới; các nguyên tắc mang tính mệnh lệnh, nghiêm cấm hoặc khuyến khích được làm của pháp luật. Việc hình thành kiến thức cơ bản về pháp luật giúp cho các chủ thể có sự hiểu biết nhất định, có lòng tin đối với pháp luật, tự giác điều chỉnh hành vi, xử sự của mình trong các quan hệ xã hội; thấy được pháp luật là công cụ có hiệu lực sắc bén trực tiếp bảo vệ quyền lợi của họ. Hình thành các thiết chế thực hiện pháp luật bình đẳng giới, hỗ trợ các chủ thể thực hiện pháp luật là bảo đảm về tổ chức thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)