bình đẳng giới phải phản ánh đúng đắn nhu cầu xã hội và sát với yêu cầu thực tiễn
Chính sách pháp luật về bình đẳng giới muốn đi vào đời sống, trở thành hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể thì phải khách quan, phản ánh đúng nhu cầu của xã hội.
Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới không thể tách ra khỏi việc hoàn thiện hệ thống pháp luật chung. Việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới đòi hỏi phải chú trọng mối quan hệ giữa nội dung các quy định của pháp luật với cơ chế pháp lý nhằm bảo đảm nội dung đó được thực hiện trong thực tế. Nội dung của pháp luật về bình đẳng giới phải được thể chế hóa đầy đủ chủ trương và chính sách của Đảng đối với việc phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội, thể hiện đầy đủ các quyền chính trị của phụ nữ. Cùng với nội dung của pháp luật, cơ chế pháp lý cũng phải bảo đảm chuyển tải những nội dung trên bởi các quy định, thủ tục đơn giản, thuận tiện và thể hiện được nguyên tắc bình đẳng và dân chủ của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật bình đẳng giới đồng thời phải sát và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, phản ánh đúng đắn nhu cầu điều chỉnh của xã hội, bảo đảm tính khách quan, toàn diện và bảo đảm cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh và thống nhất để mọi chủ thể đều phải tuân thủ và chấp hành pháp luật không phân biệt giới, hoàn cảnh, địa vị xã hội.
3.1.4. Đảm bảo trách nhiệm của nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới pháp luật về bình đẳng giới
Điều 26, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”[29].
Điều 6, Luật bình đẳng giới quy định: “nam - nữ bình đẳng trên các lĩnh vực; nam - nữ không bị phân biệt đối xử về giới; biện pháp thúc đẩy về bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực hiện pháp luật; thưc hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân.” [28].
Đây là quan điểm quan trọng của toàn bộ quá trình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Chính vì vậy, trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan, tổ chức nhà nước là phải tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới bằng các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ cụ thể để đưa pháp luật về bình đẳng giới vào đời sống xã hội. Nhà nước phải quan tâm chú trọng hơn đến bình đẳng giới nhằm tăng cường các biện pháp để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể, bảo đảm công bằng xã hội được thực thi trên thực tế, làm cho nguyên tắc nam nữ bình đẳng trên mọi lĩnh vực thực sự được thực hiện trên thực tế thể hiện được tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm này phải được bảo đảm thực thi trên thực tế, được thẩm thấu trong các quan hệ chính trị - xã hội và trở thành hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể tham gia thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Các chủ thể thực hiện phải nắm bắt đầy đủ và tự hoác tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất các quy định pháp luật của nhà nước về bình đẳng giới.
Xây dựng chính sách pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới phải đảm bảo thống nhất với Hiến pháp và các văn bản luật vì Nhà nước ta là Nhà nước đề cao Hiến pháp và pháp luật trong quản lý xã hội. Nhà nước và các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, công dân vừa phải chấp hành, tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, vừa là chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được các chủ thể chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất.