1.1.2 .Khái niệm hàng hóa
2.1. Giới thiệu khái quát tỉnh XêKong
2.1.1. Đặc điểm địa lý, cư dân - kinh tế, xã hội
*Vị trí địa lý: Xê Kong là một tỉnh của Lào, tọa lạc tại phía Đông Nam của Lào, giáp với các tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế của Việt Nam ở phía Đông, tỉnh Chapasack ở phía Tây, tỉnh Attapeu ở phía Nam. Phần lớn tỉnh nằm trên bình nguyên Baloven.
Xê Kong đƣợc thành lập năm 1984, khi tỉnh này đƣợc tách ra khỏi tỉnh Saravane và nhận thêm huyện Tha Teng từ Champasack. Sau khi trở thành một tỉnh riêng, nó đã trở thành cộng đồng đa dạng sắc tộc nhất ở Lào
Xê Kong không chỉ là tỉnh có mật độ dân số thấp nhất và dân số ít nhất Lào mà còn là tỉnh nghèo nhất Lào. Tỉnh có diện tích gần 7.665 km2
chiếm 3,2% diện tích tự nhiên của Lào. Dân số tính đến năm 2016 là 83.600 chiếm 1,2 dân số nƣớc Lào. [48]
Xê Kong đƣợc chia thành bốn huyện: Thateng thuộc Cao nguyên Bolaven, Lamam ở đồng bằng vùng đồng bằng, Dakchung và Kaleum ở vùng núi giáp với Việt Nam. Thác Tad Xe Noi nằm cách thị xã Sekong 25 km về phía Nam
*Cư dân: Xê Kong đa dạng về chủng tộc. Chỉ có khoảng 3% dân số là ngƣời Lào. Số đông 97% còn lại đến từ một trong số 14 nhóm dân tộc thiểu số khác nhau tại tỉnh. Ngƣời Alak: 21% dân số của tỉnh; Ngƣời Katu: 20%; Ngƣời Tarieng: 19% và; Ngƣời Nge Krieng: 11% là các nhóm dân tộc chính. Chính phủ Lào xếp những dân tộc này vào nhóm “Lao Theung” (là nhóm các
dân tộc sống tại các vùng trung du Lào). Tuy nhiên, theo phân loại ngôn ngữ, dựa trên các nhóm ngôn ngữ, thì họ nằm trong nhóm Austroasiaticic. Trong nhóm ngôn ngữ đa dân tộc này, nhóm dân tộc tại Sekong nằm trong hai nhánh ngôn ngữ: Katuic (gồm Katu và Nge Krieng) và Bahnaric (Alak và Tarieng). Khoảng 14.700 ngƣời Katu sống trong tỉnh.
*Điều kiện thủy văn: Sông Sekong, chạy giữa tỉnh này, chảy theo hƣớng Nam rồi đổ sang Campuchia và là một trong số ít sông của Lào có để đi lại bằng thuyền. Tàu thuyền qui mô vừa có thể di chuyển dọc theo các tuyến sông nằm bên rìa cao nguyên Bolaven. Cá heo nƣớc ngọt có thể đƣợc nhìn thấy trên sông. Có nhiều thác nƣớc trên dòng chảy của sông; một số thác nổi tiếng là Tad Hia, Tad Faek và Tad Se Noi (hay Tad Hua Khon). Thác nƣớc nổi tiếng nhất là Nam Tok Katamtok nằm trên sông Huay Katam, ở sâu trong rừng thuộc cao nguyên Bolaven. Sông Sekong, chạy giữa tỉnh này, chảy theo hƣớng Nam rồi đổ sang Campuchia và là một trong số ít sông của Lào có để đi lại bằng thuyền. Tàu thuyền qui mô vừa có thể di chuyển dọc theo các tuyến sông nằm bên rìa cao nguyên Bolaven. Thung lũng sông Sekong có vùng đồng bằng phì nhiêu với các cánh đồng lúa và vƣờn cây ăn trái. Rừng nhiệt đới phong phú với rất nhiều loài động thực vật quý hiếm.
*Điều kiện kinh tế: Kinh tế của tỉnh những năm gần đây đã có sự phát triển từng bƣớc. Tổng sản phẩm quốc của tỉnh (GDP) tăng bình quân 5- 6% năm. Đời sống nhân dân đƣợc cải thiện đáng kể. Tỉnh đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách hiệu quả, đem lại lợi ích cho nhân dân trong vùng.
Xêkong là một trong những vùng sản xuất cà phê quan trọng nhất của Lào cùng với tỉnh Saravane và tỉnh Champasak. Tỉnh Xêkong là vùng sản xuất mật ong chính của Lào. Ngƣời ta thƣờng khoét các lỗ trên cây để nuôi ong. Phƣơng pháp truyền thống này đƣợc thực hiện nhiều ở ba huyện: Đăkchung, Kalum và Lama.
Diện tích rừng của tỉnh Xê Kong cao. Các số liệu của Chính phủ cho thấy trên 50% diện tích đất của tỉnh là rừng, phần lớn là rừng rụng lá và rụng lá hỗn hợp, nhƣng có các túi rừng khộp khô dọc theo thung lũng sông Sekong và rừng thông ở cao nguyên Dakchung. Phần lớn rừng tự nhiên ở Xêkong chƣa bao giờ bị khai thác gỗ thƣơng mại, nhƣng điều này đang thay đổi nhanh chóng. Khai thác gỗ thƣơng mại đã đƣợc mở rộng nhanh chóng trong thập kỷ qua trên địa bàn tỉnh. Kể từ năm 2010 đến năm 2015 khi ngành đồ gỗ tăng trƣởng bình quân lên đến 80% năm đã thúc đẩy việc gia tăng cắt gỗ rừng mang lại lợi ích cho các công ty của Lào.
Tính đến năm 2010, lợi nhuận kinh tế từ tài nguyên rừng trong địa bàn tỉnh đƣợc ƣớc tính trong khoảng từ 595.000 USD đến 635.000USD mỗi hộ gia đình, và nhiều hơn thu nhập từ nông nghiệp. Doanh thu từ bán gỗ cũng tăng lên đáng kể, ƣớc tính là 10.350.000USD/ha.
Nghề dệt ở thị xã Xê Kong với các thiết kế vải độc đáo (với các đƣờng màu xen kẽ) và đƣợc sản xuất bởi một hệ thống dệt thoi đƣợc gọi là “hip loom” cũng đã trở thành sản phẩm hàng hóa độc đáo phục vụ khách du lịch, mang đậm bản sắc văn hóa của ngƣời dân tộc thiểu số trong vùng.
*Giao thông: Xê Kong là một trong những vùng hẻo lánh nhất của Lào; thậm chí một số ngôi làng lớn của nó gần nhƣ không thể tiếp cận bằng đƣờng bộ trong suốt 6 tháng mùa mƣa. Cơ sở hạ tầng kém phát triển. Đặc biệt, các huyện phía Đông của Dakchung và Kaleum đƣợc đặc trƣng bởi địa hình đồi núi chủ yếu là núi đá gồ ghề và khó tiếp cận. Sự cô lập này đồng nghĩa với việc độ che phủ rừng, đa dạng sinh học và truyền thống sắc tộc ít thay đổi hơn trong những năm gần đây so với các vùng khác ở Lào. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỉnh đã phát triển hơn, với việc nâng cấp một con đƣờng chính từ thành phố Pakse ven bờ Mê Kông, cộng thêm hai tuyến đƣờng chính nối Xêkong tới Việt Nam về phía Đông. Cơ sở hạ tầng đƣờng bộ đƣợc Việt Nam hỗ trợ là một phần trong chiến lƣợc phát triển liên khu vực do chính quyền Việt
nam khởi xƣớng gọi là Sáng kiến Tam giác phát triển, nhằm phát triển mối liên kết giữa Việt Nam với các tỉnh kém phát triển ở Campuchia và Lào.
*Giáo dục: Tỉnh Xê Kong là một trong những tỉnh nghèo nhất ở Lào, đứng thứ hai sau tỉnh Houphanh. Chính phủ khuyến khích nhân dân và đầu tƣ vốn để đẩy mạnh giáo dục, phát triển trƣờng học các cấp và đi đến vùng nông thôn… Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 300 trƣờng phổ thông. Tổng số giáo viên là 3758 ngƣời. Tỉnh đã xóa mù chữ cho nhân dân đƣợc 90% dân số. Nhìn chung, sự phát triển về giáo dục thể hiện khá rõ nét những năm gần đây.
*Y tế: Tính đến năm 2000 tỷ lệ ngƣời đƣợc sử dụng nƣớc sạch rất ít, nên dịch bệnh và sức khỏe ngƣời dân chƣa đƣợc đảm bảo. Những năm gần đây tỉnh đã chú trọng chăm lo, tuyên truyền, phát triển mạng lƣới y tế đến các địa phƣơng vùng sâu, vùng xa. Hơn 80% ngƣời dân đã đƣợc tiếp cận với các cơ sở y tế. Hiện nay toàn tỉnh đã có 11 bệnh viện, và hơn 20 trạm xá. Sức khỏe của nhân dân đƣợc đảm bảo, hạn chế đƣợc các dịch bệnh và giảm thiểu đƣợc các ca tử vong đáng tiếc trong toàn tỉnh.
Có thể nói, tỉnh Xê kong mặc dù còn nhiều khó khăn nhƣng với điều kiện tự nhiên và chủ trƣơng chính sách của Tỉnh, những năm gần đây kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh đã có nhiều sự thay đổi, đời sống của nhân dân đƣợc nâng cao.
2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý nhà nước đối với phát trển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại tỉnh Xê Kong
2.1.2.1. Những thuận lợi trong quản lý nhà nước đối với phát trển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại tỉnh Xê Kong
Trong những năm qua, nông nghiệp tỉnh Xê kong đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Qua các kỳ Đại hội, Đại hội Đảng bộ Tỉnh luôn chú trọng, lấy sản xuất nông, lâm nghiệp làm nền tảng để tạo đà phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Nhân dân trong Tỉnh đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý của nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đảng bộ và Chính quyền Tỉnh luôn coi trọng phát triển nông nghiệp hàng hóa trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và cũng đã xuất hiện một số mô hình kinh doanh nông nghiệp có hiệu quả theo hƣớng tự chủ, gắn với thị trƣờng trong điều kiện hội nhập.
Thị trƣờng nông sản ngày càng mở rộng là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu của quá trình chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang nông nghiệp hàng hóa. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đƣợc coi là một trong những định hƣớng chiến lƣợc của phát triển nông nghiệp của tỉnh Xêkong.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng, tham gia vào các định chế kinh tế khu vực và quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội thuận lợi để đƣa hàng hóa nông sản của Lào thâm nhập thị trƣờng quốc tế. Quá trình đó cũng tạo nên sức ép hữu hình cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy đổi mới quá trình sản xuất ứng dụng thành tựu mới của khoa học và công nghệ để phát huy lợi thế cạnh tranh của nền nông nghiệp nhiệt đới, tài nguyên và sinh học đa dạng, nguồn nhân lực dồi dào của nông thôn ở Lào nói chung, ở tỉnh Xêkong nói riêng.
Mặt khác, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động, xu hƣớng hội nhập kinh tế tạo cho sản xuất nông nghiệp có nhiều cơ hội thuận lợi, nhƣng cũng đặt ra không ít khó khăn thách thức. Đòi hỏi phải xây dựng chƣơng trình phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách khoa học, trên cơ sở khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có chất lƣợng, giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu
Việc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện khơi thông dòng vốn từ nƣớc ngoài thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Điều này đƣợc lý giải bởi những điểm chủ yếu sau đây: 1) Xêkong là tỉnh có tiềm năng và vị thế phát triển nông nghiệp có giá trị kinh tế cao; 2) Nhiều hàng nông sản của Tỉnh đã khẳng định vị thế trên thị trƣờng; 3) Nông nghiệp và nông thôn là khu vực đƣợc Đảng và chính quyền Tỉnh khuyến khích đầu tƣ; 4) Hội nhập quốc tế thúc đẩy việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tạo nên sự yên tâm cho các nhà đầu tƣ. Chính quyền địa phƣơng, các tổ chức cam kết đầu tƣ giải quyết các vấn đề cấp bách trong nông nghiệp, nông thôn, kết cấu hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, đào tạo nguồn nhân lực. Dƣới sức ép của các cam kết thƣơng mại, buộc các chính sách trong Quản lý nhà nƣớc và phƣơng thức quản lý phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.
Có thể nói, cơ cấu kinh tế Xêkong đã chuyển dịch đúng hƣớng, dựa vào các sản phẩm trong vùng để hình thành các sản phẩm hàng hoá chủ lực với quy mô lớn và dần đến mức ổn định bền vững.
2.1.2.2. Những khó khăn trong quản lý nhà nước đối với phát trển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại tỉnh Xê Kong
Một là: Sản xuất nông nghiệp còn chịu tác động rất lớn về điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhƣỡng và sự biến động của thị trƣờng tiêu thụ nên việc tạo ra sự đột phá trong sản xuất nông nghiệp, để mang lại hiệu quả kinh tế bền vững là khó khăn nhất là với vùng cao, tình trạng lao động kỹ thuật canh tác còn ở mức thấp.
Hai là: Điều kiện hạ tầng, kinh tế xã hội của tỉnh còn ở mức thấp, trong khi nguồn lực đầu tƣ cho thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn hạn hẹp, chƣa thu hút đƣợc nhiều nguồn lực đầu tƣ vào nông nghiệp, nhất là từ các doanh nghiệp, và các thành phần kinh tế khác.
Ba là: Quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp manh mún, khó thực hiện việc dồn điền đổi thửa; việc huy động góp đất cùng kinh doanh hoặc hợp đồng thuê đất khó thực hiện do ngƣời dân còn nặng tƣ tƣởng sản xuất kinh tế hộ, đồng
thời do tỷ lệ lao động nông nghiệp còn ở mức cao (68 – 70%); từ đó khó khăn cho thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Bốn là: Tái cơ cấu nông nghiệp là một quá trình, có quy mô và phạm vi lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong khi đó, sự phối hợp hỗ trợ giữa các ngành, địa phƣơng với chính quyền còn có lúc chƣa chặt chẽ, chƣa hiệu quả.
Năm là: Một bộ phận nông dân vẫn còn tƣ tƣởng trông chờ ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc, chƣa chủ động trong đầu tƣ phát triển sản xuất. Một số cán bộ thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc tại các địa phƣơng còn tƣ tƣởng ngại làm việc khó, đề xuất lựa chọn việc dễ để làm.
2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa ở tỉnh Xê Kong
2.2.1. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Theo kết quả tổng kết của Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Xê Kong năm 2017, toàn tỉnh có 202.528 hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản (trong đó khu vực nông thôn là 195.583 hộ; khu vực thành thị là 6.945 hộ); 436 trang trại các loại; 103 hợp tác xã nông, lâm nghiệp; 15 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp.
Bảng 2.1: Số lƣợng các loại hình kinh tế nông, lâm nghiệp tỉnh Xê Kong năm 2017
Đơn vị: hộ gia đình
Nội dung Kinh tế hộ Trang trại HTX DN nhà nƣớc
DN khác Tổng số 202.528 436 103 10 5
Nông nghiệp 195.978 89 98 1 2
+ Cây hàng năm X 4 X X X
+ Cây lâu năm X 22 X X X
+ Chăn nuôi X 68 X X X
Lâm nghiệp 5.937 93 6 9 1
Thủy sản 613 104 5 X 2
Tổng hợp X 56 X X X
Qua bảng số liệu cho thấy: Cơ cấu hộ nông, lâm, thủy sản có xu hƣớng chuyển dịch tích cực nhƣng còn chậm, chƣa đồng đều, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của từng ngành trong Tỉnh.
Năm 2017, toàn Tỉnh có 202.528 hộ nông, lâm, thủy sản, giảm 7.755 hộ (chiếm 3,68%) so với năm 2012; trong đó khu vực nông thôn có 195.583 hộ sản xuất, giảm 7.683 hộ (chiếm 3,77%) so với năm 2012. Đây là xu hƣớng tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh. Trong giai đoạn 2012 – 2017, nội bộ nhóm hộ nông, lâm, thủy sản, từng loại hộ có xu hƣớng chuyển dịch khác nhau: hộ nông nghiệp giảm dần qua các năm, trong khi hộ lâm nghiệp và hộ thủy sản tăng lên tƣơng ứng.
Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển mở rộng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm, thủy sản.
Số lƣợng trang trại tiếp tục tăng, loại hình sản xuất đa dạng đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Năm 2017, toàn Tỉnh có 436 trang trại, so với năm 2012 tăng 252 trang trại. Về cơ cấu sản xuất kinh doanh của các loại hình kinh tế trang trại: các loại hình cơ cấu sản xuất đƣợc quan tâm theo hƣớng ngày càng đa dạng và có sự chuyển dịch về cơ cấu theo hƣớng số lƣợng các trang trại trồng cây hàng năm và cây lâu năm giữ ổn định; các loại trang trại lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sản xuất kinh doanh tổng hợp tăng rất nhanh. Về loại hình sản xuất của trang trại: ngày càng đa dạng và có sự chuyển dịch về cơ cấu theo hƣớng số lƣợng các trang trại trồng cây hàng năm và cây lâu năm giữ ổn định; các loại trang trại lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sản xuất kinh doanh tổng hợp tăng rất nhanh.
Tính đến năm 2017, các hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản đã có bƣớc chuyển biến tích cực, làm tốt hơn vai trò hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp, nông thôn. Toàn Tỉnh có 103 hợp tác xã hoạt động sản