Trồng trọt: Tỉnh Xê Kong sau thời gian thực hiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ năm 2012 – 2017, năng suất, sản lƣợng cây lƣơng thực tăng nhanh. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa của Tỉnh Xê Kong đã đạt đƣợc kết quả đáng ghi nhận:
Năm 2017, sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt trên 305.900 tấn, tăng trên 5.200 tấn so với năm 2016; cơ cấu giống lúa đã chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ lệ diện tích gieo cấy các giống lúa thuần chất lƣợng cao, giảm diện tích lúa lai: Năm 2016, diện tích lúa lai giảm còn 40% diện tích cấy; diện tích lúa thuần đạt 60% diện tích cấy, tăng 15% so với năm 2016, trong đó diện tích lúa chất lƣợng cao chiếm 20% diện tích cấy (gồm: HT1, ĐS1, J01, J02 và các giống lúa nếp). Cánh đồng một giống lúa đƣợc triển khai thực hiện, qua đánh giá đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất thông thƣờng từ 400USD – 500USD ha trở lên, do việc tiết kiệm đƣợc các chi phí đầu tƣ, công lao động chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.
Năm 2017, sản lƣợng thóc toàn tỉnh đạt 211.509,8 tấn, tăng 3.758,6 tấn so với năm 2016; diện tích lúa toàn tỉnh năm 2017, đƣợc duy trì và tăng so với năm 2016 là 1.294,4 ha. Hiện tại, diện tích lúa cả năm đạt trên 42.524,8 ha.
Đã cơ bản hình thành đƣợc vùng sản xuất lúa hàng hóa. Bên cạnh đó, các tiến bộ kỹ thuật mới đã đƣợc đƣa vào sản xuất nhƣ: Canh tác lúa cải tiến ba giảm, ba tăng, tƣới tiết kiệm nƣớc (SRI)…, các giống lúa thuần chất lƣợng cao,
thích ứng với điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu đƣợc khảo nghiệm và ứng dụng vào sản xuất.
Với chính sách hỗ trợ giá giống ngô lai cho 02 huyện vùng cao (Kaleum, Dak Cheung) đặc biệt khó khăn và chính sách hỗ trợ trồng ngô trên đất 2 vụ lúa, diện tích ngô cả năm trên địa bàn tỉnh đƣợc duy trì đạt trên 28.000 ha. Năm 2016 đạt 28.150 ha, vùng trồng 2 vụ ngô bền vững trên đất dốc là 6.600 ha, đạt 110% so với mục tiêu mà Tỉnh đã đặt ra. Đặc biệt vùng sản xuất ngô hàng hóa đạt 15.000 ha (Trong đó có trên 3.000 ha được chuyển đổi từ đất trồng lúa nương sang trồng ngô). Sản lƣợng ngô năm 2016 đạt 94.423,5 tấn, tăng 1.453,1 tấn so với năm 2016.
- Hiện nay các giống ngô lai có năng suất, chất lƣợng cao đã đƣợc đƣa vào sản xuất cho 100% diện tích gieo trồng của tỉnh nhƣ các giống: NK66, NK4300, AG59, CP3Q, BI9698, DK6919, LVN99, GS9989... Các biện pháp kỹ thuật thâm canh đƣợc ứng dụng đồng bộ vào sản xuất, góp phần tăng năng suất ngô năm 2016 đạt 33,54 tạ ha, tăng 1,9% so với năm 2016.
Hiện nay, diện tích sắn trên địa bàn tỉnh năm 2017 là 12.725 ha, sản lƣợng đạt 246.718 tấn, tăng 59.042 tấn so với năm 2016. Xu hƣớng diện tích sắn đang giảm dần, theo đúng mục tiêu ổn định canh tác sắn bền vững trên đất dốc với diện tích 10.000 ha. Việc xây dựng vùng thâm canh sắn bền vững đƣợc ngành nông nghiệp triển khai làm tốt công tác hƣớng dẫn các địa phƣơng áp dụng các giải pháp kỹ thuật canh tác, trồng xen cây họ đậu, trồng băng cỏ để chống thoái hóa, xói mòn, rửa trôi và bạc màu đất.
Theo sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Chỉ thị số 1683 CT-BNN-TT ngày 27 5 2011 về phát triển cây cà phê, cây cà phê đƣợc xác định là cây chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển sản xuất hàng hóa. Trên địa bàn Tỉnh đã hình thành một số vùng trồng cà phê bằng phƣơng pháp canh tác hữu cơ. Diện tích dự kiến trồng cà phê thí điểm đến năm 2012 là 82ha. Diện tích trồng cà phê đã trồng từ năm 2012 đến năm 2017 đƣợc 2.266,6 ha, tại các huyện Dak Cheung, Tha Teng.
Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc tính đến năm 2017 (số liệu thống kê ngày 01/10/2017) đạt 637.142 con. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp Tỉnh Xê Kong, năm 2016 chính sách của tỉnh đã hỗ trợ phát triển đƣợc 659 cơ sở chăn nuôi. Trên toàn Tỉnh đã từng bƣớc chuyển đổi từ phƣơng thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi hàng hóa tập trung theo hƣớng trang trại, gia trại. Cụ thể: đã có trên 300 cơ sở chăn nuôi trâu, bò theo quy mô 10 con/ hộ; có nhiều cơ sở đã có quy mô chăn nuôi trâu, bò đến 30 con hộ; về chăn nuôi lợn đã có đến 81cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô 1000 con lứa trở lên; 48 cơ sở chăn nuôi lợn thịt trên quy mô 100 con lứa trở lên,...
Cùng với chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi vùng sản xuất hàng hoá, việc áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, tạo chuyển biến tích cực trong phát triển chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp; phƣơng thức nuôi công nghiệp sử dụng thức ăn hỗn hợp đƣợc áp dụng phổ biến trong chăn nuôi nông hộ, cơ cấu chăn nuôi lợn công nghiệp, bán công nghiệp chiếm trên 50% tổng đàn. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, tạo tiền đề để nâng cao hiệu quả sản xuất và thực hiện theo hƣớng sản xuất hàng hóa: cải tạo đàn giống bằng phƣơng pháp thụ tinh nhân tạo đƣợc trên 5.800 con trâu; công tác cải tạo giống lợn đã có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ đàn lợn lai, lợn ngoại tăng cao chiếm trên 70% tổng đàn tăng 30% so với trƣớc khi thực hiện chính sách của Tỉnh (trong đó tỷ lệ đàn lợn ngoại có tỷ lệ nạc cao nhƣ các giống lợn: Yorkshire, Landrace, Duroc… chiếm khoảng 30%); các giống gà lông màu đƣợc phát triển rộng rãi với quy mô nông hộ góp phần làm tăng số lƣợng đầu đàn và sản lƣợng thịt gia cầm của tỉnh. (Năm 2017 đàn gia cầm đạt 4,6 triệu con, sản lƣợng thịt xuất chuồng đạt 5.227 tấn),...