1.1.2 .Khái niệm hàng hóa
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm phát triển nông nghiệp theo hƣớng
hướng hàng hóa
Hiện nay, Lào đã trở thành thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, các chính sách mang tính hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với kinh tế trang trại cũng phải đƣợc xem xét trong sự phù hợp với cam kết cuả chính phủ với WTO. Hoàn thiện các chính sách cụ thể đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển hiệu quả bền vững và đúng mục tiêu định hƣớng của các quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp. Đồng thời khắc phục mặt hạn chế, phát huy mặt tích cực, kết hợp giải quyết hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội môi trƣờng phát sinh trong quá trình hoạt động của trang trại.
Từ thực trạng phát triển của các loại hình nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa và hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với các loại hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Xê Kong những năm qua, muốn cho sản xuất nông sản hàng hóa phát triển với nhịp độ cao và đúng hƣớng, phải tăng cƣờng hiệu lực quản lý của nhà nƣớc cần phải có một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp hàng hóa:
3.2.2.1. Hoàn thiện chính sách về đất đai
Giải pháp về chính sách đất đai và việc thực thi chính sách đất đai cần có sự điều chỉnh một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, về chính sách giao đất, thuê đất nông nghiệp
Để tạo điều kiện cho kinh tế hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hóa, nông dân yên tâm sản xuất lâu dài, đầu tƣ sản xuất theo chiều sâu, thực hiện chỉ đạo của cấp trên, chủ trƣơng giao quyền sử dụng đất đai cho hộ nông dân, cộng đồng dân cƣ cấp thôn, bản, làng sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, chính quyền tỉnh Xê Kong cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho nông dân, giải quyết những tranh chấp và khiếu kiện về đất đai; đảm bảo mỗi khoảnh đất, khoảnh rừng đều có chủ quản lý hợp pháp, cụ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo cho các chủ sản xuất nông nghiệp buộc phải hƣớng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất cần khẩn trƣơng nghiên cứu cơ chế chuyển giao chính sách giao đất sang chính sách cho thuê đất với những mức tiền thuê có phân biệt trên cơ sở xác định địa tô chênh lệch của từng diện tích đất
Về chính sách thời hạn sử dụng đất nông nghiệp cần sớm nghiên cứu để quy định thời hạn sử dụng đất theo hƣớng nông dân và các chủ thể kinh doanh nông nghiệp phải có quyền sử dụng đất lâu dài để yên tâm đầu tƣ vốn, công nghệ cải tạo đất. Thời hạn giao quyền sử dụng đất nông nghiệp nên nới rộng lên tới 50-80 năm, để ngƣời dân an tâm đầu tƣ lâu dài. Ngoài ra, cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành chính sách thu hồi đất đối với những diện tích đất nông nghiệp đã đƣợc giao để sản xuất nhƣng chủ thể đƣợc giao đất đã không sử dụng có hiệu quả hoặc mang tính tàn phá, hủy hoại.
Về quyền cho thuê đất nông nghiệp cần tạo thuận lợi cho việc cho thuê lại đất nông nghiệp với điều kiện chủ thể thuê lại phải cam kết thực hiện sử dụng đất đúng mục đích, bảo vệ đất và các nghĩa vụ với Nhà nƣớc. Đồng thời, khuyến khích chuyển đổi hay mua bán đất nông nghiệp nhằm tích tụ ruộng
đất, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp; cấm mua bán để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
Thứ hai: chính sách hạn điền
Về chính sách hạn điền cần hoàn thiện theo hƣớng mở rộng hạn điền nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tích tụ đất đai để tổ chức sản xuất nông nghiệp quy mô lớn cho phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá lớn. Việc xác định hạn điền cho từng vùng, từng địa phƣơng cần căn cứ cụ thể vào khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ để phát triển các loại hình sản xuất hàng hoá nông sản tập trung.
Sự tích tụ đất đai đã và sẽ còn tiếp tục diễn ra. ở đây vấn đề hạn điền phải đƣợc quy định một cách vừa hợp lý với tình hình, điều kiện cụ thể các địa phƣơng khác nhau, vừa đảm bảo đƣợc tính chất sở hữu nhà nƣớc-quốc gia về đất đai. Những nơi tích tụ đất mà không tạo ra đƣợc ƣu thế gì hơn so với cá thể nhỏ thì nên hạn chế tích tụ, còn những nơi mà tích tụ tùy điều kiện cụ thể có thể mở rộng mức hạn điền. Việc phát triển kinh tế trang trại sẽ góp phần tích cực thúc đẩy nông nghiệp hàng hóa. Đó là xu hƣớng chung nhƣng điều đó không có nghĩa đất đai đƣợc tích tụ lại ở một số ít chủ sử dụng đất.
Thứ ba: chính sách dồn điền, đổi thửa
Việc thực hiện chính sách dồn điền, đổi thửa là một vấn đề phức tạp, liên quan đến lợi ích, tâm lý và tập quán sản xuất của nông dân, tác động đến phần lớn dân số trong tỉnh. Vì vậy, phải thực hiện chính sách dồn điền, đổi thửa một cách triệt để, để giải quyết vấn đề ruộng đất manh mún.
Đất đai manh mún sẽ ảnh hƣởng bất lợi cho việc sản xuất nông nghiệp tập trung và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh của phát triển nông nghiệp hàng hóa. Việc hoán đổi ruộng đất giữa các hộ nông dân, các chủ trang trại để ruộng đất tập trung liền thửa, liền khoảng đang là nguyện vọng của các hộ nông dân, các chủ trang trại. Khắc phục đƣợc tình trạng ruộng đất manh mún sẽ tạo điều kiện cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại đi vào sản xuất hàng hía với quy mô tập trung cao và từng
bƣớc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Xê Kong. Việc thực hiện chính sách dồn điền, đổi thửa phải thực hiện từng bƣớc, có kế hoạch, cách làm cụ thể. Trƣớc hết, phải có quy hoạch đất đai lâu dài, phù hợp với đặc điểm từng địa phƣơng. Phải tuyên truyền, vận động, thuyết phục các hộ nông dân và các chủ trang trại tự nguyện chuyển đồi. Chính quyền địa phƣơng trong quá trình thực hiện quy trình chuyển đổi, tránh phân hạng đất đai làm quá trình chuyển đổi phức tạp và khó khăn hơn. Bên cạnh đó, nhà nƣớc tạo điều kiện, hỗ trợ về mặt vật chất và pháp lý cho ngƣời nông dân tham gia đổi thửa
Bốn là: về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng, tích tụ đất đai nông nghiệp của tỉnh Xê Kong theo hƣớng hạn chế tối đa lấy đất nông nghiệp trồng lúa và cây lƣơng thực cho mục tiêu công nghiệp hoá và đô thị hoá. Những diện tích đất nông nghiệp đang đƣợc canh tác là kết quả sự nỗi lực của nhiều thế hệ mới có đƣợc, do đó quy hoạch sử dụng đất từng vùng, từng địa phƣơng cũng phải tuân theo nguyên tắc chung, tránh lấy vào trọng điểm lúa và đảm bảo hài hoà về kinh tế-xã hội-môi trƣờng. Việc đổi mới quy hoạch đất nông nghiệp phải dựa vào những căn cứ khoa học với quan điểm toàn diện và tầm nhìn xa trên cơ sở phân tích những tiềm năng lợi thế của đất đai từng địa phƣơng, yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng với xu hƣớng giải phóng lao động nông nghiệp trong quá trình đó.
Để quản lý quỹ đất đƣợc hiệu quả phải tiến hành chƣơng trình thống kê và thu hồi đất công hiện nay do nhiều đối tƣợng quản lý sử dụng khác nhau thống nhất về một cơ quan quản lý nhƣ đối với quản lý nguồn tài chính công nhằm bảo vệ, đầu tƣ sử dụng để sử dụng quỹ đất này hiệu quả và gìn giữ cho các mục đích sử dụng lâu dài trong tƣơng lai. Đặc biệt, tập trung quản lý lại quỹ đất nông lâm trƣờng, đất của doanh nghiệp, cơ quan nhà nƣớc, đất trồng đồi núi trọc,…
3.2.2.2. Chính sách khuyến khích đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa
Để nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp, khoa học công nghệ rất cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp. Chính sách khoa học công nghệ cần đƣợc chú trọng các mặt sau đây:
Một là: tập trung nghiên cứu các vấn đề trọng tâm, tạo nhiều đột phá về khoa học-công nghệ để đƣa vào sản xuất.
Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lƣợng hàng nông sản xuất khẩu. Tăng cƣờng củng cố và đầu tƣ để các cơ sở sản xuất, cung ứng giống có đủ khả năng tiếp nhận và nhân giống tại địa phƣơng bằng những giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao, chất lƣợng tốt, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Tập trung đầu tƣ các tiến bộ kỹ thuật vào các khâu bảo quản sau thu hoạch, chế biến. Chú ý áp dụng các loại hình bảo quản có quy mô hợp lý và công nghệ cao.
Tăng cƣờng và phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống khuyến nông, xây dựng các mô hình, áp dụng các công thức luân canh cây trồng có giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cao
Nghiên cứu lai tạo, tuyển chọn các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lƣợng tốt thích nghi với các vùng sinh thái khác nhau và đáp ứng đƣợc yêu cầu xuất khẩu. Đầu tƣ có trọng điểm cho khoa học ứng dụng nhanh các thành tựu của công nghệ sinh học.
Hai là: Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến cho nông dân; tăng cƣờng đào tạo nghề cho con em nông dân để chuyển nghề, xuất khẩu lao động; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở; thực hiện tốt công tác xã hội hoá đào tạo nghề. Thu hút đầu tƣ xây dựng các trƣờng, các trung tâm dạy nghề chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức đƣa cán bộ khoa học về giúp nông thôn, nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Đổi mới chính sách sử dụng và đãi ngộ thỏa đáng cán bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn, nhất là đối với những sáng tạo về khoa học công nghệ, các ứng dụng khoa học công nghệ có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất. Có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi ở các địa phƣơng khác đến công tác và làm việc tại tỉnh Xê Kong
Ba là: hoạt động khuyến nông cũng đóng vai trò quan trọng, có thể xem nó là cầu nối giữa nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng nó vào thực tiễn. Thực chất đó là quá trình dịch vụ thông tin, truyền bá kiến thức và đào tạo dạy nghề cho nông dân giúp họ có khả năng tự giải quyết các vấn đề đặt ra trong sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian tới, chính sách khuyến nông, lâm, ngƣ cần tập trung làm tốt các mặt:
- Truyền bá những tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây trồng vật nuôi, công nghệ chế biến, bảo quản nông sản... cả tiếp thị, tiêu thụ.
- Đa dạng hóa các hoạt động khuyến nông, lâm, ngƣ: xây dựng mô hình trình diễn, phổ biến kinh nghiệm của điển hình sản xuất giỏi, mở lớp về kỹ thuật canh tác, tổ chức các câu lạc bộ nghề nghiệp, câu lạc bộ nông dân sản xuất giỏi...
- Cần dành nguồn vốn thỏa đáng cho chƣơng trình khuyến nông, đồng thời có chính sách thu hút của các ngành ngân hàng, các cơ sở kinh doanh nông sản và các nguồn tài trợ quốc tế tham gia đầu tƣ vào công tác khuyến nông.
Bốn là: Đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông, lâm, ngƣ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, nhiệt tình công tác. Tăng cƣờng công tác tập huấn phổ biến những tiến bộ khoa học - công nghệ, xây dựng các điểm nhân giống và chuyên môn hoá sản xuất giống phù hợp với quy mô phát triển sản xuất. Hoàn thiện mạng lƣới khuyến nông, khuyến lâm, mạng lƣới kỹ thuật viên đến
từng bản (nhƣ hệ thống thú y, bảo vệ thực vật, dịch vụ kỹ thuật,…) để tạo điều kiện đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ nông dân vƣơn lên trong sản xuất kinh doanh an toàn và hiệu quả. Có chính sách tiền lƣơng và phụ cấp hợp lý cho cán bộ khuyến nông...
3.2.2.3. Chính sách lao động và đào tạo nguồn nhân lực Về đào tạo nhân lực:
Thứ nhất, đào tạo cán bộ nghiên cứu kinh tế, kỹ thuật đáp ứng cho 3 cấp: tỉnh, huyện, bản, nhất là đội ngũ cán bộ cho các bản.
- Đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề để duy trì và phát triển dạy nghề cho lực lƣợng lao động tại chỗ; tổ chức đào tạo các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chủ kinh tế trang trại và kinh tế hộ.
- Đào tạo và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên phổ thông vừa có trình độ vừa có tâm huyết với nghề nghiệp, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo, chuẩn bị tốt cho sự nghiệp tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao.
- Chú ý nâng cao mặt bằng dân trí của nhân dân, trƣớc hết là trình độ văn hoá, hiểu biết về các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật… của Đảng và Nhà nƣớc Lào.
Thứ hai, đào tạo nghề nông cho nông dân. Bồi dƣỡng cho nông dân kiến thức về khoa học-kỹ thuật để sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, chất lƣợng tốt, giá thành hạ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng để đạt hiệu quả cao; bồi dƣỡng kiến thức xây dựng nông thôn mới để giúp nông dân tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch phát triển thôn, bản, tự giác đóng góp xây dựng và quản lý sau xây dựng các công trình hạ tầng của cộng đồng. Đối với thanh niên phải đào tạo nghề và giúp họ chuẩn bị sẵn điều kiện chuyển sang làm nghề phi nông nghiệp, trong đó có dạy nghề, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp phục vụ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá và xuất khẩu lao động.
Thứ ba, kiên trì và quyết tâm thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cơ sở. Việc chuẩn hoá đội ngũ cán bộ theo tiêu chí: vùng khó khăn; Cán bộ phải tốt nghiệp trung học phổ thông; có chứng chỉ cấp về quản lý nhà nƣớc. Các vùng khác: Cán bộ phải tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, có chứng chỉ cấp nghề chuyên môn hoặc quản lý nhà nƣớc.
Trên cơ sở quy hoạch phải đào tạo thiết thực kiến thức quản lý nhà nƣớc về kinh tế-xã hội-phát triển nông nghiệp hàng hoá-nông thôn cho cán bộ cơ sở cấp thôn, bản, chỉ khi có đủ tiêu chuẩn trên mới bố trí vào bộ máy lãnh đạo, quản lý.
Thứ tư, tổ chức đào tạo nông dân.
Đối với các chủ trang trại, chủ hộ sản xuất hàng hóa, phải đƣợc đào tạo về trình độ, đúng lĩnh vực ngành nghề sản xuất, kinh doanh, đúng trình độ. Nội dung đào tạo về kiến thức khoa học kỹ thuật, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm quản lý và cả kiến thức về hội nhập kinh tế. Hình thức đào tạo linh hoạt, đa dạng thông qua các câu lạc bộ khuyến nông, trang trại, hội nghề nghiệp địa phƣơng,… Các địa phƣơng có trang trại cần thành lập các câu lạc bộ để giao lƣu, trao đổi, học tập kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, thông tin thị trƣờng,…
Đối với lao động làm thuê, Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ đối với quá trình đào tạo lực lƣợng lao động trên địa bàn, nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nhất là lao động kỹ thuật cho trang trại. Ở những địa phƣơng có nhiều trang trại, lực lƣợng lao động làm thuê nhiều, tỉnh cần nghiên cứu để thành lập các tổ chức nhắm bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động và đáp ứng nhu