Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tỉnh xê kong nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 69)

2.4.2.1. Những hạn chế

- Các sản phẩm nông nghiệp hiện nay chủ yếu là sản phẩm thô, chƣa qua chế biến sâu, nên giá trị hàng hóa không cao; chƣa có nhiều mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản; giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích canh tác còn ở mức thấp (nhất là trong lĩnh vực trồng trọt); cơ sở hạ tầng kỹ thuật chƣa đáp ứng tốt yêu cầu của sản xuất hàng hóa và phòng chống thiên tai.

- Lĩnh vực sản xuất trồng trọt có những kết quả tốt nhƣng chƣa thật sự đột phá; một số sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản còn thiếu tính bền vững và phụ thuộc lớn vào thị trƣờng đầu ra sản phẩm. Việc sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi; áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, năng suất, chất lƣợng một số loại nông sản chƣa đảm bảo, chi phí sản xuất lớn, giá thành sản phẩm cao, dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp. Hiệu quả kinh tế sản xuất lâm nghiệp còn thấp chƣa tƣơng xứng với tiềm năng.

- Việc phát triển ngành nghề, quan hệ sản xuất, giải quyết vấn đề lao động ở khu vực nông thôn còn hạn chế. Các hình thức liên kết trong sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu ràng buộc chặt chẽ dẫn đến đầu ra cho sản phẩm thiếu tính bền vững. Công tác tuyên truyền về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở một số địa phƣơng còn triển khai thực hiện chƣa tốt. Một bộ phận cán bộ, ngƣời dân nhận thức về tái cơ cấu nông nghiệp còn hạn chế.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Sản xuất nông nghiệp còn chịu tác động rất lớn về điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhƣỡng và sự biến động của thị trƣờng tiêu thụ nên việc tạo ra sự đột phá trong sản xuất nông nghiệp, để mang lại hiệu quả kinh tế bền vững là khó khăn nhất là với vùng cao, tình trạng lao động kỹ thuật canh tác còn ở mức thấp.

- Điều kiện hạ tầng, kinh tế xã hội của tỉnh còn ở mức thấp, trong khi nguồn lực đầu tƣ cho thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn hạn hẹp, chƣa thu hút đƣợc nhiều nguồn lực đầu tƣ vào nông nghiệp, nhất là từ các doanh nghiệp, Hợp tác xã và các thành phần kinh tế khác.

- Quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp manh mún, khó thực hiện việc dồn điền đổi thửa; việc huy động góp đất cùng kinh doanh hoặc hợp đồng thuê đất khó thực hiện do ngƣời dân còn nặng tƣ tƣởng sản xuất kinh tế hộ, đồng thời do tỷ lệ lao động nông nghiệp còn ở mức cao (68 – 70%); từ đó khó khăn cho thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

- Tái cơ cấu nông nghiệp là một quá trình, có quy mô và phạm vi lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong khi đó, sự phối hợp hỗ trợ giữa các sở, ngành, địa phƣơng với Sở Nông – Lâm nghiệp Xê Kong còn có lúc chƣa chặt chẽ, chƣa hiệu quả.

- Một bộ phận nông dân vẫn còn tƣ tƣởng trông chờ ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc, chƣa chủ động trong đầu tƣ phát triển sản xuất. Một số cán bộ thực hiện đề án tại các địa phƣơng còn tƣ tƣởng ngại làm việc khó, đề xuất lựa chọn việc dễ để làm.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua phân tích, đánh giá thực trạng Quản lý nhà nƣớc đối với phát triển hàng hóa ở tỉnh Xê Kong đã cho thấy những năm gần đây Tỉnh đã có tốc độ tăng trƣởng khá cao, cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hƣớng tích cực.

Xê Kong đã có một số vùng hàng hoá rõ nét, tỷ trọng hàng hoá chăn nuôi và thuỷ sản ngày càng tăng. Hình thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp theo quy mô trang trại phát triển mạnh đang từng bƣớc thay thế chăn nuôi gia đình nhỏ lẻ. Chất lƣợng đàn gia súc, gia cầm và thuỷ sản đƣợc nâng lên đã nâng giá trị ngành chăn nuôi. Trong lâm nghiệp, đã có bƣớc chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển rừng kinh tế…

Tuy nhiên, việc đầu tƣ và nâng cấp các kết cấu hạ tầng nông thôn còn chƣa đồng đều; các chính sách của quá trình Quản lý nhà nƣớc còn chƣa có nhiều biện pháp hiệu quả để thúc đẩy khu vực nông nghiệp phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa; công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế;…

Từ những vấn đề tồn tại nêu trên, cần phải đƣa ra những giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Xê Kong, để những chính sách về phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa đƣợc áp dụng hiệu quả và thành công hơn.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HÀNG HÓA Ở TỈNH XÊ KONG, CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 3.1. Quan điểm nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa ở Tỉnh Xê Kong

Nhà nƣớc phải coi sản xuất nông nghiệp hàng hóa là động lực để phát triển nông nghiệp. Quan điểm thực hiện quản lý nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp hàng hóa là:

Thứ nhất: Phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm, phục vụ nhu cầu xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái… Nông nghiệp hàng hoá phát triển phải gắn liền với bảo vệ môi trƣờng sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Bởi vì, phát triển đƣợc một nền nông nghiệp sinh thái sẽ phát huy tiềm năng và đặc điểm sinh thái của tất cả các vùng trong Tỉnh. Cho nên nó đảm bảo sự cân bằng chu chuyển vật chất trong hệ sinh thái nông-lâm-ngƣ nghiệp.

Để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp ứng dụng đƣợc khoa học-công nghệ hiện đại. Do đó nó bên cạnh phát triển sản xuất, tăng trƣởng kinh tế nông nghiệp, đảm bảo an ninh lƣơng thực phải không gây tốn kém năng lƣợng, nguyên liệu, không gây cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng.

Thứ hai: Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Kinh tế nông thôn nƣớc ta nói chung và kinh tế nông thôn Xê Kong nói riêng trong những năm qua đã có những bƣớc phát triển nhất định do công cuộc đổi mới đem lại. Tuy nhiên, do kinh tế nông thôn vẫn mang tính thuần nông; các nguồn lực ở nông thôn (nhất là các nguồn lực có lợi thế) chƣa đƣợc

khai thác và sử dụng một cách hợp lý. Để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa cần thiết phải xác định và lựa chọn một phƣơng hƣớng sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh; khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả những lợi thế so sánh của địa phƣơng. Nếu sản xuất hàng hóa phát triển mạnh còn thúc đẩy mạnh mẽ phân công lao động xã hội phát triển, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa sản xuất, tạo điều kiện để khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực có lợi thế của mỗi vùng nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa dịch vụ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của xã hội.

Quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa cần phải gắn chặt chẽ với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có thể coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhƣ điều kiện cần thiết cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Tỉnh Xê Kong cần tăng đầu tƣ ngân sách cho nghiên cứu khảo nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình công nghệ mới, quy trình sản xuất an toàn, công nghệ bảo quản chế biến nông, lâm sản, tạo đột phá về năng suất, chất lƣợng và hiệu quả; ƣu tiên tập trung vào các cây trồng và vật nuôi có sản lƣợng hàng hoá lớn của tỉnh.

Thứ ba, quá trình Quản lý nhà nƣớc phải tạo những điều kiện nhằm khai thác lợi thế để phát triển nông nghiệp hàng hoá của tỉnh, đƣa nền nông nghiệp từng bƣớc hội nhập vào thị trƣờng trong nƣớc và vƣơn ra thế giới.

Sự hỗ trợ của quá trình Quản lý nhà nƣớc đối với sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập là một tất yếu. Hơn nữa nông nghiệp của tỉnh Xê Kong cũng có những lợi thế riêng, những lợi thế đó cần có môi trƣờng thuận lợi để phát triển. Chính quyền tỉnh Xê Kong có khả năng tạo ra những môi trƣờng kinh doanh thuận lợi để nông nghiệp hàng hoá phát triển. Theo quan điểm này, Tỉnh phải có các chính sách để có thể khai thác những lợi thế đó, tìm ra lợi thế so sánh về nông nghiệp để ngƣời sản xuất kinh doanh từng bƣớc hội nhập thị trƣờng trong nƣớc và vƣơn ra nƣớc ngoài.

Thứ tư, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ nông thôn, nhất là vùng miền núi.

Việc nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội của phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá đƣợc đánh giá, xem xét toàn diện và nhằm mục đích tăng thu nhập, tạo thêm việc làm cho ngƣời lao động, từng bƣớc giảm bớt chênh lệch thu nhập giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho mọi tầng lớp dân cƣ nông thôn; nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng và khai thác nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn của địa phƣơng. Vì thế, tạo cho khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển giàu có cũng có nghĩa là làm cho hơn 90% dân số Xê Kong có mức sống ổn định và phát triển.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá phải gắn với giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở khu vực nông thôn, tạo điều kiện cải thiện đời sống cho khu vực nông thôn là nhiệm vụ ƣu tiên trong suốt mọi chƣơng trình kinh tế - xã hội của tỉnh, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và miền xuôi. Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm cho nông dân, nhất là vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vùng miền núi, đồng bào dân tộc.

Tập trung nguồn lực và tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo. Tiếp tục ƣu tiên đầu tƣ phát triển nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, nhất là các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Tiếp tục thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nông thôn, bảo đảm mức sống tối thiểu cho dân cƣ nông thôn, thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. Kiểm tra, rà soát, giảm thiểu các khoản đóng góp của nông dân; tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám chữa bệnh; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình,…

Thứ năm, phát triển nông nghiệp hàng hoá phải phát huy đƣợc vai trò, tác dụng tích cực của mọi thành phần kinh tế ở nông thôn trên cơ sở đa dạng hóa hình thức sở hữu và hình thức kinh doanh.

Các chính sách và giải pháp ngoài việc chú trọng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cần phải coi sự tiến bộ về mọi mặt của ngƣời nông dân; coi trọng sự tham gia của các thành phần kinh tế nhằm phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp để phát triển nông nghiệp hàng hoá.

Để thúc đẩy nhanh sự tăng trƣởng nông nghiệp hàng hoá ở tỉnh Xê Kong trong thời gian tới, ngoài việc “Tập trung sức để phát triển nông nghiệp” cần phải coi trọng vai trò các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân; tránh tình trạng đề cao một cách phiến diện, quá mức về một thành phần hay một lĩnh vực kinh doanh nào đó. Ngoài ra, cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành kinh tế để huy động tối đa các yếu tố nguồn lực đầu tƣ vào nông nghiệp nhằm thúc đẩy nông nghiệp hàng hoá phát triển.

Thứ sáu, Quản lý nhà nƣớc cần phải tạo điều kiện thuận lợi để nông nghiệp hàng hoá phát triển. Điều kiện cho nông nghiệp hàng hoá phát triển đó là tạo lập môi trƣờng pháp lý, các chính sách để ngƣời sản xuất khai thác và phát huy nội lực.

Theo quan điểm này, Chính quyền và các sở, ban, ngành trong Tỉnh là ngƣời hoạch định chiến lƣợc, xây dựng các chƣơng trình, các kế hoạch phát triển, thiết lập chính sách hoàn chỉnh, thống nhất, đồng bộ. Đồng thời chủ thể của quá trình Quản lý nhà nƣớc phải xây dựng đƣợc một hệ thống kết cấu hạ tầng để tạo môi trƣờng chung cho các chủ thể kinh tế hoạt động kinh doanh.

Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển nông nghiệp hàng hoá mà quá trình quản lý nhà nƣớc có điều chỉnh các chính sách cho phù hợp. Nhƣng theo nguyên tắc chung chỉ nên tác động ở mức cần thiết thông qua việc thiết lập các luật lệ, tạo ra môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, ổn định cho các chủ thể kinh doanh nông nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Trong những năm tới Tỉnh đã đề ra mục tiêu tổng quát đến 2020: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nông dân, nhất là các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân đƣợc đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng các nƣớc tiên tiến trong khu vực; có đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ ở nông thôn. Nền nông nghiệp hàng hoá hiện đại, đa dạng, bền vững, hiệu quả phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh, có khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo an ninh lƣơng thực. Xã hội nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ đô thị; xã hội nông thôn ổn định, phát triển bền vững, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí đƣợc nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn vững mạnh. Trong đó, cần hƣớng tới các chỉ tiêu cơ bản sau:

- Phấn đấu đến năm 2020 tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 5% năm. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp chiếm 70% (chăn nuôi chiếm tỷ trọng 33%), lâm nghiệp chiếm 23% và thuỷ sản chiếm 7%.

- Sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 280.000 tấn. - Sản lƣợng cà phê tƣơi đạt 100.000 tấn.

- Chuyển mạnh sản xuất ngành chăn nuôi sang sản xuất hàng hoá, với sự đa dạng và cơ cấu hợp lý các loại sản phẩm có chất lƣợng, có giá trị cao phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng; Sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 43.500 tấn.

- Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản đạt 10.800 tấn.

- Trồng rừng bình quân hàng năm 13.000 ha, Sản lƣợng khai thác bình quân hàng năm: 600 - 800 nghìn m3

gỗ tròn; 8.000 - 8.500 nghìn cây tre, nứa; Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 62,5%.

- Có 15 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới.

- Dự kiến sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 là 268.464,0 ha (Đất sản xuất nông nghiệp 110.000 ha; đất lâm nghiệp 149.514 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 8.850 ha; còn lại 100 ha). Theo đó, đất nông nghiệp thì diện tích đất lâm nghiệp đƣợc mở rộng do phát triển lâm nghiệp mạnh ở vùng đồi núi; diện tích đất nuôi trồng thủy sản cũng đƣợc nâng lên cao hơn hiện nay. Đối với đất nông nghiệp truyền thống, nâng diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày cũng tăng lên.

- Dự báo thị trƣờng nông sản:

+ Thị trường trong tỉnh.

Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Xê Kong rất có tiềm năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tỉnh xê kong nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)