Bối cảnh mới và tác động của nó đến kết quả thực hiện pháp luật về bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 81 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Bối cảnh mới và tác động của nó đến kết quả thực hiện pháp luật về bồ

luật về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn huyện Thủy Nguyên

Hiện nay, tại huyện Thủy Nguyên có một số những dự án mới đƣợc triển khai và với bối cảnh mới này thì có những tác động đến kết quả thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất. Qua những bối cảnh và thấy đƣợc tác động của chúng để xác định và đƣa ra các giải pháp thích hợp để nâng cao kết quả thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất.

Với một số dự án cụ thể nhƣ dự án tổ hợp Resort sông Giá tại xã Lƣu Kiếm, dự án khi đô thị Bắc sông Cấm là trung tâm hành chính, chính trị, trung tâm thƣơng mại giao dịch quốc tế, dịch vụ tài chính ngân hàng của thành phố; dự án cụm công nghiệp nam cầu Kiền,… Những dự án này thể hiện những ƣu điểm, hạn chế nhất định đối với sự phát triển bền vững của huyện Thủy Nguyên. Chúng phù hợp điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố Hải Phòng; phù hợp với phát triển kinh tế của huyện và thành phố tuy nhiên chƣa phát huy lợi thế phát triển kinh tế của các địa phƣơng.

Mục tiêu đến năm 2025 huyện trở thành là vùng đô thị, vùng công nghiệp phát triển và vùng nông thôn mới trù phú đời sống cao hƣớng ra phía Bắc của thành phố và mục tiêu lớn là trở thành trung tâm hành chính chính trị bắc sông Cấm, khu đô thị và công nghiệp Bến Rừng.

Dự báo bối cảnh mới về kinh tế, dân số:

Xây dựng huyện Thủy Nguyên trở thành một vùng kinh tế động lực, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,

là hƣớng phát triển đô thị quan trọng của thành phố Hải Phòng; có công nghiệp, dịch vụ và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, là một trong những trung tâm công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, trung tâm văn hóa, thể thao, du lịch sinh thái quan trọng của thành phố; có hệ thống chính trị, quốc phòng – an ninh vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: giai đoạn 2020 - 2025 nhịp độ tăng GDP đạt 15,7%/năm với cơ cấu kinh tế đến năm 2025: Công nghiệp, xây dựng – Dịch vụ - Nông nghiệp theo tỷ lệ tƣơng ứng: 64,6% - 31,6% - 4,0%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đƣợc dự báo sẽ định hƣớng chuyển dịch từ cơ cấu công nghiệp – dịch vụ - công nghiệp chuyển sang cơ cấu dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp.

- Dự báo tăng trƣởng dân số: dân số của huyện năm 2018 là 305.860 ngƣời. Dự báo cơ cấu dân số huyện Thủy Nguyên theo quy hoạch kinh tế - xã hội sau khi đó tách vùng kinh tế Đình Vũ – Cát Hải và vùng đô thị Bắc sông Cấm sẽ là: dân số khu đô thị và công nghiệp bến Rừng đạt 52.000 ngƣời; dân số khu đô thị bắc sông Cấm đến năm 2020 đạt 251.000 ngƣời; dân số huyện Thủy nguyên đến năm 2020 còn lại sau khi đã tách riêng phần khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải và khu đô thị Bắc sông Cấm nằm trong vùng huyện sẽ là khoảng 255.000 ngƣời. Chính những biến đổi này đã có tác động đến kết quả thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất.

Tác động trong đền bù, giải phóng mặt bằng rất đa dạng, có thể phân ra thành hai loại chính: lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất. Lợi ích vật chất trong đền bù và phóng mặt bằng bao gồm đất và các tài sản gắn liền với đất. Trong đa số các trƣờng hợp đây là bất động sản. Ở Việt Nam nói chung và ở Thủy Nguyên nói riêng, đất có vai trò rất quan trọng vì tƣ cách pháp lý của

đất không chỉ quyết định giá trị đền bù của đất, mà còn ảnh hƣởng đến tƣ cách pháp lý của các công trình gắn liền với đất, và dẫn đến mức độ đền bù đối với các công trình đó. Các tài sản gắn liền với đất rất đa dạng bao gồm nhà ở, các công trình xây dựng khác, cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt, ở nƣớc ta có các mồ mả chôn rải rác ở các khu dân cƣ. Tất cả các loại lợi ích này đều là đối tƣợng của đền bù và phóng mặt bằng ở Việt Nam nói chung và ở Thủy Nguyên nói riêng. Ở nƣớc ta các mục đích đền bù và phóng mặt bằng bao gồm: lợi ích công cộng, lợi ích quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc vì mục đích phát triển kinh tế. Trong đó, theo pháp luật hiện hành, mục đích kinh tế, mục đích phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc xét duyệt. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với đất đai cần phải có những bƣớc tiến dài, có hệ thống để có thể thực sự “điều tiết” đƣợc đất đai trong khung cảnh kinh tế mở, hội nhập.

Định hƣớng, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện Thủy Nguyên:

Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đã xác định hƣớng phát triển của huyện Thủy Nguyên là công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng ƣu tiên phát triển nông nghiệp – dịch vụ - công nghiệp chuyển sang dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp cụ thể bao gồm:

- Định hƣớng phát triển quốc lộ 10 kết nối kinh tế - xã hội của vùng Duyên hải Bắc bộ.

- Định hƣớng phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung của thành phố trên địa bàn huyện Thủy Nguyên nhƣ cụm công nghiệp Bến Rừng, khu công nghiệp Minh Đức, cụm công nghiệp Gia Minh, khu công nghiệp Nam cầu Kiền, và khu công nghiệp và đô thị VSIP.

- Định hƣớng xây dựng và phát triển các khu trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản và các cơ sở dịch vụ hậu cần, trạm trại phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Định hƣớng xây dựng và phát triển các khu vực công nghiệp, cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền, công nghiệp nhẹ, thực phẩm, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống và các cơ sở dịch vụ vận tải kho bãi, hậu cần, trạm trại phục vụ sản xuất công nghiệp.

Hệ thống kết cấu hạ tầng: Phát triển nhanh và đồng bộ mạng lƣới giao thông trên địa bàn để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Đảm bảo phát triển hệ thống cung cấp nƣớc sạch, phấn đấu năm 2020 có 100% dân số đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh, năm 2030 cơ bản dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch. Về vệ sinh và môi trƣờng: Bảo vệ nguồn nƣớc mặt sông hồ đều đạt tiêu chuẩn môi trƣờng Việt Nam tƣơng ứng với chức năng sử dụng của mỗi nguồn nƣớc; Giảm thiểu ô nhiễm bụi và ngăn ngừa ô nhiễm khí thải độc hại trên địa bàn thị xã... Giữ vững trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, sẵn sang phục vụ mọi tình huống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)