Các yếu tố tác động đến kết quả thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các yếu tố tác động đến kết quả thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ

thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất

Các yếu tố chung

Về kinh tế:

Thị trƣờng bất động sản tác động vào công tác này bởi nó là nơi giải quyết quan hệ về cung - cầu bất động sản trong một thời gian và không gian nhất định. Việc hình thành và phát triển thị trƣờng bất động sản góp phần giảm thiểu việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tƣ; đồng thời, ngƣời bị thu hồi đất có thể tự mua hoặc thuê đất đai, nhà cửa mà không nhất thiết phải thông qua Nhà nƣớc thực hiện chính sách TĐC và bồi thƣờng. Ngoài ra, giá

cả của bất động sản đƣợc hình thành trên thị trƣờng và nó sẽ tác động tới giá đất tính bồi thƣờng.

Hơn nữa, kết quả thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất còn chịu tác động trực tiếp bởi cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc hiện đại.

Ngoài ra, nguồn vốn là yếu tố tác động lớn đến vấn đề này. Có thể nói nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng là một trong những nhân tố quyết định đến tiến độ thực hiện của công tác giải phóng mặt bằng bao gồm Ngân sách nhà nƣớc và vốn xã hội hóa. Thực tiễn cho thấy, rất nhiều công trình do thiếu vốn hoặc bố trí vốn không kịp thời nên quá trình thực hiện phát sinh rất nhiều vƣớng mắc. Về nguyên tắc ngay sau khi phƣơng án bồi thƣờng đƣợc phê duyệt thì phải trả ngay tiền bồi thƣờng cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nhƣng do không có tiền hoặc thiếu tiền nên không chi trả kịp thời. Đến khi có tiền chi trả thì giá đất, giá vật liệu xây dựng lên cao, ngƣời dân không nhận tiền và đề nghị phải tính trƣợt giá làm nảy sinh thêm nhiều khó khăn mới.

Xã hội:

Nhân tố xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức điều hành quản lý xã hội và tăng cƣờng chức năng quản lý của nhà nƣớc về mọi lĩnh vực nói chung cũng nhƣ về lĩnh vực đất đai nói riêng. Và trong việc thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ thì kết quả phụ thuộc vào nhiều ở yếu tố xã hội. Một chính sách quản lý đất đai đúng đắn phải đề cập đến các yếu tố xã hội, từ đó nó không những làm ổn định xã hội mà còn tăng cƣờng vai trò quản lý của nhà nƣớc và cơ quan quản lý. Các yếu tố xã hội nhƣ việc làm, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc bảo vệ cho nhân dân, ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, văn hoá, y tế, dân tộc… cũng ảnh hƣởng đến công tác thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất.

Giải quyết đƣợc việc làm sẽ góp phần đảm bảo trật tự an ninh trong xã hội, giảm bớt các tệ nạn xã hội do thiếu việc làm gây ra, điều đó sẽ thể hiện rõ bản chất của một chế độ do con ngƣời vì con ngƣời và tạo mọi điều kiện để con ngƣời tự do sáng tạo nuôi sống mình, đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội.

Yếu tố này làm cho công tác quản lý đất đai đƣợc nhẹ nhàng hơn và hiệu lực quản lý từng bƣớc đƣợc nâng cao. Bởi vì các tệ nạn xã hội đã bị giảm bớt, công bằng xã hội đƣợc thiết lập và đảm bảo cho cơ quan quản lý thực hiện trách nhiệm quản lý dễ dàng hơn. Việc thực hiện chính sách ngƣời có công với cách mạng nhƣ tặng nhà tình nghĩa, không phải nộp tiền thuê đất … là công việc quản lý thể hiện truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn của dân tộc ta. Tập trung đầu tƣ cho giáo dục, văn hoá để nâng cao nhận thức về pháp luật cho mọi ngƣời là việc làm quan trọng, để cho mọi ngƣời thấy rõ đƣợc chủ trƣơng, đƣờng lối chính ssách của Đảng trong công tác quản lý. Sự ổn định về mặt xã hội là yếu tố để nâng cao hiệu quả quản lý đất đai. Một yếu tố quan trọng khác cũng có ảnh hƣởng đến quản lý đất đai đó là phong tục tập quán của ngƣời dân cũng nhƣ tâm lý của họ trong đời sống xã hội. Tập quán sinh sống làng xã, cộng đồng, nhiều thế hệ cùng chung sống trong một gia đình, đất đai do ông bà tổ tiên để lại không có giấy tờ hợp pháp cũng chẳng kàm cho họ bận tâm vì họ nghĩ chẳng ai có thể đuổi họ đi chỉ vì không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay sở hữu nhà ở. Mặt khác đất sử dụng lại không có chủ cụ thể do chuyển đổi từ nhiều đời không có giấy tờ chứng minh vì vậy gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai nhất là ở khu vực nông thôn hiện nay.

Văn h a:

Văn hóa có một ảnh hƣởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để

điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tƣơng thích với cuộc sống. chính văn hóa điều chỉnh hành vi của con ngƣời mạnh hơn cả pháp luật. Do đó, pháp luật hay mọi khế ƣớc xã hội phải đƣợc xây dựng dựa trên những kinh nghiệm văn hóa chứ không phải chỉ là những kinh nghiệm pháp lý. Để xây dựng một hệ thống pháp luật với tinh thần nhƣ vậy, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thừa nhận tính đa dạng tự nhiên của cuộc sống và đảm bảo tính đa khuynh hƣớng của văn hóa. Đó là một nền văn hóa lành mạnh - nền tảng của một hệ thống pháp luật lành mạnh.

Đạo đức:

Đạo đức của con ngƣời là một yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất. Ý thức là điều kiện cần thiết đối với chủ thể áp dụng pháp luật. Một khi chủ thể có những trí thức về pháp luật cần thiết, họ sẽ có những hành vi tích cực, biết sử dụng pháp luật vào việc làm hợp pháp không trái pháp luật. Và chính đạo đức tác động rất lớn đến hành vi của con ngƣời thông qua yếu tố tƣ tƣởng, tâm lý. Đạo đức chính là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất. Đạo đức chính là một hình thái ý thức xã hội, là tổng thể các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con ngƣời tự giác điều chỉnh hành vi của mình trong việc thực hiện pháp luật.

Yếu tố thuộc về môi trường:

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tác động đến nội dung các quy định của pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp thể hiện trên một số khía cạnh cơ bản: Trong trƣờng hợp thật cần thiết khi Nhà nƣớc có nhu cầu sử dụng đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; lợi ích quốc gia,… thì Nhà nƣớc thực hiện việc thu hồi đất có

bồi thƣờng cho ngƣời sử dụng đất chứ Nhà nƣớc không mua đất của chủ đất nhƣ các nƣớc có chế độ sở hữu tƣ nhân về đất đai; Không phải bất cứ ngƣời bị thu hồi đất nào cũng đƣợc Nhà nƣớc bồi thƣờng mà chỉ những ngƣời sử dụng đất đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định mới đƣợc bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất; Không phải bất cứ cơ quan Nhà nƣớc nào cũng có thẩm quyền thu hồi đất mà chỉ những cơ quan đƣợc pháp luật quy định có thẩm quyền thu hồi đất thì mới đƣợc thu hồi.

Khi thị trƣờng bất động sản phát triển, sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng nhờ việc nhanh chóng xác định đƣợc hệ số K thông qua giá chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trƣờng, việc xác định đƣợc tính hợp pháp hay không hợp pháp, thời gian mua bán, chuyển nhƣợng, giá nhà và đất. Trong thị trƣờng bất động sản các quan hệ mua bán nhà đất đƣợc công khai và các thông tin này luôn đƣợc kiểm soát và cập nhật ở cơ quan quản lý thuế. Giá đất để tính bồi thƣờng, hỗ trợ đƣợc xác định trên cơ sở giá đất do UBND thành phố ban hành theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số điều chỉnh K. Hệ số điều chỉnh K đƣợc xác định chủ yếu trên cơ sở quan hệ tỷ lệ giữa giá đất tính theo khả năng sinh lợi với giá đất do UBND thành phố ban hành hoặc trên cơ sở quan hệ tỷ lệ giữa giá chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất thực tế.

Các yếu tố chuyên biệt

S công khai, minh bạch:

Công khai, minh bạch chính sách bồi thƣờng, có sự tham gia của ngƣời dân và cán bộ lãnh đạo các cấp trong quá trình thực hiện. Thu hồi đất không chỉ là một phƣơng thức thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà nƣớc mà còn là giải pháp đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Trên thực tế, thu hồi đất là hoạt động khó khăn, phức tạp và dễ phát sinh tham nhũng, tranh chấp, khiếu

kiện, bởi hoạt động này trực tiếp đụng chạm đến lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau: Nhà nƣớc, xã hội, lợi ích của ngƣời bị thu hồi đất và lợi ích của ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ việc Nhà nƣớc thu hồi đất… Trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời bị thu hồi đất không đồng thuận với việc thu hồi và phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xác định. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do sự thiếu công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện việc thu hồi đất.

S công bằng:

Đảm bảo sự công bằng trong thu hồi đất. Việc thu hồi đất đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nƣớc, ngƣời bị thu hồi đất và nhà đầu tƣ. Không để xảy ra tình trạng trong một khu vực bị thu hồi đất nhƣng có ngƣời hƣởng lợi, giàu nhanh nhờ Nhà nƣớc thu hồi đất của ngƣời khác, trong khi có ngƣời bị thu hồi đất lại nghèo đi. Cân bằng lợi ích là việc Nhà nƣớc, thông qua pháp luật, cơ chế chính sách để giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích công cộng và lợi ích chính đáng của những ngƣời có đất bị thu hồi. Đây có thể đƣợc xem nhƣ là một nguyên tắc tối ƣu cần phải đƣợc lựa chọn để bảo vệ lợi ích cho cả hai bên.

Giá trị đền bù:

Việc xác định giá đất để tính bồi thƣờng cho ngƣời bị thu hồi đất phải dựa trên cơ sở giá thị trƣờng trong điều kiện bình thƣờng, phù hợp với mục đích của từng loại đất. Giá đất do đơn vị tƣ vấn xác định, đƣợc cơ quan Nhà nƣớc thẩm định trƣớc khi phê duyệt để tính bồi thƣờng. Thông thƣờng, bảng giá đất đƣợc dùng làm căn cứ tính tiền sử dụng đất khi Nhà nƣớc công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức.

Một trong những vấn đề đang gây ách tắc cho công tác bồi thƣờng, GPMB hiện nay đó là giá bồi thƣờng cho ngƣời có đất bị thu hồi. Giá đất là

số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nƣớc quy định hoặc đƣợc hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất. Để xác định đƣợc giá đất chính xác và đúng đắn chúng ta cần phải có những hiểu biết về định giá đất. Định giá đất đó là những phƣơng pháp kinh tế nhằm tính toán lƣợng giá trị của đất bằng hình thái tiền tệ tại một thời điểm khi chúng tham gia trong một thị trƣờng nhất định. Hay nói cách khác, định giá đất đƣợc hiểu là sự ƣớc tính về giá trị quyền sử dụng đất bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích cụ thể đã đƣợc xác định tại một thời điểm xác định. Khi định giá đất ngƣời định giá phải căn cứ vào mục đích sử dụng của từng loại đất tại thời điểm định giá để áp dụng phƣơng pháp định giá đất cho phù hợp với thực tế. Vì thế giá trị đền bù là yếu tố ảnh hƣởng khá lớn đến kết quả thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Ở chƣơng 1, tác giả đã đƣa ra các khái niệm, đặc điểm của việc thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất, đây là cơ sở lý luận là tiền đề để nghiên cứu và phân tích thực trạng việc thực hiện pháp luật trong vấn đề này ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng trong chƣơng 2. Cụ thể, tác giả đã phân tích, đƣa ra khái niệm về thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất; đƣa ra các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nó đồng thời đƣa ra các yếu tố làm ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN THỦY NGUYÊN – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Tổng quan

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

2.1.1.1. Điều kiện t nhiên

Nằm ở phía bắc thành phố, phía đông và phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh qua sông Đá Bạc và sông Bạch Đằng; phía nam giáp với quận Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An và huyện An Dƣơng (Hải Phòng) qua sông Cửa Cấm; phía tây tiếp giáp với huyện Kinh Môn (tỉnh Hải Dƣơng) qua sông Hàn và sông Kinh Thầy. Thuỷ Nguyên là huyện có diện tích lớn thứ hai của thành phố Hải Phòng với tổng diện tích tự nhiên là 24.279,9 ha, chiếm 15,6% diện tích thành phố, dân số trên 30 vạn ngƣời; có vị trí thuận lợi giao lƣu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với khu vực nội thành và với các tỉnh xung quanh. Có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực, về quỹ đất cho phát triển công nghiệp, đô thị và cơ sở hạ tầng; thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa dạng về ngành nghề bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản và du lịch. Hiện nay huyện đƣợc xác định là một trong những khu vực phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch lớn của thành phố Hải Phòng.

Thuỷ Nguyên đƣợc bao bọc hoàn toàn bởi hệ thống sông, toàn huyện có 3 vùng cảnh quan chính là:

- Vùng núi đá vôi xen kẽ nằm ở phía Đông Bắc huyện gồm các xã: Liên Khê, Lƣu Kiếm, Gia Minh, Minh Tân, Gia Đức và thị trấn Minh Đức. Trong

cây nằm xen kẽ với đồng ruộng và khu dân cƣ, một số ngọn núi ở khu vực Tràng Kênh đang đƣợc khai thác để làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng thông thƣờng, chân các dãy núi đá vôi có nhiều đầm ruộng trũng hay bị ngập úng trong mùa mƣa bão.

- Vùng đồi núi đất xen kẽ đồng bằng: Là vùng chạy dọc theo tỉnh lộ 352 gồm các xã: An Sơn, Lại Xuân, Kỳ Sơn, Phù Ninh, Quả ng Thanh, Chính Mỹ, Đông Sơn, Thuỷ Sơn, Thuỷ Đƣờng, Kênh Giang, Hoà Bình và Trung Hà. Trong vùng rải rác có các núi đất cao trung bình từ 30 - 100 m, phần lớn đã đƣợc phủ xanh bởi rừng. Các khu đồng bằng không còn bị ảnh hƣởng trực tiếp của thuỷ triều, đất đai đƣợc cải tạo sử dụng để trồng lúa từ lâu đời.

- Vùng đồng bằng ven biển: Gồm các xã còn lại nằm ở phía Nam huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 29)