Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú thọ II (Trang 101 - 104)

Thứ nhất, không ngừng thực hiện các giải pháp nhằm ổn định môi trường kinh tế - chính trị - xã hội.

Đảm bảo môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định giúp các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác có được sự yên tâm trong hoạt động, đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ đó tạo điều kiện phát triển và đảm bảo tính ổn định bền vững của nền kinh tế, giúp doanh nghiệp có khả năng thanh toán vốn vay, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác, chính việc bất ổn của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội lại gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, dẫn tới khả năng doanh nghiệp khó khăn trong việc thanh toán các khoản vay, chính từ đó lại càng làm cho nền kinh tế - chính trị - xã hội thêm bất ổn.

Về mặt kinh tế, nền kinh tế thế giới hiện nay còn đang trong giai đoạn khó khăn, chưa phục hồi. Chính điều này đã ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh tế Việt Nam, hiện nay nền kinh tế Việt Nam cũng chưa phục hồi kể từ khủng hoảng kinh tế

năm 2008. Với tỷ lệ lạm phát tương đối cao và tốc độ tăng trưởng khiêm tốn kể từ sau năm 2008 tới nay đã dần được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều điểm đáng quan ngại. Ngoài ra, trong những năm gần đây với các hoạt động khiêu khích, xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc cũng đã khiến nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ mà đặc biệt là sự sụt giảm của thị trường chứng khoán kể từ thời điểm Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển của Việt Nam.

Cũng chính bởi những bất ổn như trên mà nền nông nghiệp của Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn nhất định bởi nhìn chung kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc chiếm một tỷ trọng rất lớn. Bên cạnh đó, các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản phần lớn được xuất khẩu sang Trung Quốc. Chính vì việc tập trung lớn vào một thị trường như vậy nên dù một biến cố rất nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam nói chung và lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp nói riêng. Trong khi đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Namlại là ngân hàng cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Chính vì thế, yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay là nhà nước không ngừng thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho hoạt động nông nghiệp nông thôn, mở rộng các thị trường xuất nhập khẩu tránh tình trạng lệ thuộc vào một số quốc gia nhất định dẫn tới rủi ro cao khi có biến cố xảy ra. Ngoài ra cũng cần thực hiện các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, các chính sách tiền tệ linh hoạt, giảm thâm hụt ngân sách nhà nước.

Về mặt chính trị - xã hội, trong những năm gần đây với nhiều biến cố bất ổn về mặt chính trị xã hội trên thế giới đã cho thấy rằng sự cấp thiết không ngừng nỗ lực để đảm bảo ổn định về mặt chính trị xã hội. Bên cạnh đó, ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng gặp không ít những biến cố gây bất ổn về chính trị xã hội, song Đảng và Nhà nước ta đã rất khéo léo, kiên trì và nỗ lực thực hiện những biện pháp ngoại giao và bảo vệ chủ quyền khéo léo, mềm dẻo trước những hành động xâm phạm chủ quyền của nước làng giềng. Chính vì thế, dù gặp các rất nhiều các biến cố lớn nhỏ bởi nhiều yếu tố xong nền chính trị - xã hội Việt Nam vẫn luôn duy

trì được tính ổn định, bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngành nghề, lĩnh vực kinh tế khác nhau phát triển. Chính bởi như vậy, Đảng, Nhà nước và Chính phủ không ngừng duy trì và thực hiện các biện pháp khác nhau nhằm đảm bảo ổn định nền chính trị xã hội.

Thứ hai, không ngừng nỗ lực nhằm hoàn thiện và ổn định hóa môi trường pháp lý

Hiện nay, môi trường pháp lý về mọi mặt nói chung và trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói riêng đều chưa hoàn thiện và ổn định. Nhiều quy định còn chồng chéo, thiếu sự hướng dẫn cụ thể gây khó khăn cho các đối tượng nói chung và tổ chức tín dụng, ngân hàng và các đối tượng liên quan nói riêng. Bên cạnh đó, chính vì đang trong quá trình không ngừng đổi mới và hoàn thiện nên các chính sách pháp lý của Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực tài - chính ngân hàng đều thường xuyên thay đổi, cập nhật, sửa đổi bổ sung gây nhiều khó khăn cho các đơn vị trong việc áp dụng. Ngoài ra, nhiều sự thay đổi diễn ra chóng vánh khi có những thông tư, nghị định chỉ vừa ban hành được một vài tháng đã lại được sửa đổi, bổ sung gây bối rối cho đơn vị áp dụng. Chính vì thế, Chính phủ không ngừng hoàn thiện nhưng phải đi đôi với việc đảm bảo ổn định cho môi trường pháp lý, tránh việc thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho doanh nghiệp. Khi ban hành các cơ chế, chính sách mới, Chính phủ cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và trong quá trình soạn thảo, ban hành cần phải có sự tham gia góp ý của bản thân các tổ chức tín dụng, ngân hàng và các đối tượng liên quan khác. Đồng thời, cũng phải có một khoảng thời gian cho các đơn vị cập nhập xem xét để áp dụng tránh trường hợp vừa mới ban hành đã áp dụng luôn gây khó khăn cho doanh nghiệp về việc cập nhập các cơ chế, chính sách này.

Thứ ba, không ngừng hỗ trợ, phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp góp phần giảm thiểu rủi ro đối với các khoản vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Chính phủ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ và phát triển lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Áp dụng các

thành tựu khoa học kỹ thuật trong hoạt động nông nghiệp nông thôn. Trên cơ sở đó, đảm bảo tính bền vững của lĩnh vực này.

Ngoài ra, Chính phủ cần tạo điều kiện phát triển đối với lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp. Nỗ lực xây dựng, hoàn thiện, và đảm bảo ổn định khung pháp lý cho thị trường này, tăng cường hệ thống thông tin và dữ liệu, nâng cao năng lực đào tạo, hỗ trợ phát triển sản phẩm.

Việc thực hiện giảm thiểu rủi ro cho vốn vay thông qua việc phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp là công việc đầy khó khăn, thử thách, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau từ việc nghiên cứu tới thử nghiệm, và triển khai. Tuy nhiên, nếu thực hiện tốt thì tất yếu sẽ mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế quốc dân, giảm thiểu rủi ro cho người vay vốn cũng như các tổ chức tín dụng, ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú thọ II (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)