1.2.3.1. Chỉ tiêu định tính:
Chỉ tiêu về tình hình nợ quá hạn, nợ xấu
Hai chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn, nợ xấu tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.
Tỷ lệ nợ quá hạn= Số dư nợ quá hạn
Tổng dư nợ *100%
Tỷ lệ nợ xấu=Số dư nợ xấu
Tổng dư nợ *100%
Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lượng tín dụng của ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của
khoản vay. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.
Theo TT02/2013/TT-NHNN thì “khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn”.
Nợ được chia ra thành 5 nhóm, bao gồm:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): quá hạn từ 1 đến 10 ngày Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): quá hạn từ 11 đến 90 ngày Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): quá hạn từ 91 đến 180 ngày Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): quá hạn từ 181 đến 360 ngày Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): quá hạn trên 360 ngày
Trong đó nợ quá hạn là những khoản nợ được chia vào các nhóm từ nhóm 2 đến nhóm 5, nợ xấu là những khoản nợ được xếp vào các nhóm từ nhóm 3 đến nhóm 5.
Chỉ tiêu về tình hình dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đích của việc sử dụng dự phòng rủi ro của một ngân hàng là nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả do giải thể, phá sản, chết, mất tích, hoặc khi khoản nợ được xếp vào nhóm 5.
Dự phòng tín dụng được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng bao gồm: (i) Dự phòng cụ thể - để bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay; (ii) Dự phòng chung - bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Tỷ lệ dự phòng RRTD=Dự phòng RRTD được trích lập Dư nợ cho kỳ báo cáo
Khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất=Dự phòng RRTD được trích lập Nợ xấu
Hệ số khả năng bù đắp RRTD=Dự phòng RRTD được trích lập Nợ quá hạn khó đòi
Việc sử dụng dự phòng được sử dụng theo nguyên tắc là sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mại tài sản không đủ thu hồi nợ thì mới sử dụng dự phòng chung. Mỗi ngân hàng cần có cách tính dự phòng phù hợp vừa đủ để bù đắp rủi ro vừa tránh để chi phí tăng cao ảnh hưởng đến thu nhập ròng.
1.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng:
- Quy mô tín dụng: Không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp RRTD nhưng nếu quy mô tín dụng tăng quá nóng, không tương ứng với khả năng kiểm soát của ngân hàng thì lúc đó, quy mô tín dụng sẽ phản ánh RRTD. Quy mô tín dụng thể hiện rõ qua các chỉ tiêu:
Dư nợ trên tổng tài sản = Tổng dư nợ/Tổng tài sản
Dư nợ bình quân trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng dư nợ/Tổng số cán bộ tín dụng bình quân.
Số lượng khách hàng trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng số khách hàng/Tổng số cán bộ tín dụng bình quân.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế = Tốc độ tăng trưởng tín dụng/Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Nếu ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng theo hướng nới lỏng tín dụng cho các khách hàng sẽ dẫn đến rủi ro là khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay… điều này sẽ gây rủi ro cho ngân hàng.
- Cơ cấu tín dụng: Phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền... do đó, tuy không phản ánh trực tiếp mức độ rủi ro, nhưng nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh RRTD tiềm năng. Cơ cấu tín dụng chia theo các nhóm: Cơ cấu tín dụng theo ngành (Nếu tập trung cho vay vào những ngành có độ rủi ro cao thì rủi ro không trả được nợ ngân hàng cũng cao); Cơ cấu tín dụng theo loại hình (DN nhà nước, DN tư nhân,
có sự biến động mạnh hay bất lợi về tỷ giá; khả năng không đáp ứng của nguồn vốn huy động theo từng loại tiền tệ đối với dư nợ cho vay)...