Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú thọ II (Trang 84 - 87)

Mô hình quản trị rủi ro của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ II nói riêng ngày càng được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu hoạt động và thông lệ quốc tế. Trong đó, các vai trò, chức năng của từng bộ phận, phòng ban được quy định rõ ràng, cụ thể trong sổ tay tín dụng của ngân hàng. Trong đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại trụ sở chính (Trung tâm điều hành) cũng như tại các chi nhánh của Ngân hàng. Trên cơ sở đó, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tính sáng tạo của các phòng ban trong hệ thống nhưng không làm ảnh hưởng tới tính thống nhất của hệ thống.

Một là, các cơ chế chính sách tín dụng đối với khách hàng đã được ban hành theo đúng quy định của các văn bản nhà nước, ngày càng phù hợp với thông lệ hoạt động tín dụng quốc tế

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Namđã xây dựng được bộ sổ tay tín dụng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội cũng như các đáp ứng các yêu cầu, thông lệ hoạt động tín dụng quốc tế. Bộ sổ tay tín dụng này đã được triển khai rộng rãi trong toàn hệ thống ngân hàng.

Các cơ chế, chính sách khi ban hành hoặc điều chỉnh các cơ chế chính sách đều được xem xét tới sự phù hợp với từng cấp độ quản lý, bám sát định hướng, mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng cũng như phải phù hợp với năng lực tài chính của Ngân hàng.

Kèm theo bộ sổ tay tín dụng là một loạt các quy định thường xuyên được cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp như các quy định, hướng dẫn về việc đánh giá, xếp hạng khách hàng hay các quy định về việc phân cấp quyết định cấp tín dụng.

Hai là, quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng được quy định rõ ràng, chặt chẽ

Phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như yêu cầu về quản trị rủi ro cho ngân hàng trong từng thời kì, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam–

Chi nhánh Phú Thọ II thường xuyên cập nhật, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng của mình. Quy trình cấp tín dụng được xây dựng khá chặt chẽ cho từng nhóm đối tượng khách hàng, bên cạnh đó cũng đã hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc xem xét tài sản đảm bảo. Các quy định, hướng dẫn này làm cơ sở, tiền đề cho hoạt động của ngân hàng cũng như giảm thiểu rủi ro đối với ngân hàng. Đồng thời, các quy định được ban hành đều chỉ rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân.

Ngoài ra, việc phân cấp, phân quyền phê duyệt tín dụng cũng đã được quy định một cách chặt chẽ, đầy đủ. Ngoài ra cũng có sự hướng dẫn khá chi tiết đối với việc phê duyệt các khoản tín dụng trong quyền phê duyệt và các khoản tín dụng vượt thẩm quyền phê duyệt của các chi nhánh trong ngân hàng. Cụ thể, theo Quyết định số 438/QĐ-HĐTV-TD ngày 08/5/2017 của Hội đồng thành viên Agribankvề ban hành Quy định phân cấp quyết định cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có quy định như sau:

Thẩm quyền cấp tín dụng của Hội đồng thành viên: quyết định phê duyệt cấp tín dụng đối với những trường hợp vượt thẩm quyền quyết định tín dụng của Tổng giám đốc và với mức cấp tín dụng đối với một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Namthì phải được Thống đốc NHNN cho phép.

Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Tổng Giám đốc: Phê duyệt cấp tín dụng đối với một khách hàng tối đa là 1.000 tỷ đồng .

Thẩm quyền của Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ II đối với khách hàng pháp nhân xếp hạng AAA, AA, A là 120 tỷ đồng; xếp hạng BBB, BB là 100 tỷ đồng; và đối với khách hàng cá nhân xếp hạng AAA, AA, A là 30 tỷ đồng; xếp hạng BBB, BB là 20 tỷ đồng.

Ba là, hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng ngày càng được hoàn thiện và phù hợp với thông lệ quốc tế

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Namđã xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng cho các đối tượng đa dạng bao gồm: khách hàng doanh nghiệp, khách hàng hộ nông dân, khách hàng hộ kinh doanh, khách

hàng là các tổ chức định chế tài chính. Các nhóm đối tượng khách hàng này được phân loại theo 10 nhóm ngành nghề, sau đó phân loại sâu hơn ở 34 ngành nghề khác nhau. Căn cứ vào đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ II thực hiện chấm điểm khách hàng hàng quý. Thông thường khi chấm điểm khách hàng, Ngân hàng căn cứ vào các bộ chỉ tiêu gồm cả các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính.

Bốn là, chất lượng nợ và cơ cấu tín dụng chuyển biến theo chiều hướng tích cực

Trong những năm gần đây, chất lượng nợ và cơ cấu tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Phú Thọ II không ngừng được cải thiện thông các các chỉ tiêu về nợ quá hạn và nợ xấu. Cùng với đó là chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro. Ngoài các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng thì còn có những chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ II đó là các chỉ tiêu về việc xử lý rủi ro và thu hồi nợ đã xử lý. Đây là hai chỉ tiêu đánh giá phần nào năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng, qua bảng số liệu cũng cho thấy, năng lực quản trị này ngày càng được cải thiện tuy nhiên còn chưa rõ rệt. Tóm lại, qua những số liệu phân tích ở trên cho thấy, chất lượng và cơ cấu nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam -Chi nhánh Phú Thọ II ngày càng được cải thiện.

Năm là, công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng không ngừng được tăng cường

Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Phú Thọ IIluôn chú trọng công tác quản trị rủi ro tín dụng, do đó công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng cũng không ngừng được tăng cường, cải thiện. Việc tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát tín dụng được thể hiện trên các khía cạnh sau:

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Phú Thọ II không ngừng xây dựng và hoàn thiện các văn bản, quy định và quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát nội bộ cho phù hợp với quy định chung của Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và tính hình thực tế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ II trong những năm gần đây.

- Các cán bộ được bố trí thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát được lựa chọn khắt khe cả về mặt đạo đức cũng như chuyên môn nghiệp vụ.

- Thường xuyên tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát theo các chuyên đề và kết hợp với kiểm tra chéo. Thông qua các cuộc kiểm tra, kiểm soát này đã rà soát được những ưu điểm cần phát huy đồng thời chỉ ra những tồn tại, yếu kém trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém đó.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế Thứ nhất, mô hình tổ chức quản lý chưa phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú thọ II (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)