Tình hình thực hiện quytrình quản trị rủirotíndụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú thọ II (Trang 62 - 84)

2.2.3.1. Công tác nhận diện rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng chủ yếu được nhận diện trong

tín dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu quy trình tín dụng là cần thiết nhằm thực hiện các khâu của quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh

ểm tra kiểm soát nội bộ: có nhiệm vụ chủ yếu là đánh giá m ủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro từ góc độ kinh doanh của

ệp vụ tại Chi nhánh; thường xuyên kiểm tra và đánh giá vi ành pháp luật, các quy định của NHNN Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam ĩnh vực tín dụng tại chi nhánh nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, sai

ết điểm trong hoạt động tín dụng, từ đó đề xuất các biện pháp chấn ỉnh sửa chữa, khắc phục có hiệu quả; định kỳ, tiến hành kiểm tra kiểm soát về ạt động tín dụng tại chi nhánh; đưa ra các kiến nghị cải thiện các chính sách, quy

ụ sở chính.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tạiNgân hàng Nông nghi ển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Th

Tình hình thực hiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng

ận diện rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng chủ yếu được nhận diện trong quá trình thực hiện

nghiên cứu quy trình tín dụng là cần thiết nhằm thực hiện các nh quản trị rủi ro tín dụng.

ển Nông thôn Việt Nam – Chi ụng của các chi nhánh loại II (chi

à đánh giá mức độ ản trị rủi ro từ góc độ kinh doanh của à đánh giá việc ệt Nam và các quy ển Nông thônViệt Nam ịp thời phát hiện những vi phạm, sai ết điểm trong hoạt động tín dụng, từ đó đề xuất các biện pháp chấn ểm tra kiểm soát về ện các chính sách, quy

Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh Phú Thọ II

quá trình thực hiện quy trình nghiên cứu quy trình tín dụng là cần thiết nhằm thực hiện các

* Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ II

Quy trình tín dụng bao gồm những bước sau:

+ Bước 1. Tiếp nhận, thu thập, đánh giá hồ sơ, thông tin về nhu cầu vay vốn của khách hàng

Tại chi nhánh và phòng giao dịch, khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được tư vấn về điều kiện vay vốn, hồ sơ, thủ tục, lãi suất cho vay, các loại sản phẩm và chính sách khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Đây là giai đoạn đầu tiên để người quan hệ khách hàng của đơn vị kinh doanh đánh giá về mức độ rủi ro của đối tượng vay vốn về nhu cầu vay vốn, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, nhận diện và đánh giá người có liên quan tới khách hàng vay vốn.

+ Bước2. Thẩm định cho vay

Sau khi thống nhất phương án vay với khách hàng, người quan hệ khách hàng sẽ lập báo cáo thẩm định trình các cấp phê duyệt. Thẩm định khoản vay trên cơ sở thông tin, hồ sơ vay vốn, tài liệu và Báo cáo đề xuất cho vay (phần Báo cáo đánh giá hồ sơ và đề xuất cho vay của Người quan hệ khách hàng).

Trong giai đoạn này, người thẩm định cần đến cơ sở kinh doanh của khách hàng để thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng và tiến hành định giá tài sản đảm bảo, đánh giá tính đầy đủ về hồ sơ, tình trạng pháp lý và khả năng thu hồi của tài sản bảo đảm đối với trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Thẩm định khả năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết của bên bảo lãnh (đối với các khoản cho vay có bảo lãnh của bên thứ ba), chấm điểm khách hàng, tính mức sinh lời, nhu cầu vốn, kiểm tra thông tin dư nợ của khách hàng trên CICcủa khách hàng, ghi ý kiến về kết quả thẩm định trên Báo cáo đề xuất cho vay và đề xuất việc cho vay hay không cho vay trình Người quyết định cho vay xem xét quyết định.

+ Bước3. Quyết định cho vay và thông báo khách hàng

Căn cứ hồ sơ khoản vay, Báo cáo đề xuất cho vay, ý kiến đề xuất của Người quan hệ khách hàng và Người thẩm định, Người quyết định cho vay xem xét quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền. Đối với những khoản vay

thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh, cấp phê duyệt sẽ xem xét nội dung và đánh giá khách hàng, thị trường ngành…để quyết định cho vay. Đối với những khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng tín dụng, khoản vay sẽ phải được chuyển quan bộ phận Tái thẩm định. Đối với khoản vay vượt quyền phán quyết, chi nhánh trình Tổng Giám đốc/ban Khách hàng lớn xem xét tái thẩm định và phê duyệt. Bộ phận tái thẩm định là bộ phận có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Cán bộ thẩm định kiểm tra lại các hồ sơ, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, tình hình thị trường đầu vào, đầu ra, nhu cầu vốn và tài sản đảm bảo của khách hàng. Nếu cần thiết, Người tái thẩm định phải đi thẩm định trực tiếp khách hàng và nắm bắt tình hình khách hàng và có báo cáo độc lập trong cuộc họp trình các cấp phê duyệt về việc đồng ý và không đồng ý các khoản vay.

Khi khoản vay được cấp phê duyệt thông qua, người quản lý nợ cho vaylập thông báo cho khách hàng, ký hợp đồng bảo đảm tiền vay…Trường hợp từ chối cho vay: Ký thông báo cho khách hàng việc từ chối cho vay và lý do từ chối cho vay khi khách hàng có yêu cầu.

+ Bước4. Hoàn tất các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo

Trước khi ký hợp đồng tín dụng và trước khi giải ngân, người quản lý nợ cho vay của chi nhánh sẽ tiến hành các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo (nếu có). Các tài sản đảm bảo là bất động sản, phương tiện vận tải, ô tô, máy móc thiết bị…được đăng ký giao dịch đảm bảo và ký công chứng. Đối với các khoản vay, tài sản đảm bảo là hàng hoá trước khi giải ngân người quản lý nợ cho vaycần đảm bảo tuân thủ theo đúng phê duyệt.

+ Bước5. Giải ngân, lưu trữ hồ sơ

Khi tiến hành giải ngân, người quan hệ khách hàngphải kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp của hồ sơ giải ngân khách hàng gửi đến, đặc biệt phải xem xét tính pháp lý, hợp lý của chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn. Quy trình quyết định giải ngân cũng được tuân thủ theo nguyên tắc 3 khâu độc lập: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát hồ sơ và quyết định giải ngân. Sau khi bộ hồ sơ giải ngân đầy đủ, người

quản lý nợ cho vay chuyển sang bộ phận kế toán để giải ngân cho khách hàng. Sau khi giải ngân, người quản lý nợ cho vaytiếp tục thu thập và lưu trữ hồ sơ thực hiện theo đúng quy trình.

+ Bước6. Kiểm tra, theo dõi khoản vay sau khi giải ngân

Sau khi giải ngân, người quản lý nợ cho vaycần thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn trả nợ của khách hàng. Theo quy định hiện tại của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ II, việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay lần đầuđối với khách hàng vay là pháp nhân và Doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện chậm nhất trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày giải ngân, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, tài sản bảo đảm, đánh giá khả năng trả nợthực hiện trong vòng 06 (sáu) tháng ít nhất 01 (một) lần kể từ ngày kiểm tra gần nhất.Đối với khách hàng vay là cá nhân: kiểm tra sử dụng vốn vay phải thực hiện chậm nhất trong vòng 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày giải ngân vốn vay, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, tài sản bảo đảm, đánh giá khả năng trả nợthực hiện trong vòng 12 (mười hai) tháng ít nhất 01 (một) lần kể từ ngày kiểm tra gần nhất.Hằng năm, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ II sẽ tổ chức đối chiếu tình hình dư nợ và thực trạng sử dụng vốn vay đối với 100% khách hàng. Trước ngày đến hạn trả gốc, lãi 1 tháng, người quản lý nợ cho vay thông báo khoản vay đến hạn tới khách hàng để khách hàng chủ động thanh toán. Người quản lý nợ cho vaycần thường xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để đảm bảo việc trả nợ của khách hàng. Khi có những bất thường hoặc phát sinh vấn đề thì người quản lý nợ cho vaycần báo cáo lên cấp trên để kịp thời xử lý. Đến kỳ thu lãi hàng tháng, thu gốc của các đơn vị kinh doanh, người quản lý nợ cho vaysẽ tiến hành sao kê kiểm tra tình hình trả lãi hàng tháng của các khách hàng trên toàn hệ thống. Trên cơ sở sao kê người quản lý nợ cho vaysẽ đôn đốc các đơn vị kinh doanh, tìm hiểu nguyên nhân quá hạn của khách hàng để kịp thời xử lý.

+ Bước7. Chuyển nợ quá hạn

Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả đủ nợ đến hạn phải trả, và sau 10 ngày quá hạn căn cứ trên phê duyệt của cấp có thẩm quyền, toàn bộ khoản vay sẽ tự động chuyển sang nợ quá hạn. Đơn vị quản lý khoản vay sẽ triển khai thực

hiện đưa ra những biện pháp thu hồi nợ tốt nhất và có phương án xử lý khoản vay nhanh chóng và hiệu quả nhất.

+ Bước 8. Khởi kiện thu hồi nợ

Căn cứ vào hồ sơ khách hàng nợ quá hạn, người quản lý nợ cho vay sẽ thực hiện thu hồi nợ theo đúng quy định, trường hợp những khoản vay khó khăn, phức tạp trong quá trình thu hồi nợ, đơn vị quản lý khoản vay sẽ thành lập tổ thu hồi nợ. Cán bộ xử lý nợ/Tổ thu hồi nợ sẽ dùng một số biện pháp xử lý nợ như: Đốc nợ - đôn đốc khách hàng trả nợ, kết hợp với chính quyền địa phương vận động khách hàng thực hiện nghĩa vụ với Ngân hàng. Khởi kiện - thu hồi nợ bằng việc tham gia tố tụng bắt đầu từ giai đoạn khởi kiện cho đến khi hoàn tất việc thi hành án để thu hồi nợ. Khi phát sinh nợ quá hạn tại các đơn vị kinh doanh tại thời điểm chốt báo cáo các tháng, các đơn vị kinh doanh sẽ phải thực hiện trích lập dự phòng theo quy định.

*Nhận diện rủi ro tín dụng

Hiện nay, tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Phú Thọ II đang xem xét, nhận diện rủi ro tín dụng cả trước, trong và sau khi cho vay theo các tiêu chí sau:

 Các dấu hiệu từ phía khách hàng - Dấu hiệu từ báo cáo tài chính

Các dấu hiệu từ báo cáo tài chính mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam – Chi nhánh Phú Thọ IIxem xét khi đánh giá về rủi ro tín dụng bao gồm: thời gian nhận được báo cáo tài chính có kịp thời không; tình hình doanh thu; khả năng thanh toán; những biến động lớn về cơ cấu kinh doanh; những biến động lớn về tài sản cố định; tình hình trích lập dự phòng; thay đổi tài khoản ngân hàng; biến động về số lượng và bản chất của các khoản phải thu và phải trả; dòng lưu chuyển tiền tệ trong năm; tình hình biến động hàng tồn kho;...

- Dấu hiệu từ hoạt động kinh doanh

Các dấu hiệu xem xét về tình hình hoạt động kinh doanh bao gồm: thay đổi về phạm vi kinh doanh; khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ người bán; mất mát những dây chuyền sản xuất chính, quyền phân phối sản phẩm hoặc nguồn

cung cấp; mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt; việc thay thế máy móc thiết bị lỗi thời; thực trạng hàng bị trả lại do chất lượng, phẩm cấp; kém hiệu quả trong việc duy trì vận hành và bảo hành máy móc thiết bị;

- Dấu hiệu từ giao dịch ngân hàng

Các dấu hiệu từ giao dịch ngân hàng bao gồm: số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng giảm; công tác kế hoạch hóa tài chính cho các nhu cầu về tài sản cố định hoặc các nhu cầu về vốn lưu động thể hiện sự đơn giản, không cụ thể rõ ràng; trông cậy nhiều vào các khoản nợ ngắn hạn; thời hạn của đơn xin vay vốn theo mùa vụ thay đổi đáng kể; đề nghị vay vốn của khách hàng thể hiện nhiều nguồn trả nợ khác nhau, nhưng thực tế lại khó có thể nhận thấy được; xuất hiện những chủ nợ khác, đặc biệt những chủ nợ nhận tài sản bảo đảm; khó khăn khi thanh toán nợ ngân hàng khác, phải gia hạn nợ; thanh toán không kịp thời các khoản nợ đến hạn, phải điều chỉnh kỳ hạn nợ liên tục.

- Dấu hiệu liên quan đến quản trị doanh nghiệp

Các dấu hiệu liên quan tới quản trị doanh nghiệp bao gồm: thái độ/thói quen cá nhân của người lãnh đạo doanh nghiệp; thay đổi trong thái độ với ngân hàng/cán bộ ngân hàng, đặc biệt là khi họ tạo cảm giác thiếu tính hợp tác; tái diễn những vấn đề bất ổn nhưng lại quá tự tin là có thể giải quyết được; không có khả năng thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh; báo cáo và quản lý tài chính yếu kém; các chức năng điều hành và phân công xử lý công việc thểhiện sự chắp vá; mạo hiểm khi mua bán, khi thực hiện công việc kinh doanh mới, tại khu vực kinh doanh mới hoặc với dây chuyền sản xuất mới; mong muốn với kinh doanh chứa đựng rủi ro quá mức; những nhân vật chủ chốt của doanh nghiệp ốm dài hạn; có dấu hiệu mất đoàn kết trong nội bộ hoặc chết; công nhân giảm đột biến; Nợ lương nhân viên/công nhân; Không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm; điện thoại bị ngắt; Không trả lời điện thoại; thay đổi liên tục nhân viên chuyên trách quan hệ với Ngân hàng; không tuân thủ luật pháp về môi trường, về vệ sinh an toàn thực phẩm; người vay gây khó khăn cho cán bộ quản lý khu vực trong việc kiểm tra và giám sát tài sản bảo đảm.

Các dấu hiệu từ khoản vay gồm có: hồ sơ cho vay thiếu sự chặt chẽ, độ tin cậy của những thông tin trong bộ hồ sơ cho vay bị nghi ngờ như: Khách hàng chưa cung cấp đầy đủ các hóa đơn, chứng từ khi giải ngân hoặc không chứng minh được tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ; Khách hàng có nhu cầu giải ngân bù đắp nhưng không phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng; Khách hàng đề nghị giải ngân tiền mặt nhưng không cung cấp được các giấy tờ liên quan chứng minh nhu cầu sử dụng tiền mặt hoặc giá trị thực của tài sản bảo đảm thấp; có dấu hiệu tranh chấp về tài sản bảo đảm của khách hàng vay, của bên bảo lãnh; vốn được sử dụng ngoài khu vực thị trường thông thường của ngân hàng; chất lượng trao đổi thông tin với khách hàng kém; kế hoạch trả nợ không rõ ràng, nguồn trả nợ không hợp lý; nguồn trả nợ không đúng với kế hoạch vay vốn.

 Các dấu hiệu khác

Ngoài các dấu hiệu trên, các dấu hiệu có thể sử dụng hữu hiệu trong mục đích nhận diện rủi ro bao gồm: Sự thay đổi về chính sách của nhà nước đối với ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vay; hoặc khách hàng có sự thay đổi về lĩnh vực kinh doanh chính, lĩnh vực có thế mạnh; giá cả thị trường thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến đầu ra của sản phẩm mà khoản vay đó đầu tư; tỷ giá ngoại hối tăng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngoại tệ của khách hàng.

* Mức độ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam -Chi nhánh Phú Thọ II.

 Nợ tiềm ẩn rủi ro

Nợ tiềm ẩn rủi ro tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ II bao gồm các khoản nợ nhóm 1 có tiềm ẩn rủi ro và nợ nhóm 2 có nguy cơ chuyển nợ xấu.

Theo bảng 2.3 nợ tiềm ẩn những năm 2015 chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ trong đó nợ nhóm 2 chiếm tỷ lệ 5,32%/tổng dư nợ, nợ tiềm ẩn rủi ro nhóm 1 chiếm tỷ lệ 0,43%/tổng dư nợ và đến năm 2018, tỷ lệ này đã giảm một cách đáng kể, tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm xuống còn 1,54%/tổng dư nợ và nợ nhóm 1 có tiềm ẩn rủi ro

còn 0,39%. Để đảm bảo mục tiêu nợ xấu đề ra, Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ II đã chỉ đạo các đơn vị tập trung vốn đầu tư cho Nông nghiệp – nông thôn và các lĩnh vực ưu tiên; hạn chế việc nhận tài sản bảo đảm cho bên thứ ba, tài sản là phương tiện vận tải, máy móc thiết bị thi công công trình, tài sản hình thành trong tương lai, hạn chế cho vay các lĩnh vực SXKD gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn rủi ro, tập trung xử lý quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú thọ II (Trang 62 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)