Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai

Việc hình thành và phát triển các KCN của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp dịch vụ, tăng trưởng kinh tế, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm t trọng cao, đồng thời cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Từ kết quả đạt được rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

+ Chính sách pháp ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp trong KCN là một yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư đến với KCN.

+ Chính quyền địa phương luôn luôn thực hiện phương châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, xử lý kịp thời các vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các cơ quan luôn tích cực đẩy mạnh công tác cải tiến thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, nhanh chóng, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ doanh nghiệp vì thủ tục hành chính nhanh chóng, đơn giản giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.

+ Tỉnh Đồng Nai đặc biệt quan tâm đến hạ tầng hoàn thiện, chất lượng hạ tầng. Đây là nhân tố quan trọng quyết định tính hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư. Hạ tầng được chính quyền quan tâm xây dựng đồng bộ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của các nhà đầu tư.

+ Không ngừng nâng cao các dịch vụ phục vụ doanh nghiệp như đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp dịch vụ thông tin viễn thông, dịch vụ ngân hàng, vận chuyển, kho bãi… đặc biệt chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.

- Chú trọng công tác xúc tiến đầu tƣ trong và ngoài nƣớc

+ Công tác tiếp thị, mời gọi đầu tư cũng được chú trọng qua việc tỉnh Đồng Nai đã lập các đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại nhiều nước có nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc… nhằm quảng bá, kêu gọi các tập đoàn kinh tế có tiềm năng đầu tư vào tỉnh. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Đồng Nai hết sức quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để các doanh nghiệp ổn định và phát triển, từ đó các nhà đầu tư này là cầu nối quan trọng để quảng bá hình ảnh môi trường đầu tư hấp dẫn của Đồng Nai đến các nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai.

+ Kết nối giữa các tổ chức, cơ quan trong việc XTĐT, xã hội hóa nguồn kinh phí XTĐT nhằm giảm ngân sách cũng nâng cao hiệu quả XTĐT của các lĩnh vực kinh tế trong tỉnh. Nhà đầu tư hạ tầng KCN chủ động tổ chức các hoạt động kêu gọi đầu tư vào khu theo các yêu cầu của cơ quan QLNN, sau đó phần chi phi nào được giảm trừ vào phần tiền thuê đất.

1.4.3. Giá trị rút ra đối với tỉnh Bình Phƣớc

Bình Phước, Bình Dương và tỉnh Đồng Nai cùng thuộc vùng kinh tế Đông Nam bộ nên có nhiều sự tương đồng về địa lý, tự nhiên. Vì vậy, có thể rút ra một số bài học như sau:

Thứ nhất, cần xác định ngành nghề cần tập trung thu hút đầu tư, lập quy hoạch và đầu tư theo đúng quy hoạch. Với lợi thế về lực lượng lao động lớn, đường biên giới dài. Vì vậy, tỉnh đã tập trung tuyên truyền và quảng bá các dự án có quy mô lớn nhằm thu hút các dự án liên quan, tránh phá vỡ quy hoạch đẻ phát triển đúng theo định hướng phát triển vùng cũng như của địa phương.

Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các nhà đầu tư mục tiêu. Công tác tuyên truyền, quảng bá để thu hút đầu tư theo hướng xây dựng bộ dữ liệu phù hợp với các ngành nghề, lĩnh vực mà Bình Phước có lợi thế so sánh; cung cấp thường xuyên các thông tin, chính sách ưu đãi trên website của tỉnh và cho các cơ quan truyền thông; Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các sự kiện, giao lưu gặp gỡ để quảng bá đầu tư…

Thứ ba, tháo gỡ vướng mắc trong XTĐT. Thu hút được nhà đầu tư đã khó, để dự án thành hiện thực càng khó. Đối với các dự án có quy mô lớn, người làm XTĐT chỉ là người tham mưu, cung cấp thông tin để lãnh đạo cấp cao quyết định và đưa ra các chính sách, các quyết sách và từ đó nhà đầu tư nhận thấy được hiệu quả kinh tế của dự án khi chọn địa điểm đầu tư. Bên cạnh đó, quá trình triển khai hỗ trợ nhà đầu tư từ khâu thủ tục thường nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc mà việc tháo gỡ, giải quyết vượt quá thẩm quyền của người làm XTĐT. Vì vậy, người làm công tác xúc tiến đầu tư cần phải tranh thủ sự lãnh đạo, ủng hộ của các cấp, các ngành để giúp nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Thứ tư, khuyến khích nhà đầu tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: đường cao tốc, đường sắt, viễn thông, cấp nước, thoát nước,…nhằm góp phần nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. Hạ tầng là động lực để thu hút đầu tư, phát

triển KT-XH của địa phương cũng như nâng cao chất lượng đời sống của dân cư.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong Chương 1 luận văn đã tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, phân tích khái niệm xúc tiến đầu tư; phân tích vai trò của công tác xúc tiến đầu tư.

Thứ hai, đề cập và phân tích khái niệm quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư; Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư; Nội dung QLNN đối với hoạt động XTĐT; Một số nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với hoạt động xúc tiến đầu tư như: Thể chế, các yếu tố kinh tế, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên, kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội, nguồn nhân lực.

Trình bày kinh nghiệm về QLNN về xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Dương, Đồng Nai cho thấy, môi trường đầu tư và chính sách ảnh hưởng to lớn đến hoạt động xúc tiến đầu tư, trong đó các vấn đề pháp lý như thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư, mặt bằng sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật… là những ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng xúc tiến đầu tư.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TẠI TỈNH BÌNH PHƢỚC

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với xúc tiến đầu tƣ tại tỉnh Bình Phƣớc nƣớc đối với xúc tiến đầu tƣ tại tỉnh Bình Phƣớc

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý 2.1.1.1. Vị trí địa lý

Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia dài 260,433 km.

- Phía Đông giáp Tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai - Phía Tây giáp Tỉnh Tây Ninh và Campuchia. - Phía Nam giáp Tỉnh Bình Dương.

- Phía Bắc giáp Tỉnh Đắk Lắk và Campuchia

Tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 08 huyện: Thành phố Đồng Xoài, Thị xã Phước Long, Thị xã Bình Long và các huyện Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, và Bù Đăng, Phú Riềng. Đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, cà phê, tiêu... đã tạo nên tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế của Bình Phước.

2.1.1.2. Địa hình

Tỉnh Bình Phước là tỉnh miền núi trung du nằm về phía tây của vùng Đông Nam Bộ, tiếp từ bậc thềm phù sa cổ đến đồi núi thấp dạng vòm phủ bazan và đến núi trung bình thấp dạng dải kéo dài của các trầm tích lục nguyên và phun trào bazan khe nứt với độ cao thay đổi từ khoảng 30m đến 500m. Địa hình có dạng đồi thấp thoải lượn sóng nối liền với nhau tạo thành dạng địa hình yên ngựa, nhiều nơi dạng địa hình bát úp, ít bị đứt gãy sâu và thấp thoải dần về phía tây và tây nam.

2.1.1.3. Khí hậu

Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8oC - 26,2oC. Nhiệt độ bình quân thấp nhất 21,5o

C - 22oC, nhiệt độ bình quân cao nhất từ 31,7oC - 32,2oC. Nằm trong vùng dồi dào nắng, tổng số giờ nắng trong năm từ 2400 - 2500 giờ, số giờ nắng bình quân trong ngày từ 6,2 - 6,6 giờ. Thời gian nắng nhiều nhất vào tháng 1, 2, 3, 4 và thời gian ít nắng nhất vào tháng 7, 8, 9.

Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2045 - 2325 mm. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5-11, chiếm 85-90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10-15% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2, 3.

2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất

Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên là 6.871,54 km2, có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất. Theo phân loại, đất chất lượng cao trở lên (Đất đen, đất đỏ bazan, đất phù sa) có 420.213 ha chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có chất lượng trung bình là 252.066 ha chiếm 36,78% diện tích đất tự nhiên và đất có chất lượng thấp có 7.884 ha, chiếm 1,15% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Bình Phước là một trong những tỉnh có chất lượng đất khá tốt so với cả nước và là điều kiện hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

b. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của Bình Phước chiếm 175.986 ha, bằng 26% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Vị trí rừng của tỉnh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái tạo điều kiện tốt cho việc

thực hiện chiến lược kinh tế xã hội của vùng Đông nam bộ nói chung và các tỉnh lân cận nói riêng. Rừng Bình Phước có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông lớn như Sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai.

c. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản được phân bố rải rác chủ yếu vùng phía tây và một ít ở trung tâm. Đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng hoá với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc các nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán đá quý.

Cụ thể: Có 4 mỏ quặng Bauxít trên bề mặt diện tích 13.400ha; 6 điểm khoáng hoá; 26 mỏ đá xây dựng; 3 mỏ cát, cuội, sỏi; 11 mỏ sét gạch ngói; 15 điểm mỏ Laterit và vật liệu san lấp; 5 mỏ kaolin; 2 mỏ đá vôi xi măng có quy mô lớn; 2 mỏ sét ximăng và laterit; 6 mỏ puzơlan; 2 mỏ laterit; 2 mỏ đá quý và 4 mỏ bán đá quý.

Một số mỏ đã được khai thác như đá vôi, đá xây dựng, cát sỏi, sét gạch ngói đáp ứng một phần cho sản xuất tiêu dùng, xây dựng trong tỉnh, còn lại các mỏ khác đang tiến hành thăm dò để có cơ sở đầu tư khai thác.

d. Tài nguyên nƣớc

Nguồn nước mặt: có hệ thống sông suối tương đối nhiều với mật độ 0,7 - 0,8km/km2, bao gồm sông Sài Gòn, Sông Bé, sông Đồng Nai, sông Măng và nhiều suối lớn. Ngoài ra còn có một số hồ, đập như hồ Suối Lam, hồ Suối Cam, đập nước thu điện Thác Mơ (dung tích 1,47 t m3), đập thu điện Cần Đơn, đập thu điện Sork Phú Miêng.v.v..

e. Tài nguyên du lịch

Bình phước có 41 dân tộc anh em sinh sống. Tỉnh có nhiều di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ lâu đời và rất nhiều các danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đặc biệt, con người nơi đây rất hiếu khách và nhân hậu. Tất cả những nét đó tạo nên Bình Phước vừa thơ mộng vừa cổ kính lại đa dạng về bản sắc văn hóa.

Tỉnh còn có nhiều di tích lịch sử của trung ương gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như: Phú Riềng; Nhà tù Bà Rá; Khu căn cứ quân ủy bộ tư lệnh của các lực lượng vũ trang của Miền Nam Việt Nam; Sóc Bom Bo.... Ngoài những di tích in đậm dấu ấn lịch sử đó, Bình Phước còn là nơi có nhiều cảnh quan tự nhiên đang giấu mình trong các khu rừng bạt ngàn như thác Mơ, Hồ Sóc Xiêm, Núi Bà Rá, khu di tích suối Lam, rừng nguyên sinh Bù Gia Mập, vườn quốc gia Cát Tiên...

Với những lợi thế trên, Bình Phước có thể phát triển du lịch sinh thái, du lịch về nguồn, là điểm thăm quan đa đạng của các du khách trong nước và quốc tế.

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bình Phƣớc

Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Phước luôn đổi mới toàn diện, đồng bộ; đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh; tạo động lực đưa Bình Phước phát triển nhanh, bền vững, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chất lượng nền kinh tế được nâng lên, tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm 2015, 2016, 2017 đạt khá (6,84%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng t trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm t trọng ngành nông - lâm - thủy sản (đến nay đã đạt: Nông - lâm - thủy sản 26,15%; công nghiệp - xây dựng 38,09%; thương mại - dịch vụ 35,76%). Đặc biệt, thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước, năm 2018 ước đạt 7.658 t đồng, vượt chỉ tiêu nghị quyết hơn 2.000 t đồng.

a. Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Về nông nghiệp, đã thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng chuyên canh cây trồng lâu năm và phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Diện tích cao su

241.716 ha, điều 134.733 ha, hồ tiêu 16.714 ha; tổng đàn gia súc ước 500.546 con, tổng đàn gia cầm ước có 4,8 triệu con.

b. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.

Đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp gắn với phát triển đô thị, nhà ở xã hội; xây dựng, hoàn thiện chính sách và tổ chức quảng bá chính sách thu hút đầu tư. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2015-2018 tăng 12,7%. Giá trị gia tăng ngành xây dựng bình quân giai đoạn 2015-2018 ước tăng 11,86%.

Đối với KCN: Trong số 13 KCN, hiện có 10 KCN (KCN Đồng Xoài I; KCN Đồng Xoài II; KCN Bắc Đồng Phú; KCN Nam Đồng Phú; KCN Chơn Thành I; KCN Chơn Thành II; KCN Minh Hưng - Hàn Quốc; KCN Minh Hưng III; KCN Đồng Xoài III; KCN Becamex – Bình Phước) đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư với diện tích 3.761,7ha, t lệ lấp đầy bình quân đạt 28,35%

- 02 KCN đang triển khai xây dựng là KCN Minh Hưng – Sikico do Công ty CP công nghiệp Minh Hưng – Sikico làm chủ đầu tư, KCN Việt Kiều do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Minh Khang làm chủ đầu tư. Hiện chủ đầu tư đang lập quy hoạch để trình Sở Xây dựng thẩm định và tiến hành khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng KCN.

- 01 KCN chưa triển khai là KCN Tân Khai II: Do kéo dài thời gian và không triển khai thực hiện dự án nên UBND tỉnh thống nhất giao đất cho Công ty CP C&N New Vina để tiếp tục triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)