Định hƣớng, mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về xúc tiến đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 83)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Định hƣớng, mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về xúc tiến đầu

3.1. Định hƣớng, mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về xúc tiến đầu tƣ tại tỉnh Bình Phƣớc đầu tƣ tại tỉnh Bình Phƣớc

3.1.1. Định hƣớng

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Phước luôn tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư. Song song với việc đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, tỉnh tiếp tục tăng cường chỉ đạo các Sở, ngành, huyện thị xã cải thiện môi trường đầu tư ngày càng thân thiện, an toàn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính, đề ra những định hướng đúng, vận dụng linh hoạt các chính sách của Trung ương phù hợp với tình hình thực tế địa phương, tập trung phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, mở rộng liên kết, liên doanh trong đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi phát triển doanh nghiệp, doanh nhân, không ngừng nâng cao giá trị sản xuất kinh doanh, làm giàu cho đất nước và giải quyết việc làm cho người dân.

Với phương trâm “Hãy đến với Bình Phước để nối tiếp thành công của bạn” tỉnh Bình Phước là điểm đến đáng tin cậy của doanh nghiệp và nhà đầu tư trong và ngoài nước và quán triệt các đặc điểm sau:

- Thực hiện nhất quán, ổn định, lâu dài các chính sách thu hút các nguồn lực và triển khai các kế hoạch, quy hoạch, đề án phát triển kinh tế, vĩ mô và vi mô, ngắn trung và dài hạn. Kết hợp chặt chẽ, phát huy hiệu quả các nguồn vốn đầu tư: Nhà nước- ngoài Nhà nước, trong nước – ngoài nước, đầu tư trực tiếp – gián tiếp…

- Đồng bộ hóa các giải pháp thu hút đầu tư, tạo thuận lợi và bình đẳng tối đa, đồng thời đáp ứng cao nhất các yêu cầu hội nhập đã cam kết, tạo

những ưu đãi tốt nhất cho doanh nghiệp về môi trường đầu tư. Dành sự quan tâm và ưu tiên đối với các dự án lớn, nhà đầu tư lớn có tiềm lực về tài chính, nắm công nghệ nguồn và phù hợp với định hướng phát triển.

- Đề cao phát triển bền vững trong thu hút đầu tư nhưng không phải bằng mọi giá mà cần gắn với quy hoạch, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế.

a. Về định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại, tăng nhanh giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

- Giữ vững tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp, tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao. Nâng cao giá trị tăng thêm trên một đơn vị diện tích đất. Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

- Thực hiện tái cơ cấu công nghiệp, ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp. Đánh giá thực trạng công nghiệp để rút kinh nghiệm và xây dựng các giải pháp phù hợp. Tăng cường hợp tác đầu tư với các tỉnh bạn, các tập đoàn kinh tế, hợp tác quốc tế.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, phát huy cao các nguồn nội lực, đồng thời tạo mọi điều kiện để tranh thủ khai thác các yếu

tố, nguồn vốn từ bên ngoài, nhất là đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Khai thác hợp lý, tối ưu các nguồn vốn để phát triển.

- Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội để phát triển kinh tế.

b. Về định hƣớng thu hút đầu tƣ trong thời gian tới.

- Với tiềm năng và thế mạnh của địa phương về phát triển nông nghiệp và các khu công nghiệp, khu kinh tế hiện có; trong thời gian tới định hướng của tỉnh là sẽ tập trung thu hút những dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch; các dự án chế biến nông, lâm sản thuộc thế mạnh của địa phương như chế biến sản phẩm từ cao su, điều, tiêu, cây ăn trái; chế biến thực phẩm từ gia súc, gia cầm; các dự án công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ làm nguyên liệu đầu vào cho các dự án đầu tư tại các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đồng thời khuyến khích thu hút các dự án đầu tư xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường, thể dục thể thao. Hạn chế các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu và kiên quyết từ chối các dự án tác động xấu đến môi trường.

- Tỉnh Bình Phước luôn cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với các nhà đầu tư đến với Bình Phước; đồng hành cùng doanh nghiệp và các nhà đầu tư để tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện các dự án.

- Tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực đang hình thành và là thế mạnh của tỉnh như sản xuất hạt điều, cao su, chế biến lương thực, thực phẩm…Đồng thời bố trí các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giầy, thủ công mỹ nghệ vào khu vực có lực lượng lao động đông.

- Cần giải quyết các khó khăn về nguồn nhân lực phục vụ cho các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, sự lạc hậu trong chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo, trường nghề…Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công

tác xúc tiến đầu tư .

3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện.

Phấn đấu xây dựng tỉnh Bình Phước đến năm 2025 với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối hiện đại và đồng bộ, gắn liền với sự phát triển chung của toàn tỉnh, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân. Nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế của doanh nghiệp trong tỉnh, nắm bắt những thuận lợi để tạo đà phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững thông qua đó xây dựng tỉnh Bình Phước ngày càng hiện đại, văn minh. Phát triển dịch vụ - thương mại, bưu chính – viễn thông, tài chính ngân hàng, du lịch… Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh về nền kinh tế, nângcao chất lượng nguồn nhân lực; không ngừng cải thiện nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; tạo tiền đề để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tương lai.

a. Các chỉ tiêu về kinh tế.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP, giá so sánh 2010) bình quân thời kỳ 2016 - 2025 là 7,9 %/năm.

- Đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người đạt 97,1 triệu đồng (tương đương 4.516 USD).

- Cơ cấu kinh tế (theo giá thực tế) đến năm 2025 là: Nông - lâm - thủy sản 28,4%; Công nghiệp - xây dựng: 33%; Thương mại - Dịch vụ: 38,6%

- Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2016 - 2025 là 220.000 t đồng - Tổng thu ngân sách nhà nước đến năm 2025 đạt 9.850 t đồng.

- Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 đạt 3 t USD.

- T lệ che phủ rừng và cây lâu năm đến năm 2025 đạt 74,8%; Có 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; 98% dân số nông thôn và 99% dân số đô thị sử dụng nước hợp vệ sinh.

b. Các chỉ tiêu về xã hội.

- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 70% trên tổng số xã. - Có 50% trường học đạt chuẩn quốc gia.

- Có 100 % đề tài sau nghiệm thu được đưa vào ứng dụng hiệu quả. - Phấn đấu đạt 8,5 bác sỹ và 30,5 giường bệnh/vạn dân; mức giảm t suất sinh hằng năm 0,2% ; 95% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo tiêu chí mới); có 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế; 95% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng; khống chế t lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 13,5%.

- Phấn đấu hàng năm, có từ 80% trở lên hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa”; có từ 60% trở lên thôn, ấp, khu phố và tương đương được công nhận và giữ vững danh hiệu “thôn/ấp/khu phố văn hóa”; có từ 50% trở lên xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; có từ 50% trở lên phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; có từ 80% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

- Giải quyết việc làm cho 150.000 lao động; khống chế t lệ thất nghiệp ở thành thị mức dưới 3%, duy trì t lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn trên 90%. Đào tạo nghề cho 30.000 lao động, nâng t lệ lao động qua đào tạo đạt 60%; phấn đấu giảm t lệ hộ nghèo còn dưới 1,0% (theo tiêu chí hộ nghèo hiện nay).

c. Phát triển hệ thống hạ tầng.

- Hệ thống điện: Phát triển hệ thống điện lưới quốc gia đến 100% khu dân cư; nâng t lệ hộ dân sử dụng đạt 99%. Phát triển lưới điện kết hợp với quy hoạch khu dân cư và xây dựng nông thôn mới. Nâng cao hiệu quả sử dụng, phát huy tiện ích đi đôi với khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm điện. Tăng cường công tác quản lý an toàn hồ đập, khai thác hiệu quả nguồn nước phát triển thủy điện; thường xuyên cải tạo, nâng cao hiệu quả, sự an toàn của hệ thống truyền tải điện.

- Hệ thống đường giao thông: Bảo trì và thường xuyên duy tu các tuyến đường hiện có. Huy động mọi nguồn lực, linh hoạt trong phương thức huy động vốn để đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tỉnh quản lý, xây dựng cơ chế, chính sách hoặc xin chủ trương để sớm thi công và hoàn thành các dự án: Đồng Phú - Bình Dương; Minh Hưng - Đồng Nơ; Tà Thiết - Hoa Lư; ĐT759; đường tuần tra biên giới. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện bê tông hóa đường giao thông nông thôn, thay thế các cầu không đảm bảo an toàn giao thông; chỉnh trang hệ thống đường đô thị tại các trung tâm huyện, thị xã, các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu.

- Hệ thống trường học: Tiếp tục chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, xóa phòng học tạm, đảm bảo đủ trường, lớp học cho các ngành học; phát triển các cơ sở dạy nghề, nâng cấp trường Trung cấp y tế và trường Cao đẳng sư phạm, đáp ứng nhu cầu đào tạo học sinh trong vùng.

- Hệ thống cơ sở y tế: Mở rộng, nâng cấp hệ thống các trạm y tế cơ sở, phòng khám khu vực, nâng cao năng lực khám chữa bệnh ban đầu cho Nhân dân, góp phần thực hiện chuẩn quốc gia về y tế xã.

- Hệ thống thủy lợi: Nâng cao năng lực tưới - tiêu của các hệ thống thủy lợi hiện có, đầu tư thêm các công trình hồ, đập, kênh dẫn nước…đáp ứng yêu cầu cấp nước cho sinh hoạt, các khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp; đi sâu vào kỹ thuật tưới mặt rộng, tưới tiết kiệm công nghệ cao.

- Hệ thống trạm, trại: Nâng cao năng lực của các trạm, trại hiện có, phát triển thêm các trạm, trại bảo vệ thực vật, thú y ở địa bàn phù hợp phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sản xuất. Chú trọng công tác nhân, tạo giống mới năng suất cao; phòng chống dịch, bệnh trên cây trồng, vật nuôi; thành lập trung tâm nghiên cứu giống cây trồng.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp, sớm lấp đầy các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu hiện có theo quy hoạch; xúc tiến triển khai dự án khu Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Đồng Phú, dự án Becamex Bình Phước. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản nhằm ổn định, hỗ trợ đầu ra cho sản xuất nông nghiệp; chế biến sâu thành các sản phẩm tinh chế nhằm mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

Chú trọng việc lập quy hoạch tạo quỹ đất; tập trung đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp; xây dựng và tổ chức quảng bá chính sách thu hút đầu tư; đào tạo lao động; miễn, giảm các khoản thu theo quy định trong thời gian phù hợp của dự án sản xuất; rút ngắn thời gian làm thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng, với khả năng cung cấp đủ nhu cầu của các nhà máy chế biến. Trước mắt thu hút đầu tư các nhà máy chế biến thực phẩm, Cao su, trái cây để tận dụng nguồn nguyên liệu đã có sẵn, giảm thiểu rủi ro cho nông dân.

3.2. Giải pháp hoàn thiện.

3.2.1. Xây dựng hình ảnh Bình Phƣớc là điểm đến của các nhà đầu tƣ.

Nền tảng của công tác xúc tiến đầu tư chính là các hoạt động xây dựng nhận thức hình ảnh về địa phương. Bình Phước là tỉnh còn khá non trẻ, vị thế thu hút đầu tư của tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ còn mờ nhạt. Vì vậy, tỉnh cần phải khẳng định vị trí của mình như là điểm đến của các nhà đầu tư, là miền đất ngọt ngào hứa hẹn nhiều hấp dẫn nhất. Để làm được điều này tỉnh cần xây dựng hình ảnh về địa phương mình là nội dung xúc tiến đầu tư hết sức quan trọng.

Việc làm đầu tiên trong xây dựng hình ảnh là xác định nhận thức của nhà đầu tư và mục tiêu xây dựng hình ảnh. Một trong những phương pháp

được sử dụng để xác định được nhận thức của nhà đầu tư là sử dụng kết quả điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam công bố hàng năm để biết được tỉnh mình được các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đánh giá như thế nào về năng lực quản lý điều hành của cán bộ, môi trường đầu tư của tỉnh, thủ tục hành chính…hoặc kết quả điều tra môi trường kinh doanh của tổng cục thống kê được tiến hành trên toàn quốc. Từ đó tỉnh Bình Phước nhận thấy được những mặt hạn chế còn tồn tại để xác định được mục tiêu xây dựng hình ảnh của mình.

Việc làm tiếp theo là xây dựng được hình ảnh Bình Phước hấp dẫn được các nhà đầu tư. Để nhà đầu tư biết việc đến tỉnh Bình Phước đầu tư các nhà đầu tư sẽ nhận được những điều kiện hấp dẫn nhất, thuận lợi nhất để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài liệu, thông tin cần nhấn mạnh những lợi thế của tỉnh như: Nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng đã sẵn sàng, chi phí đầu tư thấp…để cho nhà đầu tư thấy được là tỉnh đang có những thứ mà họ cần.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn những công cụ xúc tiến đầu tư cần có sự tính toán kỹ lưỡng bởi Bình Phước là tỉnh còn non trẻ, nguồn lực cho hoạt động xúc tiến đầu tư còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tỉnh nên chọn những công cụ như: Brochure, thư ngỏ, các cuộc hội thảo về xúc tiến đầu tư, các bản tin, các cuốn sách mỏng giới thiệu, các báo cáo nghiên cứu từng ngành,…Tỉnh cần triển khai tiến hành xây dựng các đoạn video clip thiết thực giải thích và làm rõ tại sao nhà đầu tư nên bỏ vốn đầu tư vào tỉnh…

Sử dụng mạng xã hội như một kênh liên lạc trực tuyến để xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh tỉnh Bình Phước ra toàn cầu. Đặc biệt chú ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)