Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 76 - 83)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

Mặc dù đạt được những kết quả như trên nhưng so với những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cũng như có một số chính sách cũng như nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh, bên cạnh kết quả đạt được là rất đáng ghi nhận thể hiện qua số dự án và vốn đăng ký tăng qua từng năm, nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh còn nhiều hạn chế và bất cập, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về các quy định, chính sách về XTĐT còn thiếu đồng bộ. - Hoạt động xúc tiến đầu tư tại địa phương đôi khi còn gặp khó khăn trong quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư. Ngày 14/01/2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg về quy chế đối với hoạt động xúc tiến đầu tư. Ngày 15/6/2015 liên Bộ Tài chính và Bộ KH&ĐT ban hành Thông tư liên tịch số 90/2015/TTLT-BTC- BKHĐT về việc hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các hoạt động XTĐT, tuy nhiên, còn thiếu hướng dẫn về việc xây dựng dữ liệu và tài liệu về

XTĐT. Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, tuy nhiên đến ngày 12/11/2015 Chính phủ mới ban hành Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư dẫn đến có giai đoạn lúng túng trong việc giải quyết các thủ tục liên quan cho nhà đầu tư.

- Công tác tham mưu xây dựng Chương trình XTĐT còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót, chưa bám sát điều kiện thực tế tại địa phương cũng như chưa có tính kế thừa và chưa có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, lĩnh vực. Một số dự án kêu gọi đầu tư chưa có mục tiêu, nội dung chi tiết, rõ ràng, còn “tham vọng”, thiếu tính khả thi, chưa phù hợp với nguồn lực và tình hình thực tế của tỉnh, trong đó cơ chế chính sách chưa theo kịp xu hướng đầu tư hiện đại, quy mô lớn, đặc biệt là cơ chế, chính sách về đất đai, thuế.

- Một số dự án đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Chủ trương đầu tư nhưng chậm triển khai thực hiện mà chưa có cơ chế thu hồi ngay, điều này làm ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư khác.

Thứ hai, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi khi thu hút và triển khai thực hiện các dự án quy mô lớn, nhất là điều kiện về hạ tầng về giao thông, lực lượng lao động (cả lao động phổ thông, lao động có tay nghề và lao động chuyên môn sâu, chất lượng cao).

Thứ ba, chưa nhắm đến nhà đầu tư mục tiêu, việc xây dựng hình ảnh của tỉnh Bình Phước chưa hiệu quả.

- Mặc dù tỉnh đã tiến hành được một số hoạt động đưa đoàn cán bộ đi vận động đầu tư nhưng hoạt động này vẫn còn diễn ra một cách rời rạc, chưa có chiến lược hệ thống cụ thể và hiệu quả.

- Hoạt động nghiên cứu thị trường và đối tác đầu tư vẫn là khâu yếu nhất trong công tác xúc tiến đầu tư. Hoạt động xúc tiến đầu tư mới chỉ quan

tâm, chú trọng tới việc xây dựng, quảng bá về môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư của tỉnh nhưng lại thiếu nghiên cứu có tính hệ thống. Việc cập nhật thông tin thường xuyên về tình hình kinh tế, xu hướng đầu tư của thế giới, pháp luật chính sách đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chưa được chú trọng và thực hiện tốt.

Thứ tư, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá thiếu cả chất và lượng. - Chưa có cơ sở dữ liệu chính thống dùng chung để phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư và chưa hình thành được cơ quan đầu mối thống nhất trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến và tiếp xúc nhà đầu tư nên công tác xúc tiến đầu tư chưa đi vào khuôn khổ, nề nếp, chuyên nghiệp, từ đó hiệu quả chưa cao.

- Chất lượng các nguồn thông tin, tài liệu giới thiệu về cơ hội đầu tư còn thấp và nhiều thông tin lạc hậu. Nguồn thông tin phục vụ hình thành dự án đầu tư chưa được khảo sát, tích hợp, những thông tin đã có lại hết sức phân tán. Phần lớn các tài liệu giới thiệu đều do các tổ chức, các cán bộ thu thập tài liệu chỉ ra các mục đích chính của mình và mô tả tóm tắt về các cơ hội đầu tư.

- Hiệu quả của các cuộc hội thảo về đầu tư nước ngoài chưa cao, chủ yếu trao đổi, tọa đàm, giải quyết vướng mắc cho các nhà đầu tư đã tham gia đầu tư, kêu goi được ít các nhà đầu tư tiềm năng. Nội dung của cuộc hội thảo này chỉ giới thiệu chung chung về các tiềm năng của tỉnh, các chính sách khuyến khích đầu tư, các lĩnh vực tỉnh ưu tiên, danh mục dự án kêu gọi đầu tư…nhưng điều quan trọng là chưa nêu bật được đâu là điểm mạnh nhất trong thu hút đầu tư của tỉnh.

- Hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá, tổ chức sự kiện còn thấp; dữ liệu, tài liệu, ấn phẩm giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội trong thời gian qua còn chung chung, chất lượng tuyên truyền quảng bá chưa sâu và tính lan tỏa chưa cao.

Thứ năm, dịch vụ trước và sau đầu tư đối với nhà đầu tư chưa tốt.

Dịch vụ trước và sau đầu tư: Đã có nhiều tiến bộ được ghi nhận trong việc cung cấp dịch vụ trước khi cấp phép đầu tư. Tuy nhiên, các dịch vụ sau cấp phép đầu tư vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu về vấn đề này vẫn là điểm trở ngại lớn cho đầu tư nước ngoài. Bên cạnh việc tỉnh đã cố gắng rất nhiều trong việc giải quyết khó khăn của các nhà đầu tư nước ngoài thì vẫn còn nhiều vấn đề vẫn không giải quyết được. Mặc dù môi trường đầu tư của tỉnh được cải thiện nhưng những vướng mắc vẫn còn gây phiền hà cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng.

Thứ sáu, nguồn tài chính và nhân lực QLNN về XTĐT

Tình trạng thiếu nguồn nhân lực cho công tác XTĐT hiện đang là vấn đề nổi cộm ở các Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Ban quản lý Kinh tế nói chung và tại tỉnh Bình Phước riêng. Trình độ, khả năng sử dụng ngoại ngữ cũng như năng lực marketing của đội ngũ tiến hành công tác XTĐT cũng đang là những vấn đề chính hạn chế hiệu quả của bất kỳ chương trình XTĐT nào. Hầu hết đội ngũ nhân viên của các cơ quan XTĐT cũng chưa được trang bị những kỹ năng cần thiết về marketing và thuyết trình. Theo đánh giá của hầu hết các nhà đầu tư được phỏng vấn trong cuộc điều tra chất lượng hoạt động XTĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều khẳng định chất lượng đào tạo của đội ngũ nhân viên trong các cơ quan XTĐT của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Những hạn chế của bên trên có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, sau đây là một số nguyên nhân chính:

Thứ nhất, tỉnh Bình Phước chưa làm tốt công tác quảng bá hình ảnh, chính sách nhằm thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư. Chưa tạo cho tỉnh trở thành miền đất ngọt ngào, là điểm đến của các nhà đầu tư hấp dẫn hơn hẳn các tỉnh

khác trong cả nước. Xuất phát điểm kinh tế của tỉnh Bình Phước thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, môi trường kinh doanh còn hạn chế nhiều mặt. Chính vì vậy mà hiệu quả trong thu hút vốn chưa cao, chưa phát huy hết khả năng của tỉnh.

Thứ hai, tỉnh chưa thực sự xây dựng được một chiến lược xúc tiến đầu tư hiệu quả. Các nội dung và công cụ xúc tiến đầu tư chưa được gắn kết chặt chẽ với nhau nên chưa mang tính chuyên nghiệp. Trong thời gian qua mặc dù tỉnh cũng có một số hoạt động nhằm xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư cho tỉnh tuy nhiên hiệu quả không cao do chưa làm làm quyết liệt, chưa tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, các đối tượng nhà đầu tư tiềm năng.

Thứ ba, đầu tư cho nguồn lực và tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư còn hạn chế, khả năng làm xúc tiến của các cán bộ này còn nhiều yếu kém, hạn chế. Mặt khác, cơ chế đãi ngộ chưa thực sự thỏa đáng cũng làm cho động lực làm việc chưa cao, chưa phát huy được hết khả năng và mong muốn cống hiến cho tỉnh. Bên cạnh đó, ngân sách của tỉnh cho hoạt động xúc tiến đầu tư còn eo hẹp chưa đủ do tỉnh chưa đảm bảo được cân bằng thu – chi ngân sách.

Thứ tư, việc nâng cấp dịch vụ và hỗ trợ các nhà đầu tư trước và sau cấp phép chưa được lãnh đạo tỉnh chú trọng trong khi đây lại là một trong những công việc cần làm nhất nhằm xây dựng hình ảnh tốt cho tỉnh đồng thời giúp cho các nhà đầu tư thực hiện thành công dự án của họ làm tiền đề thu hút các nhà đầu tư tiềm năng vào tỉnh.

Thứ năm, các công cụ thông tin trong xúc tiến đầu tư chưa hoàn thiện và chưa được sử dụng một cách có hiệu quả. Thông tin trên các trang điện tử đa phần quá cũ và số liệu lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư tiềm năng, quan hệ công chúng chưa được chú trọng để tạo dựng hình ảnh cho tỉnh, chưa có nhiều những chuyến công tác giới thiệu tiềm năng đầu tư của tỉnh tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là những nhà đầu

tư lớn, các tập đoàn đa quốc gia, việc tổ chức và tham gia các sự kiện xúc tiến đầu tư còn rất hạn chế…Điều này dẫn đến hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư còn yếu kém và chưa thực sự thu hút tốt được nguồn vốn. Tài liệu giới thiệu về đầu tư còn sơ sài, chất lượng còn thấp, trình bày chưa khoa học, hợp lý chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin của nhà đầu tư.

Thứ sáu, các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư chưa đạt hiệu quả cao. Việc xây dựng quan hệ công chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xúc tiến đầu tư vì nó gián tiếp mang hình ảnh của tỉnh đến các nhà đầu tư, việc này mang lại hiệu quả về lâu dài. Tuy nhiên hoạt động này chưa được tỉnh chú trọng nên hình ảnh của tỉnh mờ nhạt, các thông tin quan trọng chưa được tỉnh phổ biến và đưa tin rộng rãi nên việc truyền tải thông tin tới các nhà đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chương 2 đã phân tích các nội dung về điều kiện tự nhiên, KT-XH ảnh hưởng đến QLNN đối với XTĐT tại tỉnh Bình Phước, từ đó rút ra tác động của điều kiện tự nhiên, KT-XH ảnh hưởng đến QLNN đối với XTĐT tại tỉnh Bình Phước.

Đánh giá thực trạng hệ thống chính sách về về hoạt động XTĐT tại tỉnh Bình Phước; Thực trạng triển khai các chính sách về hoạt động xúc tiến đầu tư tại tỉnh Bình Phước; Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về về hoạt động xúc tiến đầu tư tại tỉnh Bình Phước. Phân tích, đánh giá những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về về hoạt động xúc tiến đầu tư. Chỉ ra những tồn tại, hạn chế của QLNN về Xúc tiến đầu tư.

Đưa ra nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong QLNN về XTĐT, đây là tiền đề để đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư tại tỉnh Bình Phước trong chương 3.

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)