Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 38)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia dài 260,433 km.

- Phía Đông giáp Tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai - Phía Tây giáp Tỉnh Tây Ninh và Campuchia. - Phía Nam giáp Tỉnh Bình Dương.

- Phía Bắc giáp Tỉnh Đắk Lắk và Campuchia

Tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 08 huyện: Thành phố Đồng Xoài, Thị xã Phước Long, Thị xã Bình Long và các huyện Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, và Bù Đăng, Phú Riềng. Đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, cà phê, tiêu... đã tạo nên tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế của Bình Phước.

2.1.1.2. Địa hình

Tỉnh Bình Phước là tỉnh miền núi trung du nằm về phía tây của vùng Đông Nam Bộ, tiếp từ bậc thềm phù sa cổ đến đồi núi thấp dạng vòm phủ bazan và đến núi trung bình thấp dạng dải kéo dài của các trầm tích lục nguyên và phun trào bazan khe nứt với độ cao thay đổi từ khoảng 30m đến 500m. Địa hình có dạng đồi thấp thoải lượn sóng nối liền với nhau tạo thành dạng địa hình yên ngựa, nhiều nơi dạng địa hình bát úp, ít bị đứt gãy sâu và thấp thoải dần về phía tây và tây nam.

2.1.1.3. Khí hậu

Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8oC - 26,2oC. Nhiệt độ bình quân thấp nhất 21,5o

C - 22oC, nhiệt độ bình quân cao nhất từ 31,7oC - 32,2oC. Nằm trong vùng dồi dào nắng, tổng số giờ nắng trong năm từ 2400 - 2500 giờ, số giờ nắng bình quân trong ngày từ 6,2 - 6,6 giờ. Thời gian nắng nhiều nhất vào tháng 1, 2, 3, 4 và thời gian ít nắng nhất vào tháng 7, 8, 9.

Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2045 - 2325 mm. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5-11, chiếm 85-90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10-15% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2, 3.

2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất

Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên là 6.871,54 km2, có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất. Theo phân loại, đất chất lượng cao trở lên (Đất đen, đất đỏ bazan, đất phù sa) có 420.213 ha chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có chất lượng trung bình là 252.066 ha chiếm 36,78% diện tích đất tự nhiên và đất có chất lượng thấp có 7.884 ha, chiếm 1,15% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Bình Phước là một trong những tỉnh có chất lượng đất khá tốt so với cả nước và là điều kiện hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

b. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của Bình Phước chiếm 175.986 ha, bằng 26% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Vị trí rừng của tỉnh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái tạo điều kiện tốt cho việc

thực hiện chiến lược kinh tế xã hội của vùng Đông nam bộ nói chung và các tỉnh lân cận nói riêng. Rừng Bình Phước có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông lớn như Sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai.

c. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản được phân bố rải rác chủ yếu vùng phía tây và một ít ở trung tâm. Đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng hoá với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc các nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán đá quý.

Cụ thể: Có 4 mỏ quặng Bauxít trên bề mặt diện tích 13.400ha; 6 điểm khoáng hoá; 26 mỏ đá xây dựng; 3 mỏ cát, cuội, sỏi; 11 mỏ sét gạch ngói; 15 điểm mỏ Laterit và vật liệu san lấp; 5 mỏ kaolin; 2 mỏ đá vôi xi măng có quy mô lớn; 2 mỏ sét ximăng và laterit; 6 mỏ puzơlan; 2 mỏ laterit; 2 mỏ đá quý và 4 mỏ bán đá quý.

Một số mỏ đã được khai thác như đá vôi, đá xây dựng, cát sỏi, sét gạch ngói đáp ứng một phần cho sản xuất tiêu dùng, xây dựng trong tỉnh, còn lại các mỏ khác đang tiến hành thăm dò để có cơ sở đầu tư khai thác.

d. Tài nguyên nƣớc

Nguồn nước mặt: có hệ thống sông suối tương đối nhiều với mật độ 0,7 - 0,8km/km2, bao gồm sông Sài Gòn, Sông Bé, sông Đồng Nai, sông Măng và nhiều suối lớn. Ngoài ra còn có một số hồ, đập như hồ Suối Lam, hồ Suối Cam, đập nước thu điện Thác Mơ (dung tích 1,47 t m3), đập thu điện Cần Đơn, đập thu điện Sork Phú Miêng.v.v..

e. Tài nguyên du lịch

Bình phước có 41 dân tộc anh em sinh sống. Tỉnh có nhiều di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ lâu đời và rất nhiều các danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đặc biệt, con người nơi đây rất hiếu khách và nhân hậu. Tất cả những nét đó tạo nên Bình Phước vừa thơ mộng vừa cổ kính lại đa dạng về bản sắc văn hóa.

Tỉnh còn có nhiều di tích lịch sử của trung ương gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như: Phú Riềng; Nhà tù Bà Rá; Khu căn cứ quân ủy bộ tư lệnh của các lực lượng vũ trang của Miền Nam Việt Nam; Sóc Bom Bo.... Ngoài những di tích in đậm dấu ấn lịch sử đó, Bình Phước còn là nơi có nhiều cảnh quan tự nhiên đang giấu mình trong các khu rừng bạt ngàn như thác Mơ, Hồ Sóc Xiêm, Núi Bà Rá, khu di tích suối Lam, rừng nguyên sinh Bù Gia Mập, vườn quốc gia Cát Tiên...

Với những lợi thế trên, Bình Phước có thể phát triển du lịch sinh thái, du lịch về nguồn, là điểm thăm quan đa đạng của các du khách trong nước và quốc tế.

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bình Phƣớc

Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Phước luôn đổi mới toàn diện, đồng bộ; đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh; tạo động lực đưa Bình Phước phát triển nhanh, bền vững, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chất lượng nền kinh tế được nâng lên, tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm 2015, 2016, 2017 đạt khá (6,84%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng t trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm t trọng ngành nông - lâm - thủy sản (đến nay đã đạt: Nông - lâm - thủy sản 26,15%; công nghiệp - xây dựng 38,09%; thương mại - dịch vụ 35,76%). Đặc biệt, thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước, năm 2018 ước đạt 7.658 t đồng, vượt chỉ tiêu nghị quyết hơn 2.000 t đồng.

a. Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Về nông nghiệp, đã thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng chuyên canh cây trồng lâu năm và phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Diện tích cao su

241.716 ha, điều 134.733 ha, hồ tiêu 16.714 ha; tổng đàn gia súc ước 500.546 con, tổng đàn gia cầm ước có 4,8 triệu con.

b. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.

Đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp gắn với phát triển đô thị, nhà ở xã hội; xây dựng, hoàn thiện chính sách và tổ chức quảng bá chính sách thu hút đầu tư. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2015-2018 tăng 12,7%. Giá trị gia tăng ngành xây dựng bình quân giai đoạn 2015-2018 ước tăng 11,86%.

Đối với KCN: Trong số 13 KCN, hiện có 10 KCN (KCN Đồng Xoài I; KCN Đồng Xoài II; KCN Bắc Đồng Phú; KCN Nam Đồng Phú; KCN Chơn Thành I; KCN Chơn Thành II; KCN Minh Hưng - Hàn Quốc; KCN Minh Hưng III; KCN Đồng Xoài III; KCN Becamex – Bình Phước) đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư với diện tích 3.761,7ha, t lệ lấp đầy bình quân đạt 28,35%

- 02 KCN đang triển khai xây dựng là KCN Minh Hưng – Sikico do Công ty CP công nghiệp Minh Hưng – Sikico làm chủ đầu tư, KCN Việt Kiều do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Minh Khang làm chủ đầu tư. Hiện chủ đầu tư đang lập quy hoạch để trình Sở Xây dựng thẩm định và tiến hành khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng KCN.

- 01 KCN chưa triển khai là KCN Tân Khai II: Do kéo dài thời gian và không triển khai thực hiện dự án nên UBND tỉnh thống nhất giao đất cho Công ty CP C&N New Vina để tiếp tục triển khai thực hiện.

- Đối với KKT cửa khẩu Hoa Lƣ:

Có tổng diện tích tự nhiên 28.364 ha. Hiện có 62 doanh nghiệp được giao đất thực hiện dự án với tổng diện tích 355,32 ha, trong đó 21 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, 8 doanh nghiệp đang triển khai xây dựng, còn lại đang thực hiện giải phóng mặt bằng

c. Lĩnh vực đầu tƣ, phát triển hạ tầng và quy hoạch đô thị

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2018 ước huy động được trên 56.000 t đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước là 7.944 t đồng (vốn đầu tư khu vực nhà nước chiếm 21%; ngoài nhà nước chiếm 70,1%; vốn đầu tư nước ngoài chiếm 8,9% trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội).

d. Dân số và lao động

Dân số toàn tỉnh năm 2018 ước 979.570 người tập trung tại các khu vực như Thành phố Đồng Xoài, huyện Lộc Ninh, Huyện Bù Đăng.

Bảng 2.1: Dân số và mật độ dân số của tỉnh Bình Phước năm 2019. Diện tích Dân số trung bình Mật độ dân số (Nghìn người) (Người/km2 ) TỔNG SỐ 6,876.76 979.570 142

Phân theo đơn vị cấp huyện

- Thị xã Phước Long 119.38 53.215 446 - Thành phố Đồng Xoài 167.32 100.170 599 - Thị xã Bình Long 126.17 61.596 488 - Huyện Bù Gia Mập 1,064.28 84.269 79 - Huyện Lộc Ninh 853.29 113.601 133 - Huyện Bù Đốp 380.51 56.691 149 - Huyện Hớn Quản 664.13 95.474 144 - Huyện Đồng Phú 936.24 94.970 101 - Huyện Bù Đăng 1,501.19 138.916 93 - Huyện Chơn Thành 389.59 89.288 229 - Huyện Phú Riềng 674.66 91.380 135 (Nguồn Cục Thống kê)

Toàn tỉnh ước có 590.329 lao động từ 15 tuổi trở lên trong đó có 314.718 lao động nam và 275.611 lao động nữ, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Chi tiết trong bảng sau:

Bảng 2.2: Bảng phân chia lao động theo giới tính và địa bàn của tỉnh Bình Phước năm 2018

2014 2015 2016 2017 Sơ bộ

2018

ĐVT: Nghìn ngƣời

TỔNG SỐ 554.211 572.970 581.092 587.392 590.329 Phân theo giới tính

Nam 294.674 296.359 302.466 301.635 314.718 Nữ 259.537 276.611 278.626 285.757 275.611

Phân theo thành thị, nông thôn

Thành thị 93.606 119.263 142.327 145.430 169.939 Nông thôn 460.605 453.707 438.765 441.962 420.390

(Nguồn Cục Thống kê)

Trong đó có 444.063 lao động đang làm việc thuộc khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và 51.823 lao động trong khu vực đầu tư nước ngoài.

Bảng 2.3: Phân chia lao động theo thành phần kinh tế của tỉnh Bình Phước từ năm 2014-2018. Tổng số Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Khu vực đầu tư nước

ĐVT:Nghìn ngƣời 2014 542.642 77.508 440.309 24.825 2015 562.139 77.888 450.641 33.610 2016 566.215 78.050 446.667 41.498 2017 570.961 77.780 446.075 47.106 Sơ bộ 2018 573.586 77.700 444.063 51.823 (Nguồn Cục Thống kê)

Ước năm 2018, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 38.790 lao động, đạt 129,3% kế hoạch năm, tăng 3,56% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó xuất khẩu được 125 lao động. T lệ thất nghiệp khu vực thành thị đạt 3,2%; duy trì t lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn trên 90%, t lệ lao động qua đào tạo đạt 52%. Đào tạo nghề cho 10.594 lao động, đạt 176,6% kế hoạch năm.

Tổ chức tư vấn, giới thiệu nghề, việc làm cho 12.188 lao động; giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng cho 7.257 lao động; trợ học nghề cho 209 lao động hỗ thất nghiệp; tổ chức 05 phiên giao dịch việc làm thu hút 57 doanh nghiệp và 3.788 lao động tham gia.

2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với xúc tiến đầu tƣ tại tỉnh Bình Phƣớc

Thứ nhất, Bình Phước tập trung nhiều dân tộc thiểu số có trình độ dân trí, kỹ thuật sản xuất còn thấp, nên mặc dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, Bình Phước vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Tỉ lệ, công cụ sản xuất phần lớn vẫn thô sơ, trình độ dân trí thấp, khoa học phục vụ sản xuất còn yếu và chưa áp dụng rộng rãi;

Dân số và lao động tập trung ở khu vực nông thôn nên lao động chủ yếu là lao động thủ công và hiệu quả lao động chưa cao. Toàn tỉnh chỉ có 24% lao động qua các lớp đào tạo bài bản nên tính chuyên nghiệp thấp, cơ cấu ngành nghề không phù hợp và không đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp và

mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Tỉnh Bình Phước, là rào cản các nhà đầu tư công nghệ cao, các nhà đầu tư yêu cầu cao về trình độ sản xuất.

Thứ hai, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng Bình Phước thật sự chịu sức ép lớn trước tốc độ phát triển rất nhanh của Tỉnh Bình Dương, hay một tỉnh có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Bà Rịa – Vũng Tàu, đặc biệt là sự hút vốn đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của cả nước. Địa hình phức tạp gây khó khăn cho việc quản lý vốn và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, Bình Phước có tổng diện tích đất tự nhiên lớn. Trong đó hầu hết đất có chất lượng trung bình trở lên, thích hợp với phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày, giúp cho Việt Nam giữ vị trí cao trong thị trường xuất khẩu trên thế giới như: cao su, điều, tiêu, cà phê, cây ăn trái. Ngoài ra còn nhiều tài nguyên khác còn trong dạng tiềm năng chưa được khai thác nhiều như rừng, sông, suối lớn, hồ đập, nước ngầm, đá vôi, cát, đá, đất sét,...

2.2. Thực trạng Quản lý nhà nƣớc đối với xúc tiến đầu tƣ tại tỉnh Bình Phƣớc Bình Phƣớc

2.2.1. Thực trạng hệ thống thể chế, chính sách về hoạt động xúc tiến đầu tƣ tại tỉnh Bình Phƣớc tiến đầu tƣ tại tỉnh Bình Phƣớc

Ngày 14/12/2018, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 14/2018/NQ- HĐND nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 31/2017/NQ- HĐND về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Quyết định số 1794/QĐ-UBND ngày 25/7/2017 về việcban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017–2020. Trong đó tập trung vào 64 dự án thuộc 9 lĩnh vực: Dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp,

cụm công nghiệp; Dự án đầu tư xây dựng chợ, trung tâm thương mại, dân cư; Dự án đầu tư vào ngành nông nghiệp - chế biến thực phẩm; Dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, chế biến; Dự án đầu tư hệ thống cấp thoát nước, xử lý rác thải; Ngành thương mại - dịch vụ - du lịch; Dự án đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, đô thị; Dự án đầu tư vào lĩnh vực y tế; Dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển năng lượng.

UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành quyết định số 425/QĐ-UBND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)