Một số đề xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 107 - 113)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số đề xuất, kiến nghị

Đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước:

- Xây dựng và trình Chính phủ cơ chế tài chính đặc thù, thông thoáng nhất cho Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, cũng như các khu công nghiệp khác. Theo đó, ưu tiên nguồn kinh phí để tập trung đầu tư hạ tầng và giải quyết các vấn đề bức xúc về an sinh xã hội tại các khu để trình Trung ương cho chủ

trương thực hiện trình Thủ tướng Chính phủ cho áp dụng một số cơ chế, chính sách mới về ưu đãi đầu tư.

- Rà soát, điều chỉnh những cơ chế, chính sách bất hợp lý về khuyến khích đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư, quản lý xây dựng và đất đai…; chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm những tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; xử lý những vi phạm về khai thác tài nguyên, lấn chiếm đất đai…

- Nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ doanh nghiệp; làm thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức từ việc xem doanh nghiệp là “Đối tượng quản lý” sang “Đối tượng phục vụ”; tăng cường công tác đối thoại doanh nghiệp bằng nhiều hình thức phù hợp, thường xuyên tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với doanh nghiệp để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp; quản lý tốt hơn doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh; xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp; tăng cường sự trợ giúp pháp lý, tạo sự cam kết, nhất quán và định hướng dài hạn trong môi trường đầu tư của doanh nghiệp.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Chương 3 đã đưa ra các định hướng, quan điểm, mục tiêu, giải pháp hoàn thiện quản nhà nước về xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước, cụ thể như sau:

- Các định hướng, quan điểm về lợi thế vị trí địa lý, nguồn lực và các tiềm năng của tỉnh Bình Phước kết hợp với phát huy nhân tố con người, định hướng về kinh tế xã hội, cũng như các định hướng về hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư, nguồn vốn từ trong và ngoài tỉnh để đưa vài sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế địa phương. Đưa ra mục tiêu để hoàn thiện về các mặt phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh đến năm 2025.

Các giải pháp hoàn thiện việc quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên, ngoài sự chủ động, sáng tạo của chính quyền tỉnh Bình Phước, rất cần có sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, sự phối hợp đồng bộ từ các Bộ, ngành và các cơ quan Trung ương trong việc thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về thể chế, về XTĐT, về tạo môi trường đầu tư và cac cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư. Cũng công tác liên kết vùng của các tỉnh lân cận Bình Phước nhằm phát triển kinh tế của cùng nói chung và của Bình Phước nói riêng.

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước đối với hoạt động Xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước là vấn đề ý nghĩa to lớn về cả lý luận và thực tiễn nhằm kêu gọi các nguồn lực trong và ngoài tỉnh cùng tham gia đầu tư kinh doanh, phát triển sản xuất để phát triển kinh tế địa phương, nâng cao chất lượng sống của người dân trên địa bàn. Với sự đầu tư trong quá trình nghiên cứu luận văn đã hoàn thành, đáp ứng được yêu cầu của luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công với những nội dung khoa học sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở khoa học về Quản lý nhà nước, Xúc tiến đầu tư, Quản lý nhà nước đối với Xúc tiến đầu tư. Luận giải những nội dung, một số nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư.

Thứ hai, phân tích đặc điểm của tỉnh, thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư, cũng như kết quả đạt được từ năm 2015 đến năm 2018, chỉ ra những tồn tại, hạn chế đang cần xử lý hiện nay và các nguyên nhân của các hạn chế đó.

Thứ ba, trên cơ sở chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước nói chung, của tỉnh Bình Phước nói riêng và định hướng hoàn thiện công tác quản lý để đề xuất hệ thống giải pháp trong việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động này tại địa phương trong giai đoạn tiếp theo cũng như định hướng đến năm 2025.

Do nhiều hạn chế khách quan, chủ quan cũng như kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót, tác giả vô cùng trân trọng biết ơn sự thông cảm cũng như sự góp ý của quý Thầy – Cô về những thiếu sót trên./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Kỹ năng xúc tiến đầu tư, biên dịch, NXB Chính trị quốc gia.

2. Chính phủ (2015), Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.

3. Chính phủ (2015), Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

4. Cục thống kê tỉnh Bình Phước (2018), Niên giám thống kê Bình Phước.

5. Phùng Lê Hải (2016), Pháp luật về xúc tiến đầu tư từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sỹ luật học, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

6. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Những vấn đề cơ bản về Quản lý hành chính nhà nước, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.

7. Học viện Hành chính (2007). Giáo trình Hành chính công (dùng cho sau đại học). Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

8. Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Phước (2017), Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 ban hành quy định về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

9. Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Phước (2018), Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND ngày 14/12/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh.

10.Nguyễn Thị Thanh Huyền (2016), Hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ chuyên nghành Kinh tế Quốc tế, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

11.Đinh Vũ Mai Linh (2012), Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía Bắc: Thực trạng và Giải pháp, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế, Hà Nội.

12.Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp.

13.Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu.

14.Quốc hội (2014), Luật Đầu tư.

15.Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công.

16.Quốc hội (2014), Luật Xây dựng.

17.Huỳnh Minh Thảo (2017), Quản lý nhà nước về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công - Học viện Hành chính Quốc gia.

18.Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 2070/QĐ-TTg ngày 11/12/2009 về việc thành lập Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Bình Phước.

19.Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu.

20.Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014, Ban hành Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư.

21.Võ Thị Kiều Trang (2015), Hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

22.UBND tỉnh Bình Phước (2017), Quyết định số 1794/QĐ-UBND ngày 25/7/2017 về Ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017 – 2020.

23.UBND tỉnh Bình Phước (2019), Quyết định số 06/2019/QD-UBND ngày 18/01/2019 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước

24.UBND tỉnh Bình Phước (2019), Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 05/3 /2019 về việc đính chính thời điểm có hiệu lực của Quyết định số 06/2019/QĐ-UBND ngày 18/01/2019 của UBND tỉnh Bình Phước.

25.UBND tỉnh Bình Phước (2010), Quyết định số 2589/QĐ-UBND ngày 09/11/2010 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Bình Phước.

WEBSITE 26.http://baobinhphuoc.com.vn 27.https://binhphuoc.gov.vn 28.http://binhphuocittpc.gov.vn 29.http://ctk.binhphuoc.gov.vn 30.https://www.eza-binhphuoc.gov.vn 31.http://skhdtbinhphuoc.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)