Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về xúc tiến đầu tƣ tại tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 89)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về xúc tiến đầu tƣ tại tỉnh

3.2.1. Xây dựng hình ảnh Bình Phƣớc là điểm đến của các nhà đầu tƣ.

Nền tảng của công tác xúc tiến đầu tư chính là các hoạt động xây dựng nhận thức hình ảnh về địa phương. Bình Phước là tỉnh còn khá non trẻ, vị thế thu hút đầu tư của tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ còn mờ nhạt. Vì vậy, tỉnh cần phải khẳng định vị trí của mình như là điểm đến của các nhà đầu tư, là miền đất ngọt ngào hứa hẹn nhiều hấp dẫn nhất. Để làm được điều này tỉnh cần xây dựng hình ảnh về địa phương mình là nội dung xúc tiến đầu tư hết sức quan trọng.

Việc làm đầu tiên trong xây dựng hình ảnh là xác định nhận thức của nhà đầu tư và mục tiêu xây dựng hình ảnh. Một trong những phương pháp

được sử dụng để xác định được nhận thức của nhà đầu tư là sử dụng kết quả điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam công bố hàng năm để biết được tỉnh mình được các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đánh giá như thế nào về năng lực quản lý điều hành của cán bộ, môi trường đầu tư của tỉnh, thủ tục hành chính…hoặc kết quả điều tra môi trường kinh doanh của tổng cục thống kê được tiến hành trên toàn quốc. Từ đó tỉnh Bình Phước nhận thấy được những mặt hạn chế còn tồn tại để xác định được mục tiêu xây dựng hình ảnh của mình.

Việc làm tiếp theo là xây dựng được hình ảnh Bình Phước hấp dẫn được các nhà đầu tư. Để nhà đầu tư biết việc đến tỉnh Bình Phước đầu tư các nhà đầu tư sẽ nhận được những điều kiện hấp dẫn nhất, thuận lợi nhất để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài liệu, thông tin cần nhấn mạnh những lợi thế của tỉnh như: Nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng đã sẵn sàng, chi phí đầu tư thấp…để cho nhà đầu tư thấy được là tỉnh đang có những thứ mà họ cần.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn những công cụ xúc tiến đầu tư cần có sự tính toán kỹ lưỡng bởi Bình Phước là tỉnh còn non trẻ, nguồn lực cho hoạt động xúc tiến đầu tư còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tỉnh nên chọn những công cụ như: Brochure, thư ngỏ, các cuộc hội thảo về xúc tiến đầu tư, các bản tin, các cuốn sách mỏng giới thiệu, các báo cáo nghiên cứu từng ngành,…Tỉnh cần triển khai tiến hành xây dựng các đoạn video clip thiết thực giải thích và làm rõ tại sao nhà đầu tư nên bỏ vốn đầu tư vào tỉnh…

Sử dụng mạng xã hội như một kênh liên lạc trực tuyến để xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh tỉnh Bình Phước ra toàn cầu. Đặc biệt chú ý thiết lập kênh liên lạc với các Việt Kiều đang định cư tại nước ngoài. Đối tượng này cũng là những nhà đầu tư tiềm năng mà dễ dàng tiếp cận và kêu gọi đầu tư nhất.

Phối hợp tốt với các cơ quan tuyên truyền (báo chí, đài truyền hình) ở Trung ương nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh của Tỉnh. Chủ động giới thiệu tiềm năng, cơ hội, các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư của Tỉnh đến các nhà đầu tư nước ngoài bằng các hình thức phong phú như: gửi thư mời, thư điện tử, thông tin trên Website.., đồng thời tăng cường các đoàn vận động đầu tư làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để kêu gọi các dự án FDI lớn, quan trọng.

Định kỳ 6 tháng một lần, tổ chức đối thoại giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các nhà đầu tư. Tổ chức các buổi họp mặt thân mật các nhà đầu tư nước ngoài nhân dịp Tết Dương lịch hoặc Tết Nguyên đán, tạo nên tình cảm gắn bó giữa nhà đầu tư với chính quyền và nhân dân trong Tỉnh.

3.2.2. Hoàn thiện chính sách, chiến lƣợc về xúc tiến đầu tƣ. a. Hoàn thiện chính sách

- Cần tiếp tục rà soát các quy định, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh, cụ thể hóa các chính sách về các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực: phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, môi trường đô thị,…), phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập thấp; xây dựng công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường; Thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án; cân nhắc về t suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất Khu công nghiệp.

- Nghiên cứu, xây dựng những cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương về huy động các nguồn vốn từ quỹ đất, điều tiết ngân sách, huy động vốn cho các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội lớn, nhất là mạng lưới giao thông, hệ thống cấp thoát nước và nhà ở; hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư nhằm thu hút, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia; đồng thời đẩy mạnh áp dụng các hình thức đầu tư BT, BOT, BTO, PPP. Hoàn thiện cơ chế tài chính và đổi mới cơ chế phân bổ, sử dụng hợp lý và hiệu quả vốn đầu tư; kiểm soát chặt chẽ các dự án, công trình khởi công mới, xác định rõ nguồn vốn, bảo đảm hiệu quả đầu tư.

- Bên cạnh những chính sách thu hút tập trung vào ngành nghề thì cũng phải thực hiện đồng bộ các chính sách khác như các chính sách dịch vụ hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn lao động, minh bạch hóa/đơn giản hóa trong thủ tục hành chính, chính sách về chỗ ở cho người lao động, nhà đầu tư ngoài tỉnh.

- Cần quy định rõ cấp nào, đơn vị nào được phép thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để tránh sự chồng chéo trong quản lý doanh nghiệp và tạo sự thoải mái cho nhà đầu tư.

- Một điểm cần lưu ý là các chính sách ban hành phải mang tính ổn định. Khi đầu tư, các doanh nghiệp luôn hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho tương lai dựa vào các thông tin chính sách hiện tại, cộng với việc tăng/giảm t lệ lạm phát. Doanh nghiệp có thể dự trù phần lạm phát nhưng không thể biết được tương lai chính sách đầu tư sẽ thay đổi thế nào. Chính vì vậy, các chính sách của tỉnh có tính ổn định cao sẽ khiến nhà đầu tư an tâm hơn khi quyết định đầu tư.

b. Xây dựng đƣợc một chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ.

Một chiến lược xúc tiến đầu tư phải có trọng điểm yêu cầu phải xác định được ngành nghề, hoạt động, quốc gia và cả các công ty cần tập trung

XTĐT. Với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, mỗi địa phương có những định hướng khác nhau. Vì vậy, tỉnh cần đưa ra các chính sách thu hút trong những ngành nghề mà những địa phương khác bỏ ngõ hoặc không theo đuổi. Chẳng hạn như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương đang tập trung thu hút và phát triển các ngành công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, ngành thương mại – dịch vụ, thì các ngành còn lại là cơ hội để Bình Phước thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên để dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ địa điểm này sang địa điểm khác, Bình Phước cần tăng thêm nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nhà đầu tư ngoài tỉnh. Vì thế, cần phải xây dựng được một kế hoạch, chiến lược xúc tiến đầu tư đúng đắn và một kế hoạch hành động cụ thể hơn nữa trong từng giai đoạn.

Bước 1: Đánh giá nhu cầu và tiềm năng thu hút đầu tư của tỉnh

Cần phải xác định mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, dự đoán được xu hướng đầu tư. Cần phải thu thập thông tin về các dự án, xác định được các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động XTĐT, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, các tỉnh lân cận đặc biệt là các tỉnh có điều kiện tương tự (Tây Ninh, Đắc Nông, Gia Lai…) vì đây chính là các đối thủ cạnh tranh chính của tỉnh.

Bước 2: Phân tích các ngành và khu vực có nguồn đầu tư

Tỉnh Bình Phước cần xác định được các ngành tiềm năng cần xây dựng các dự án thu hút đầu tư. Bình Phước là tỉnh có thế mạnh về lao động dồi dào, giá rẻ, thị trường tiêu thụ tiềm năng lớn, vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng thuận lợi,...nên cần phải XTĐT vào các ngành sử dụng được nhiều lao động tạo việc làm và thu nhập cao cho người dân. Bình Phước đã làm được thông qua một số nhóm ngành dệt may, da giầy, công nghiệp, cơ khí, ngành sản xuất đồ gỗ, gỗ ép…Vì thế trong thời gian tới cần phát huy và đẩy mạnh hơn nữa các lợi thế này của tỉnh. Các nhóm ngành dịch vụ như: Tài chính ngân hàng, bảo

hiểm, bưu chính viễn thông, kinh doanh bất động sản….

Một vấn đề khác nữa là cần hướng tới các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn đa quốc gia và trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư và lĩnh vực đầu tư mục tiêu cần tiến hành phát triển tốt các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ giúp ích rất nhiều cho các lĩnh vực mà các nhà đầu tư quan tâm. Nếu tại tỉnh không có các doanh nghiệp phụ trợ giúp đỡ, hỗ trợ cho họ thì các doanh nghiệp này lại phải mất thêm một khoản chi phí không nhỏ cho việc nhập hàng hoặc phải nhập khẩu linh kiện ở những nơi khác. Bởi vậy, việc phát triển tốt các ngành công nghiệp phụ trợ đóng góp vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư, là một trong những lực kéo cho các nhà đầu tư.

Bước 3: Đưa ra chiến lược xúc tiến đầu tư hiệu quả

Việc đưa ta được chiến lược xúc tiến đầu tư hiệu quả sẽ định hướng rõ ràng cho những hoạt động trong các thời kỳ và kế hoạch xúc tiến đầu tư cho từng giai đoạn cụ thể phải được xây dựng cho phù hợp nhất với nguồn lực hiện tại của tỉnh. Đặt trong kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, định hướng thu hút đầu tư trong những năm tới. Thêm vào đó, để đảm bảo được tính độc lập và chuyên nghiệp thì tỉnh cần có các chuyên gia tư vấn giỏi cả ở trong và ngoài nước trong việc tư vấn xây dựng chiến lược XTĐT sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.3. Hoàn thiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế khu công nghiệp, khu kinh tế

a. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ là một trong những nhân tố tác động đến việc thu hút đầu tư. Để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần làm các nhiệm vụ sau:

Bình Phước cần ra sức cải thiện chất lượng đường bộ như nâng cao t lệ đường được rải nhựa, ngoài ra cần mở rộng bề ngang mặt đường để tránh tình trạng gây ùn tắc giao thông giúp thời gian vận chuyển nhanh hơn.

+ Tỉnh cần xây dựng các tuyến đường nối liền các địa phương, nối liền các tuyến vận tải như: bến xe, các khu công nghiệp, khu kinh tế, các chợ đầu mối để làm rút ngắn thời gian chuyển tải trong việc chuyên chở hàng hóa. Đặc biệt, tỉnh cần chú trọng xây dựng, tuyến giao thông nối liền khu công nghiệp Nam Đồng Phú, xã Tân Lập huyện Đồng Phú với Tp.HCM, và Đồng Nai bởi vì từ Xã Tân Lập đến trung tâm Tp.HCM chỉ mất 80 km (khá gần hơn khoảng cách các khu công nghiệp khác của Bình Phước so với TpHCM) và từ nơi này đi theo đường TL747 qua Tp.Biên Hòa (mà không phải qua tỉnh Bình Dương) đến Huyện Long Thành (nơi đang được Nhà nước đầu tư xây dựng Sân bay quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai) khoảng 107 km. Nếu làm được điều này không những sẽ tạo cho Khu công nghiệp Nam Đồng Phú nói riêng và Bình Phước nói chung thêm thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư.

+ Tỉnh cần có cơ chế ưu đãi đặc biệt cho những nhà đầu tư vào lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông, cơ chế ưu đãi đặc biệt này có thể được bù đắp bằng một phần thuế giữ lại của những dự án đầu tư. Ngoài ra, cần chú trọng tận dụng vốn từ ngân sách Nhà nước, dự án ODA để xây dựng nhiều tuyến đường cao tốc, nâng cao và mở rộng đường quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường nối liền các khu công nghiệp, kinh tế với nơi cung cấp và nơi tiêu thụ, như vậy sẽ rút ngắn thời gian và chi phí vận chuyển.

- Về chất lƣợng truyền tải thông tin dữ liệu, chất lƣợng dịch vụ thông tin bƣu điện.

Tỉnh cần có chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động. Phải xác định rõ đây là những ngành mang hỗ trợ

để nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư chứ không chỉ là nguồn thu từ các doanh nghiệp. Ngoài ra, hiện nay tỉnh chưa có đội ngũ và cơ chế khuyến khích cho những người làm chính sách phát triển công nghệ thông tin, vì vậy trong thời gian tới Tỉnh cần xây dựng đội ngũ làm chính sách phát triển công nghệ thông tin, đội ngũ này ngoài việc bao gồm những người hiện đang phụ trách công nghệ thông tin thuộc các sở - ban - ngành mà còn là những người có chuyên môn cao về công nghệ thông tin. Sự kết hợp như vậy không những giúp cho hoạt động công nghệ thông tin từng đơn vị phát triển mà còn tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các sở ban ngành, tránh trường hợp lệch pha trong khâu phối hợp công nghệ, thủ tục điện tử giữa các đơn vị.

b. Về cơ sở hạ tầng xã hội.

- Nguồn nhân lực:

Trước tiên, tỉnh cần xây dựng chương trình, kế hoạch hỗ trợ nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư theo hướng nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực có tay nghề, nâng cao chất lượng nhân lực phổ thông, trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thực tiễn doanh nghiệp và thị trường. Từ đó, đưa ra các chương trình đào tạo phù hợp cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động. Chương trình đào tạo này cũng cần có lộ trình ưu tiên theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - ngư nghiệp, thương mại–dịch vụ. Và trong đó chú trọng đào tạo những ngành nghề có giá trị gia tăng cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp chế biến – chế tạo và nông nghiệp.

Khuyến khích, và hỗ trợ cho các nhà quản lý, lao động tham quan các ở cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp ở trong và ngoài Tỉnh.

Có cơ chế chính sách thu hút các cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề ở trong cũng như ngoài tỉnh, thậm chí cơ sở đào tạo nước ngoài để tạo bước đột phá trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong trường hợp này tỉnh có thể

hỗ trợ cấp đất trống, vị trí đẹp, thuận tiện trong đào tạo giáo dục liên ngành, liên vùng để phát huy sự tích tụ trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực sau khi đào tạo. Tỉnh cần thu hút các cơ sở, các trường Đại học có thế mạnh chuyên biệt trong công nghiệp – xây dựng, kinh tế - thương mại, và nông nghệ cao. Đối với các cơ sở đào tạo, Tỉnh nên khuyến khích phần thưởng cho các cơ sở nếu tuyển đủ chỉ tiêu. Ngoài ra, có cơ chế ưu đãi cho người học với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)