nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.1. Nguyên tắc, phạm vi và đối tượng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước
1.2.2.1. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
Thứ nhất, thống nhất, kết hợp hài hoà giữa kinh tế và chính trị. Sự kết
hợp hài hòa giữa hai mặt kinh tế và chính trị sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Nó cũng là một biểu hiện cho sự thống nhất giữa hai mặt kinh tế và chính trị; phát triển kinh tế nhưng việc quan tâm đến đời sống nhân dân phải được coi trọng ... Phát triển kinh tế nhưng hạn chế việc làm gia tăng sự chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng miền.
Thứ hai, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Công tác quản lý đầu tư
đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất từ trên xuống dưới, nhất là ở cấp trung ương, đồng thời cần phát huy tính chủ động, sự sáng tạo trong thực tế đầu tư ở các ngành, vùng. Trong thực tế đầu tư xây dựng cơ bản ở các địa phương khác nhau, các đối tượng tham gia hoạt động đầu tư phải vận dụng sáng tạo các quy
định về quản lý, nhưng phải đảm bảo chấp hành sự quản lý thống nhất, tránh tình trạng tự do vô quản lý.
Thứ ba, quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ. Kết hợp
quản lý theo ngành và theo lãnh thổ sẽ khai thác được tối đa nguồn lực của mỗi địa phương, cũng như khai thác được triệt để thế mạnh riêng, góp phần thúc đẩy kinh tế. Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương nhằm đảm bảo phát triển toàn diện, đáp ứng được nhu cầu xã hội, tránh tình trạng phát triển cục bộ, hạn chế phát triển.
Thứ tư, kết hợp hài hòa giữa các lợi ích trong đầu tư. Trong hoạt động
đầu tư, sự kết hợp hài hòa các lợi ích thể hiện giữa lợi ích xã hội mà đại diện là nhà nước với lợi ích của các cá nhân và tập thể người lao động, giữa lợi ích của chủ đầu tư, nhà thầu, các cơ quan thiết kế, tư vấn, dịch vụ đầu tư và người hưởng lợi. Sự kết hợp này được đảm bảo thực thi chính sách của nhà nước, sự thỏa thuận theo hợp đồng giữa các đối tượng tham gia quá trình đầu tư, sự cạnh tranh của thị trường thông qua đấu thầu theo luật định. Tuy nhiên, một số hoạt động đầu tư và trong môi trường nhất định, lợi ích của Nhà nước và các thành viên tham gia có thể mâu thuẫn nhau; lợi ích nhà nước và xã hội bị xâm phạm. Do vậy, quản lý nhà nước cần có những quy chế, biện pháp để ngăn chặn mặt tiêu cực.
Thứ năm, tiết kiệm và hiệu quả trong đầu tư. Trong đầu tư nói chung và
đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng, với những nguồn lực cho đầu tư cần phải đem lại hiệu quả KT-XH đã dự kiến với chi phí thấp nhất. Biểu hiện tập trung nhất của nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý hoạt động đầu tư, đối với các cơ sở là đạt được lợi nhuận cao, đối với xã hội là tăng sản phẩm quốc dân, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa, giáo dục và các sự nghiệp phúc lợi công cộng.
1.2.2.2. Phạm vi quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước đối với nhà nước
Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách: từ khi xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa dự án, công trình vào khai thác, sử dụng.
Đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình, hoặc người quyết định đầu tư có thể giao cho đơn vị khác có đủ điều kiện làm chủ đầu tư hoặc đồng thời làm chủ đầu tư. Đơn vị quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Quá trình đầu tư xây dựng được chủ đầu tư thực hiện theo trình tự có kiểm soát chặt chẽ qua nhiều giai đoạn của quá trình đầu tư.
1.2.2.3. Đối tượng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước đối với nhà nước
Thứ nhất, Chủ đầu tư
Chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng của dự án, công trình thuộc dự án đầu tư do mình quản lý, hoặc được ủy quyền quản lý. Nếu thành lập Ban quản lý dự án, thì Ban Quản lý dự án phải có đầy đủ điều kiện về năng lực theo quy định. Chủ đầu tư là đối tượng quản lý của các cơ quan có chức năng quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản và cơ quan nhà nước cấp trên.
Thứ hai, đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự án
Chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp về sự phù hợp với quy mô, quy hoạch, các bước thiết kế, tính chất công trình, điều kiện tự nhiên của địa điểm xây dựng; phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, tránh lãng phí. Là đối tượng quản lý
của chủ đầu tư, chịu trách nhiệm về đảm bảo dự án, công trình được thực hiện theo đúng nội dung các bước thiết kế đã quy định; phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng và nhiệm vụ thiết kế, thực hiện đúng hợp đồng giao nhận thầu thiết kế với chủ đầu tư.
Thứ ba, đơn vị thi công xây dựng dự án, công trình
Thực hiện đúng hợp đồng thi công, chịu trách nhiệm thi công đúng thiết kế được duyệt, đảm bảo chất lượng, an toàn, môi trường xây dựng, áp dụng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đã được quy định và chịu sự giám sát, kiểm tra thường xuyên về chất lượng công trình của chủ đầu tư, tổ chức thiết kế và cơ quan giám định nhà nước theo phân cấp quản lý.
Thứ tư, đơn vị giám sát thi công xây lắp
Chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư về hệ thống quản lý chất lượng của dự án, công trình; giám sát, quản lý các điều kiện về năng lực các nhà thầu, vật tư, thiết bị thi công; chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, về sinh môi trường của công trình, hạng mục công trình.
1.2.2. Những nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước
1.2.2.1. Xây dựng và ban hành hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Trong quản lý nhà nước nói chung và trong lĩnh vực đầu tư XDCB nói riêng, pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng. Pháp luật chính là hành lang pháp lý để Nhà nước quản lý chặt chẽ, nghiêm minh hoạt động đầu tư XDCB. Quy định rõ các chủ đầu tư thực hiện đầu tư theo định hướng và quy định của nhà nước, tránh những rủi ro, lãng phí, thất thoát vốn ngân sách, ngăn ngừa tham ô, tham nhũng vốn nhà nước. Như vậy, hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng là khuôn khổ để định hướng, hướng dẫn, tạo lập hành lang cho việc tiến hành các hoạt động đầu tư xây dựng. Về nguyên tắc, các quy định pháp luật
cần rõ ràng, minh bạch, có cách hiểu thống nhất, bảo đảm định hướng hoạt động của dự án đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Hệ thống chính sách pháp luật phải được thể chế hoá. Các văn bản quy phạm pháp luật tạo ra hành lang pháp lý, điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Hệ thống các chính sách pháp luật tác động sâu rộng và trực tiếp đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động đầu tư. Nếu chính sách pháp luật vừa thiếu đồng bộ và chặt chẽ sẽ tạo ra nhiều kẽ hở, tạo điều kiện cho các hành vi tiêu cực, tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Hệ thống chính pháp luật thiếu tính thực tế, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà cũng làm trỏ ngại đầu tư, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Văn bản quy phạm pháp luật nói chung được xây dựng nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và điều chỉnh đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng. Vì vậy, các chính sách pháp luật cũng được bổ sung sửa đổi khi không còn phù hợp hay đáp ứng được những yêu cầu trong tình hình mới. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, nhà nước phải luôn luôn cập nhật sự thay đổi của tình hình đầu tư xây dựng cơ bản, để từ đó bổ sung sửa đổi hệ thống chính sách pháp luật cho phù hợp xu thế phát triển.
1.2.2.2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đầu tư XDCB
Việc xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch là vấn đề cốt lõi nhất của công tác QLNN về đầu tư xây dựng. Công tác quy hoạch có ảnh hưởng đặc biệt lớn đến hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB: Nếu không có quy hoạch sẽ không đạt hiệu quả, lãng phí; nếu quy hoạch sai sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực đầu tư; quy hoạch dàn trải sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư, đầu tư manh mún. Khi đã có quy hoạch cần phải công khai quy hoạch để các cấp chính
quyền, tổ chức, cá nhân đều biết. Trên cơ sở quy hoạch, nhà nước cần phải đưa vào kế hoạch đầu tư, khuyến khích các khu vực vốn khác tham gia đầu tư để tránh tình trạng quy hoạch treo.
Phê duyệt các dự án xây dựng công trình phải tuân thủ, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất; bảo đảm quốc phòng, an ninh, không ảnh hưởng xấu đến môi trường, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm công khai, minh bạch và kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân. Tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội, trình độ khoa học và công nghệ theo từng giai đoạn phát triển.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng phải tuân thủ những yêu cầu về nhu cầu sử dụng hạ tầng kỹ thuật, gồm hệ thống giao thông, cung cấp năng lượng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc; bảo đảm sự kết nối, thống nhất công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực, vùng, quốc gia và quốc tế; bảo vệ môi trường, phòng ngừa và giảm thiểu hiểm hỏa ảnh hưởng đến cộng đồng, di sản văn hoá, bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc; bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Làm được như vậy, thì việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, mới thực sự là một công cụ quản lý có hiệu quả, tránh lãng phí.
1.2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư XDCB
Bộ máy QLNN đối với đầu tư XDCB bằng NSNN bao gồm các chủ thể với các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các chủ thể. Bộ máy QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN bao gồm từ Quốc hội là cơ quan lập pháp, Chính phủ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng...),
Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn ở mỗi cấp... Trong việc xây dựng bộ máy quản lý nhà nước, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập một cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong bộ máy đó.
Trong tổ chức bộ máy QLNN về đầu tư XDCB, công tác cán bộ là nhân tố then chốt. Chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác tổ chức cán bộ, thể hiện ở việc tổ chức, quản lý, bố trí, sắp xếp, phân công cán bộ thực thi công vụ và đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nhận thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp... nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản. Yếu tố nguồn nhân lực có tác động toàn diện, là yếu tố quyết định đến toàn bộ công tác quản lý nhà nước cũng như phát triển kinh tế nói chung và công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng.
Ngoài ra một yếu tố không thể thiếu trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đó là phương tiện quản lý, bao gồm: hệ thống công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc, các phương tiện máy móc trong quá trình điều hành và kiểm tra hoạt động của các dự án đầu tư.
1.2.2.4. Phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
Phân cấp là việc phân công chức năng, phân định nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cấp hành chính để việc quản lý đất nước được thuận lợi và hiệu quả hơn. Bản chất của phân cấp là việc cấp trên chuyển giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định do mình đang nắm giữ và thực hiện cho cấp dưới thực hiện một cách thường xuyên, liên tục bằng phương thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc bằng cách chuyển cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn bằng các quyết định cụ thể. Phạm vi phân cấp trong quản lý kinh tế đã liên tục được mở rộng, cho đến nay bao trùm 6 lĩnh vực. Trong số đó, 2 lĩnh vực được
đẩy mạnh phân cấp mạnh mẽ thuộc về công tác QLNN đối với đầu tư XDCB bằng NSNN, đó là: (1) quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển; (2) ngân sách nhà nước.
1.2.2.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư XDCB từ vốn ngân sách nhà nước
Kiểm tra, giám sát là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý vốn đầu tư. Kiểm tra, giám sát nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, những nhân tố mới, tích cực để phát huy; đồng thời phòng ngừa, phát hiện, xử lý những vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao của các đối tượng quản lý vốn để uốn nắn kịp thời. Mặt khác, qua kiểm tra, giám sát có thể phát hiện những điểm bất cập, bất hợp lý trong cơ chế, chính sách quản lý, thậm chí ngay cả chủ trương, quyết định đầu tư để kịp thời sửa đổi cho phù hợp.
1.2.3. Phương pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Phương thức quản lý của nhà nước về kinh tế là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể có của nhà nước lên nền kinh tế quốc dân và các bộ phận hợp thành của nó, để thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế quốc dân. Phương thức quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản là một nội dung của phương thức quản lý nhà nước về kinh tế; đó là bao gồm tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể có của nhà nước lên các đối tượng quản lý để thực hiện các mục tiêu quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản.
Các phương pháp quản lý nhà nước chủ yếu hiện nay:
Một là, phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản là cách tác động trực tiếp bằng các quyết định mang tính bắt buộc của nhà nước lên đối