đầu tư xây dựng cơ bản
1.3.1. Kinh nghiệm từ các địa phương
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng
Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ năm 2003 - 2017 ở TP. Đà Nẵng đạt 71.874 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 14%. Trong đó: Nguồn ngân sách Thành phố là 13.560 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân hàng năm là 18%; Nguồn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu là: 4.323 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 17%; Nguồn vốn ODA là 2.671 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 26%. Đặc biệt chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất trong 15 năm qua tại TP. Đà Nẵng cho XDCB là gần 35.260 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng vốn đầu tư XDCB của Thành phố và trở thành nguồn lực chủ yếu để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Giai đoạn 2003 - 2017, nguồn vốn đầu tư XDCB trên địa bàn Thành phố đã tăng gấp 7 lần với tổng số dự án được phê duyệt vào khoảng 2.500 dự án. Nhiều công trình, dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả, góp phần mở rộng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng của Thành phố, bộ mặt của đô thị được thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại. Các dự án đầu tư công đã kịp thời phục vụ tốt những nhu cầu cấp thiết của nhân dân về giao thông, nhà ở, nhà làm việc, trung tâm thương mại…
Cụ thể, với chủ trương hạ tầng đi trước một bước, Đà Nẵng đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển và hiện đại hóa hệ thống giao thông. Đến cuối năm 2017, toàn Thành phố có 2.171 tuyến đường, với tổng chiều dài trên 1.260km, so với năm 2003, số tuyến đường tăng 1.894 tuyến đường (gấp 8 lần), chiều dài tăng 793 km (gấp 3 lần). Hàng chục cây cầu được cải tạo và
xây dựng mới, nhiều cây cầu mới đã tạo động lực phát triển cho phía Đông Đà Nẵng như: Cầu Thuận Phước, cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý, cầu Tuyên Sơn, cầu Hòa Xuân, cầu Nguyễn Tri Phương...
Bên cạnh những kết quả đạt được, họa động đầu tư công trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng còn bộc lộ một số vướng mắc, hạn chế sau:
Thứ nhất, hoạt động đầu tư công chưa bám sát kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội (KT-XH), chưa tuân thủ quy hoạch chung của Thành phố. Vẫn còn nhiều công trình, dự án trọng điểm, tạo động lực phát triển KT-XH của Thành phố dù quy hoạch đã được phê duyệt, nhưng chưa được quan tâm triển khai thích đáng làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển chung của Thành phố. Nhiều đồ án, dự án chưa tuân thủ quy hoạch chung, trong quá trình triển khai thực hiện thì điều chỉnh nhiều lần, tác động tiêu cực đến chiến lược phát triển KTXH của Thành phố.
Thứ hai, vẫn còn tồn tại bất cập về huy động nguồn lực, cơ cấu, phân bổ,
thanh quyết toán theo kế hoạch đầu tư công. Cơ chế tài chính, ngân sách đặc thù cho Đà Nẵng vẫn chưa vượt trội so với các tỉnh thành khác, dẫn tới chưa tạo được nguồn lực cho đầu tư. Thêm vào đó, Thành phố chưa có cơ chế, chính sách ưu đãi để huy động tối đa, hiệu quả những nguồn vốn xã hội. Điển hình như: Việc huy động các nguồn lực đầu tư theo hình thức hợp tác công tư, hợp đồng xây dựng, vận hành, chuyển giao, hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao… vẫn còn lúng túng dẫn đến phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách nhà nước (NSNN).
Nguồn vốn nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn, nguồn thu tiền sử dụng đất đã trở thành nguồn lực chủ yếu (chiếm 50% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển); Cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực vẫn còn chưa tương xứng. Chi cho công tác khai thác quỹ đất, đầu tư các khu tái định cư; chi đầu tư giao thông công chính chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn đầu tư thời gian qua nhưng chi
cho lĩnh vực khác như văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục còn rất thấp. Tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư công hàng năm còn thấp, giảm dần qua các năm (đặc biệt là 03 năm gần đây). Cụ thể, tỷ lệ giải ngân năm 2015 đạt 94%; năm 2016 đạt 84%; năm 2017 đạt 76% tổng vốn đầu tư XDCB.
Thứ ba, chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hiệu quả
công trình chưa cao. Công tác tư vấn, khảo sát, lập dự án, lập thiết kế kỹ thuật, dự toán còn nhiều hạn chế; công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán của một số sở, ngành chức năng vẫn còn bất cập. Ví dụ: Năm 2017, bộ phận thẩm định của Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng chỉ có 8 người nhưng phải tiếp nhận và giải quyết 1.104 hồ sơ. Như vậy, trung bình mỗi ngày Sở Xây dựng phải thẩm định 4,6 dự án/1 ngày.
Áp lực công việc lớn dễ dẫn đến tình trạng việc thẩm tra chỉ mang tính hình thức, chất lượng không cao, gây lãng phí nguồn lực đầu tư. Việc lựa chọn nhà thầu tuy có công khai, minh bạch tạo nên chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn tình trạng chỉ định thầu không đúng quy định. Công tác kiểm tra, giám sát thiết kế, giám sát thi công, tổ chức nghiệm thu chưa chặt chẽ, mang tính hình thức; công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên. Nhiều công trình đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng thiếu quan tâm tổ chức thực hiện công tác bảo trì, duy tu, bảo dưỡng theo quy định nên xuống cấp nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư, khai thác và sử dụng.
Thứ tư, Thành phố vẫn chưa ban hành văn bản cụ thể về Bộ thủ tục hành
chính “một cửa liên thông” đối với lĩnh vực đầu tư công. Điều này dẫn đến vẫn chưa có sự phân định về thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thời gian triển khai các thủ tục trên lĩnh vực này, gây khó khăn cho việc thực hiện nói chung và công tác kiểm tra, giám sát nói riêng.
Thứ năm, việc phân cấp đầu tư cho các quận, huyện chưa mạnh mẽ. Việc
mạnh, chưa triệt để. Nguồn vốn phân cấp cho 7 quận, huyện trên địa bàn TP. Đà Nẵng còn rất khiêm tốn. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư tại các địa phương còn rất lớn, hàng năm, các quận, huyện xin bố trí vốn Thành phố để quận, huyện đầu tư các công trình nhỏ (như cải tạo một số phòng học, điện chiếu sáng, cải tạo kiệt, hẻm…).
Việc này làm thiếu tính chủ động trong đầu tư của quận huyện, tiếp tục thực hiện theo cơ chế “xin - cho”. Bên cạnh đó, một số công trình quy mô nhỏ xuất phát từ nhu cầu của địa phương nhưng vẫn giao cho các sở làm chủ đầu tư trong khi các quận, huyện đủ khả năng quản lý là chưa hợp lý, dẫn đến chồng chéo về chức năng
1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có vùng núi cao chiếm trên 50% diện tích toàn tỉnh. Các huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang có điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, trong điều kiện ngân sách nhà nước trong giai đoạn vừa qua còn gặp nhiều khó khăn, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ các giải pháp kinh tế, tận dụng tốt các giải pháp của Chính phủ để phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. Nhất là việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đặc biệt được quan tâm, một số lĩnh vực có bước phát triển khá nhanh so với các năm trước như: giao thông, thông tin, thủy lợi. Tích cực huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển giao thông theo quy hoạch; thủy lợi được đầu tư đảm bảo chủ động tưới cho 80% diện tích lúa; bưu chính viễn thông có bước đột phá, toàn bộ khu công nghiệp, cụm công nghiệp, du lịch, khu đông dân cư và các tuyến quốc lộ đều được phủ sóng mạng di động, đạt được mục tiêu đề ra. Trong công cuộc phát triển KT-XH, tỉnh Tuyên Quang chú trọng đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để thu hút vốn đầu tư, tạo điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, vốn đầu tư cho XDCB luôn được đặt lên hàng đầu với quy mô vốn tăng đều, liên tục và ổn định qua các năm.
Có được kết quả này là nhờ các cấp, các ngành của tỉnh đã thực hiện các giải pháp hiệu quả, trong đó:
- Tích cực khai thác vốn từ Trung ương
- Giải ngân các công trình chuyển tiếp qua các năm đạt cao - Kế hoạch hóa đầu tư được thực hiện tốt
- Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB đã đi vào nề nếp
- Ngoài ra, Tuyên Quang cũng xem xét các nguồn vốn đầu tư XDCB, điều này không chỉ cho thấy các nguồn vốn đầu tư mà còn thấy được tỷ trọng giữa các nguồn vốn, nguồn nào là quan trọng, chủ yếu, nguồn nào có tiềm năng nhưng chưa phát huy hết… Từ đó, giúp tỉnh đề ra các biện pháp tốt để huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư.
- Một giải pháp khác đem lại hiệu quả trong quản lý nhà nước về đầu tư XDCB cho đầu tư xây dựng CSHT ở tỉnh Tuyên Quang là huy động tốt nguồn vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chiếm tỷ lệ 54% tổng vốn do địa phương quản lý). Đây là một lợi thế của tỉnh về đầu tư.
- Nguồn vốn cho đầu tư XDCB tập trung vào một số ngành nghề cơ bản theo định hướng, chủ trương của tỉnh: giao thông, giáo dục – đào tạo, lâm nghiệp, thủy lợi; đây là những ngành có vai trò thúc đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
- Phân chia vốn đầu tư XDCB theo từng vùng, điều này nhằm đánh giá xem vùng nào thu hút vốn đầu tư XDCB nhiều, đánh giá nhu cầu về vốn đầu tư XDCB của vùng đó cũng như chính sách phát triển KT-XH của tỉnh.
- Phân chia vốn đầu tư XDCB theo cấp quản lý nhằm mục đích theo dõi, đánh giá khối lượng, việc thực hiện vốn đầu tư theo các tiêu chí phân chia dự án đầu tư. Việc phân chia dự án đầu tư phải căn cứ theo quy định của pháp luật, và qua việc phân chia này giúp nhà quản lý đánh giá được bao nhiêu dự án nhóm A, B, C, tình hình thực hiện các dự án đó…
1.3.1.3. Kinh nghiệm của Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Từ khi triển khai thực hiện Kết luận số 60-KL/TW ngày 27/11/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2010- 2020), trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, có kế hoạch bố trí vốn bằng nhiều nguồn để đầu tư các chương trình, dự án trọng điểm, nhất là các dự án hạ tầng thiết yếu của thành phố Buôn Ma Thuột và của tỉnh Đắk Lắk. Từ đó, Thành phố Buôn Ma Thuột đã được công nhận là thành phố loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk tại Quyết định số 228/QĐ-TTg ngày 08/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhìn chung, vốn đầu tư của thành phố Buôn Ma Thuột có hiệu quả khá và tăng dần trong những năm gần đây, năng suất lao động của nền kinh tế tăng dần qua các năm. Ngành thương mại và dịch vụ đặt năng suất cao, tiếp đó là các ngành công nghiệp, xây dựng. Nguồn vốn đầu tư của nhân dân và tư nhân tăng với tốc độ nhanh, năm 2015 đầu tư 3.258 tỷ đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2011, điều đó chứng tỏ cơ chế chính sách của Nhà nước đã thu hút được nguồn vốn rất lớn của dân và tư nhân đầu tư và các lĩnh vực kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.
Năm 2011, nguồn vốn NSNN đạt 415 tỷ đồng chiếm 10,16% trong tổng số 4.082 tỷ đồng tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2015, nguồn vốn ngân sách thực hiện đạt 253 tỷ đồng chiếm 3,58% trong tổng số 7.060 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư xã hội, giảm so với năm 2011. Trong 05 năm qua (từ 2011 – 2015, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước đạt 1.483,68 tỷ đồng. Giai đoạn 2011 – 2015, tổng nguồn vốn đầu tư XDCB bằng NSNN trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột đạt 1.663,68 tỷ đồng. Như vậy, tiềm năng về vốn đầu tư XDCB từ nội bộ nền kinh tế của thành phố Buôn Ma Thuột cho tăng trưởng kinh tế chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, thành phố cần phải có giải pháp
để huy động các nguồn lực bên ngoài, của các doanh nghiệp, đồng thời có chính sách tốt hơn để khai thông huy động tiềm năng trong thành phố để phát triển. Từ những cơ sở đó, trong thời gian vừa qua trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột để triển khai thực hiện như
- Ưu tiên bố trí vốn thực hiện các trương trình mục tiêu về kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh từ ngân sách Trung ương và các nguồn vốn ODA cho các công trình trọng điểm, một số cơ sở hạ tầng quan trọng, như: hệ thống cấp, thoát nước khu vực trung tâm thành phố và vùng lân cận, hệ thống giao thông nội thị, các trục đường tránh quá thành phố, thủy lợi Ea Kao, giáo dục-đào tạo cho các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố, triển khai thực hiện xây dựng Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên đưa vào hoạt động…
- Trung ương thực hiện phân cấp mạnh hơn cho thành phố; cho phép thực hiện thí điểm một số cơ chế mới đối với những vấn đề mà thực tiễn thành phố đặt ra. Vay vốn từ các nguồn tài chính nhà nước, tổ chức trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng thành phố theo quy hoạch và theo quy định của pháp luật. - Thực hiện đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm giao thông, về văn hóa – xã hội có tác động mạnh đến sự phát triển của vùng Tây Nguyên giai đoạn 2010-2015, gồm: các tuyến đường sắt, đường quốc lộ, đường liên tỉnh, nội tỉnh, cảng hàng không quốc tế, xây dựng bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, Trường Đại học Văn hóa- Nghệ thuật và Du lịch, khu liên hợp văn hóa… Đầu tư và nâng cấp Trường Đại học Tây Nguyên thành đại học vùng; đầu tư nâng cấp Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và Viện nghiên cứu nông lâm nghiệp Tây Nguyên và các trường cao đẳng, trung cấp nghề trên địa bàn.
Việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian vừa qua được quan tâm, chú trọng, do đó hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố có sự cải thiện đáng kể.
Nhiều công trình lớn được khởi công, công tác quy hoạch được quan tâm đúng mức. Những yếu tố đó là tiền đề, động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Chính quyền Thành phố Buôn Ma Thuột đạt được kết quả trên là do:
Một là, địa phương đã đề cao vai trò của kế hoạch chiến lược trong việc
xác định ưu tiên đầu tư chi XDCB bằng NSNN, các nguồn vốn đầu tư phát triển khác theo phương thức xã hội hóa. Các quy hoạch liên kết và cân đối giữa các ngành và gắn kết kế hoạch với nguồn lực của địa phương.
Hai là, Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư XDCB. Địa phương đã ban hành các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, minh bạch để đánh giá và lựa chọn dự án.
Ba là, xác định thứ tự ưu tiên và lập dự toán chi đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Mỗi dự án đầu tư XDCB có kế hoạch dòng ngân sách xác định rõ trong 5 năm. Thực hiện tốt và nghiêm