bản bằng ngân sách nhà nước ở huyện Cư M’gar từ 2013 đến nay
2.3.1. Những ưu điểm
Trong những năm qua, công tác quản lý đầu tư XDCB cho CSHT bằng nguồn ngân sách nhà nước đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Các công trình CSHT đã phát huy được hiệu quả. Việc đầu tư xây dựng các công trình về trường học, đường giao thông, văn hóa… đã có những tác động lớn đến tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, các công trình được đầu tư cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân trong vùng, giải quyết được tình trạng thiếu phòng học trong lĩnh vực giáo dục, nâng cao dân trí của người dân tại các vùng sâu, vùng xã khi thực hiện đầu tư các công trình nhà văn hóa cộng đồng.
- Văn bản pháp lý: Hệ thống các văn bản hệ thống pháp lý liên quan đến
thiện, thống nhất. Trong quá trình triển khai thực hiện công tác xây dựng kế hoạch hàng năm, UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư đảm bảo theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, các công trình bố trí vốn trong năm đều được phê duyệt trước ngày 31/10 năm trước kế hoạch.
- Nguồn lực huy động: Bằng việc thực hiện lồng ghép các nguồn vốn,
các chương trình dự án như: Nguồn vốn tập trung từ ngân sách tỉnh, vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu, vốn ngân sách huyện, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trong nước… nhiều công trình dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Nhờ đó, quá trình triển khai thực hiện nông thôn mới tại 15 xã trên địa bàn huyện từng bước đã có nhiều tín hiệu khả quan, đến nay đã có 9/15 xã đã chuẩn nông thôn mới.
Nguồn vốn NSNN đã được phân bổ đúng mục đích, tập trung hơn, thực hiện theo đúng mục tiêu kế hoạch phát triển KT-XH đã đề ra. Đã tập trung bố trí vốn thanh toán nợ khối lượng hoàn thành, đặc biệt là các dự án đã được phê duyệt quyết toán, dự án có khối lượng hoàn thành nhưng còn thiếu vốn.
- Tổ chức bộ máy quản lý: UBND huyện đã nghiêm túc triển khai thực
hiện quy chế quản lý đầu tư xây dựng hiện hành của Nhà nước; Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nguồn vốn NSNN, TPCP và tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Đầu tư công năm 2014 để hạn chế tình trạng nợ đọng XDCB. Thực hiện đúng trình tự thủ tục, từ thủ tục đầu tư, triển khai thực hiện cho đến công trình hoàn thành và ban giao đưa vào sử dụng.
Thực hiện phân bổ vốn và giao kế hoạch quản lý các công trình, dự án kịp thời. Đồng thời, tập trung tháo gỡ vướng mắc trong GPMB, đẩy nhanh tiến độ thực hiện sớm đưa công trình vào sử dụng kịp thời và có hiệu quả.
Thường xuyên đôn đốc các BQLDA, các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư kiểm tra tiến độ thi công, nhằm kịp thời nhắc nhỏ, khắc phục, xử lý các sai phạm về thời gian đã cam kết trong hợp đồng.
Thực hiện rà soát các công trình, nguồn vốn, xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm và kế hoạch đầu tư trung hạn theo đúng kế hoạch để trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.
- Cơ chế quản lý: Công tác quản lý đầu tư đã từng bước được chấn chỉnh
và nâng cao hiệu quả. Tạo sự chuyển biến tích cực trong quan điểm chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh thủ tục hành chính, phân cấp quản lý cho cấp huyện, xã chủ đầu tư. Quản lý chặt chẽ từ khâu quy hoạch, chủ trương dự án, thẩm định, trình phê duyệt dự án, từng bước giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH trên địa bàn huyện ngày càng đồng bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Trong đó, công tác thẩm định dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu ngày càng được nâng cao về chất lượng, đã đáp ứng được tiến độ thi công, phù hợp với thực tế, lựa chọn được các nhà thầu thi công đủ năng lực. Công tác giám sát đánh giá đã được nâng lên. Đánh giá tình hình quản lý đầu tư trên địa bàn huyện cho thấy trong giai đoạn vừa qua đã từng bước xác định được các nhiệm vụ đầu tư trọng tâm để tập trung nguồn lực xây dựng cơ bản giải quyết triệt để như vấn đề xây dựng CSHT nông thôn mới, tình trạng thiếu phòng học…
- Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực của huyện phục vụ cho công tác quản
lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản được quan tâm, đáp ứng công việc. Trình độ của công chức, người lao động tương đối đồng đều, tuy chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý nhưng được đào tạo bài bản, chính quy tại các cơ sở đào tạo uy tín. Đội ngũ nhân lực về cơ bản đã phát huy được năng lực và hiệu quả lao động trên các vị trí việc làm.
2.3.2. Những hạn chế
2.3.2.1. Hạn chế trong hệ thống pháp lý về đầu tư xây dựng cơ bản Thứ nhất là: Luật Xây dựng (2003) chưa phân biệt rõ phương thức, nội
dung, phạm vi quản lý cũng như thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác nhau. Trong Luật Xây dựng (2003) chưa phân định rõ phương thức, nội dung, phạm vi quản lý giữa các dự án sử dụng vốn nhà nước và dự án sử dụng vốn ngoài nhà nước; chưa có sự phân biệt về vai trò, thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể khi quản lý các dự án sử dụng các loại nguồn vốn khác nhau. Trong nền kinh tế nhiều thành phần với các hình thức sở hữu khác nhau, việc còn thiếu các quy định cụ thể để quản lý đầu tư xây dựng phù hợp với loại nguồn vốn là một kẽ hở trong quản lý, dễ bị lợi dụng gây thất thoát, lãng phí.
Thứ hai là: Quá trình đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư xây dựng chưa
thực sự phù hợp với năng lực quản lý của chủ đầu tư, chưa gắn với việc đề cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, đồng thời còn thiếu các cơ chế kiểm tra, giám sát cần thiết, là một nguyên nhân dẫn đến những sai phạm, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng.
Việc đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư xây dựng, trong đó phân giao quá nhiều quyền hạn cho chủ đầu tư như hiện nay chỉ phù hợp với một số dự án sử dụng vốn ngoài nhà nước, nhưng mặt khác dễ tạo ra sơ hở trong việc quản lý các dự án sử dụng vốn nhà nước. Bên cạnh đó, việc phân cấp hiện nay còn thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ giữa quyền hạn, trách nhiệm, giữa Bộ Xây dựng và các Bộ quản lý công trình chuyên ngành, giữa Trung ương và địa phương, chưa đảm bảo sự quản lý nhà nước thống nhất, xuyên suốt trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng; đây là tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục.
Thứ ba là: Thiết kế cơ sở là nội dung quan trọng, cốt lõi của dự án đầu
tư xây dựng, có ý nghĩa quyết định đối với tính khả thi và hiệu quả dự án. Tuy nhiên, pháp luật về xây dựng hiện hành còn thiếu những quy định cụ thể về sự tham gia, kiểm soát đối với thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự lãng phí lớn trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước.
Thứ tư là: Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản chưa chặt chẽ khi
mà Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã thực hiện phân cấp mạnh hơn về thẩm quyền quyết định đầu tư cho cấp huyện, xã thì việc quản lý và giám sát lại thiếu chặt chẽ. Nghị định 113/2009/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư đang chủ yếu giám sát về quy trình thủ tục nhiều hơn là quản lý chất lượng đầu tư. Do đó, trên địa bàn huyện có những công trình đầu tư xây dựng về trường học bị xuống cấp, hư hỏng khi mới đưa vào sử dụng một thời gian ngắn.
Thứ năm là: Luật Quy hoạch đã được ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 nhưng đến nay chưa có văn bản hướng dẫn để thực hiện, từ đó công tác quản lý quy hoạch trên địa bàn huyện còn nhiều lúng túng, chưa thống nhất trong quản lý từ cấp huyện đến cấp xã trong công tác quy hoạch, trật tự xây dựng.
Thứ sáu là: Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật liên quan đến đầu tư
XDCB bằng vốn NSNN, tình hình chung là vẫn chậm, các Nghị định, Thông tư ban hành để quy định chi tiết việc thi hành luật còn rất chậm trễ (Ví dụ: Nghị định 59/2015/NĐ-CP là một trong những Nghị định quan trọng nhất của công tác quản lý đầu tư XDCB đến 05/8/2017 trong khi Luật xây dựng 2014 có hiệu lực từ 01/01/2015; Các Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 59/2015/NĐ- CP đa số đều được ban hành trong năm 2016). Từ đó, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng chậm ban hành các văn bản quy định chi tiết về quản lý dự án đầu tư xây
dựng trên địa bàn tỉnh, huyện gây vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư XDCB.
2.3.2.2. Hạn chế trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Hạn chế trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
Thực hiện Nghị định số 12/2009/NĐ-CP thì chủ đầu tư chính là các đơn vị quản lý, sử dụng tài sản. Điều này có ưu điểm là việc lập dự án, thiết kế công trình phù hợp với nhu cầu sử dụng tài sản của đơn vị nhưng lại bất lợi ở chỗ các chủ đầu tư này thường là các trường học, các cơ quan hành chính nhà nước... không có nghiệp vụ chuyên môn về đầu tư XDCB nên việc quản lý dự án đầu tư yếu kém.
Chưa quy định rõ trách nhiệm của các cấp quản lý đầu tư và xây dựng khi để xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư XDCB của nhà nước do vi phạm các quy định quản lý đầu tư xây dựng. Và chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ, bao gồm cả trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng loại cán bộ trong ban QLDA.
Hạn chế trong phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Phân cấp đồng loạt và đại trà, phân cấp không đồng bộ, phân bổ ngân sách không ràng buộc trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách với đơn vị cấp vốn, thiếu sự giám sát. Điển hình như phân cấp mạnh cho cấp xã thực hiện quyết định đầu tư công trình có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, năng lực của chủ đầu tư cũng bị xem nhẹ. Quy định về chủ đầu tư cũng vậy, dù không đảm bảo năng lực vẫn được giao làm chủ đầu tư công trình xây dựng, tất sẽ dẫn đến công tác quản lý dự án, quản lý chất lượng không đảm bảo.
2.3.2.3. Nguồn nhân lực phục vụ công tác đầu tư XDCB chưa đáp ứng tốt yêu cầu.
Thực hiện Nghị định số 12/2009/NĐ-CP thì chủ đầu tư chính là các đơn vị quản lý, sử dụng tài sản. Do đó, một số chủ đầu tư không có nghiệp vụ chuyên môn về đầu tư XDCB nên việc quản lý dự án đầu tư còn yếu kém. Các đơn vị tư vấn quản lý dự án được các chủ đầu tư thuê thực hiện trên địa bàn huyện chưa làm tròn trách nhiệm, các chủ đầu tư ủy thác hết cho các đơn vị tư vấn, thiếu kiểm tra, giám sát.
Nguồn nhân lực quản lý trên địa bàn huyện tuy đảm bảo về số lượng, tuy nhiên thiếu kinh nghiệm quản lý do cán bộ trẻ còn lớn: một số cán bộ quản lý được đào tạo về xây dựng cơ bản nhưng kinh nghiệm ít, không phù hợp với thực tiễn; một số cán bộ lâu năm đã thành thạo với công việc thì lại làm việc quá nhiều theo kinh nghiệm, không tìm tòi bắt kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại.
2.3.2.4. Hạn chế trong xây dựng quy hoạch
Chất lượng công tác quy hoạch còn thấp do chưa phù hợp thực tế và chưa làm tốt công tác dự báo. Quy hoạch xây dựng, quy hoạch mặt bằng chưa tốt, một số xã, thị trấn của huyện khi xây dựng quy hoạch không căn cứ vào đặc điểm và điều kiện của địa phương đo đó chưa đảm bảo tính khả thi của quy hoạch; quy hoạch còn thiếu sự đồng bộ gây ra sự lãng phí khi các dự án mới thực hiện lại phá vỡ dự án cũ; điển hình một số công trình xây dựng nhà văn hóa xã phải thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch nông thôn mới.
2.4.2.5. Kế hoạch hóa vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn trải
Kế hoạch hoá vốn đầu tư XDCB tại địa phương còn chưa thực sự khoa học: chưa sát thực tế, chưa dự báo được các nội dung phát sinh (nhu cầu vốn hàng năm cho các dự án, công trình cần đầu tư xây dựng là rất lớn trong khi đó, nguồn ngân sách hỗ trợ từ tỉnh chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thực tế tại các địa phương).
Việc phân bổ vốn đầu tư cho các ngành, các vùng chưa thật sự hợp lý; đầu tư còn dàn trải chưa dứt điểm cho các công trình trọng điểm, chuyển tiếp.
2.4.2.6. Hạn chế trong quy trình cấp phát vốn và thanh toán và quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản
Quá trình cấp phát vốn và thanh toán vốn ngân sách nhà nước trong XDCB còn chậm. Công tác giải ngân còn hạn chế; khối lượng thực hiện và thanh toán vốn đầu tư thường dồn vào cuối năm. Do việc phân bổ vốn cho các dự án chậm nên làm chậm tiến độ thanh toán vốn. Việc lập hồ sơ thanh toán không kịp thời gây ứ đọng vốn và gây khó khăn cho nhà thầu do thiếu vốn thi công dẫn đến chậm tiến độ thi công.
Công tác thanh toán vốn đầu tư chưa được các chủ đầu tư quan tâm. Nhiều công trình đã có khối lượng thực hiện nhưng chủ đầu tư và đơn vị xây lắp không nghiệm thu để thanh toán làm cho số dư tạm ứng tại Kho bạc Nhà nước và dư chuyển nguồn hàng năm lớn không phản ánh đúng thực trạng ngân sách đầu tư cho XDCB; hoặc các dự án được ghi kế hoạch nhưng chưa có các thủ tục đến cuối năm mới hoàn tất thủ tục cần thiết dẫn đến hiện tượng vốn phải chờ công trình. Quá trình quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với công trình hoàn thành đưa vào sử dụng còn chậm và chất lượng hồ sơ thấp.
Chất lượng của báo cáo quyết toán thường kém, do phần lớn các ban quản lý, chủ đầu tư làm việc kiêm nhiệm không được đào tạo quản lý dự án đầu tư, không có năng lực hành nghề. Do làm việc kiêm nhiệm nên công tác báo cáo ít được quan tâm, dẫn đến chất lượng báo cáo không cao phải chỉnh sửa nhiều lần, làm kéo dài thời gian phê duyệt quyết toán.
2.4.2.7. Hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư xây dựng cơ bản
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên liên tục, số lượng dự án, công trình được kiểm tra, thanh tra, kiểm toán so với tổng số công