Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại việt nam (Trang 51 - 54)

2.1. Khái quát về Việt Nam và tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tạ

2.1.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

Trong nhƣng năm vừa qua, cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ, quá trình đô thị hóa đất nƣớc và sự hình thành, phát triển vƣợt bậc của các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hang hóa, nguyên vật liệu, năng lƣợng, đã và đang làm gia tăng lƣợng CTR và CTRSH

phát sinh, cả về số lƣợng, thành phần và tính chất đã và đang gây áp lực rất lớn đến môi trƣờng.

Đến hết tháng 5 năm 2019, cả nƣớc có 833 đô thị, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 20 đô thị loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 85 đô thị loại IV và 652 đô thị loại V, tỉ lệ đô thị hóa đạt 38,5% [38].

Sự gia tăng nhanh chóng của dân số đô thị (chủ yếu do di dân nông thôn – thành thị) trong các năm qua ở nƣớc ta diễn ra nhanh chóng đã và đang gây áp lực đến môi trƣờng. Trong đó CTRSH phát sinh có xu hƣớng gia tăng qua các năm, trong khi hệ thống hạ tầng liên quan đến thu gom, vận chuyển và xử lý CTR không theo kịp với tốc độ đô thị hóa. Bên cạnh đó, việc Việt Nam là một trong những nƣớc sẽ chịu ảnh hƣởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu đang làm sâu sắc hơn các bất cập hiện tại và tạo ra thách thức mới cho quá trình đô thị hóa trong đó có vấn đề liên quan đến quản lý và xử lý CTRSH.

Các hoạt động kinh tế, nhất là công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ cũng đang là nguồn phát sinh chất thải lớn trong đó có CTRSH. Theo thống kế, Việt Nam hiện có khoảng 500.000 doanh nghiệp công nghiệp, khoảng 283 KCN tập trung, hơn 1.700 cụm công nghiệp và 18 khu kinh tế đang hoạt động. Dự báo tổng khối lƣợng CTR phát sinh ở các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp tại các vùng lãnh thổ đến năm 2015 khoảng 26.000 tấn/ngày, năm 2020 khoảng 57.000 tấn/ngày, trong đó có CTRSH.

Lĩnh vực dịch vụ, trong đó có giao thông, y tế và du lịch cũng có những đóng góp lớn vào tổng lƣợng thải, với tỷ lệ CTRSH cao. Chỉ tính riêng lĩnh vực y tế, hiện có khoảng 13.500 cơ sở đang hoạt động, trong đó có 1.263 bệnh viện các tuyến, trên 1.000 cơ sở Viện, Trung tâm y tế dự phòng và các cơ sở tƣ nhân khác.

Theo số liệu từ Tổng cục môi trƣờng, năm 2019, lƣợng CTRSH phát sinh ở Việt Nam hiện nay khoảng 25,5 triệu tấn/năm, tăng 2,1 triệu tấn/năm so với năm 2018 (23,4 triệu tấn/năm).

Theo kết quả điều tra, đánh giá, tính đến năm 2019, trên cả nƣớc khối lƣợng CTRSH phát sinh khoảng hơn 61.000 tấn/ngày, trong đó khối lƣợng phát sinh tại khu vực đô thị là khoảng hơn 37.000 tấn/ngày, khu vực nông thôn khoảng hơn 24.600 tấn/ngày [2].

Bảng 2.2: Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh năm 2019

STT Vùng Khối lƣợng phát sinh

(tấn/ngày)

1 Đồng bằng sông Hồng 8019,50 2 Trung du và miền núi phía Bắc 3224,46 3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền

Trung 7331,26

4 Tây Nguyên 1417,92

5 Đông Nam Bộ 11525,40

6 Đồng bằng sông Cửu Long 5488,74

Tổng 37007,29

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2019 [2]

Bảng 2.3: Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh năm 2019

STT Vùng Khối lƣợng phát sinh

(tấn/ngày)

1 Đồng bằng sông Hồng 7521,60 2 Trung du và miền núi phía Bắc 3200,47 3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền

Trung 5464,26

4 Tây Nguyên 1583,98

5 Đông Nam Bộ 3092,12

6 Đồng bằng sông Cửu Long 3738,12

Tổng 24600,55

Các địa phƣơng có khối lƣợng phát sinh lớn nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh (9.100 tấn/ngày), Hà Nội (6.500 tấn/ngày) trong khi các địa phƣơng có khối lƣợng phát sinh ít là Bắc Kạn (190 tấn/ngày), Kon Tum (212 tấn/ngày). Thống kê cho thấy có hơn 1/4 các địa phƣơng có khối lƣợng phát sinh trên 1.000 tấn/ngày [38] (chi tiết xem Phụ lục 1).

Bảng 2.4: Các tỉnh thành phố có lƣợng phát sinh CTR trên 1000 tấn/ngày

Đơn vị tính: tấn/ngày STT Tỉnh/Thành phố KL CTR đô thị phát sinh KL CTR nông thôn phát sinh Tổng số KL CTR phát sinh 1 Đồng Tháp 1060 0 1060 2 Hải Dƣơng 419 652,7 1071,7 3 Long An 610 476 1086 4 An Giang 505 623 1128 5 Đà Nẵng 1100 68 1168 6 Kiên Giang 672 628 1300 7 Quảng Ninh 1397 0 1397 8 Đắk Lắk 402,72 1041,28 1444 9 Bình Thuận 1485 0 1485 10 Nghệ An 1187,4 441,68 1629,08 11 Hải Phòng 1100 615,4 1715,4 12 Đồng Nai 721 1117 1838 13 Bình Dƣơng 1557,4 281 1838,4 14 Thanh Hóa 609,19 1637,01 2246,2 15 Hà Nội 3500 3000 6500 16 Tp. Hồ Chí Minh 7800 1300 9100

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2019 [38]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)