Công tác triển khai, thực hiện chính sách pháp luật về chất thải rắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại việt nam (Trang 72 - 89)

2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt tạ

2.2.3. Công tác triển khai, thực hiện chính sách pháp luật về chất thải rắn

rắn sinh hoạt

2.2.3.1. Công tác xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là công cụ vô cùng hữu dụng của nhà nƣớc trong tất cả các lĩnh vực quản lý. Đối với lĩnh vực quản lý CTRSH, quy chuẩn quy định về mức giới hạn, yêu cầu tối thiểu, các ngƣỡng, các mục bắt buộc phải tuân thủ trong các hoạt động liên quan đến CTRSH nhƣ thu gom, vận chuyển, xử lý… Thêm vào đó, hệ thống tiêu chuẩn hiện hành cũng là những công cụ hữu dụng trong việc xác định các vi phạm về bảo vệ môi trƣờng thông qua các phƣơng pháp quan trắc, phân tích kỹ thuật môi trƣờng.

- Về tiêu chuẩn, Điều 11 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật giao trách nhiệm cho Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quang ngang bộ, Thủ trƣởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia. Bộ trƣởng Bộ KH&CN tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia.

- Về quy chuẩn, Điều 27 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật giao trách nhiệm cho Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực đƣợc phân công quản lý. Bộ trƣởng Bộ KH&CN tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phƣơng để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phƣơng đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phƣơng và yêu cầu cụ thể về môi trƣờng cho phù hợp

với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thủy văn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Quy chuẩn kỹ thuật địa phƣơng đƣợc ban hành sau khi đƣợc sự đồng ý của Bộ quản lý chuyên ngành. Luật cũng quy định quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng là một loại quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.

Trong lĩnh vực môi trƣờng, Luật Bảo vệ môi trƣờng thống nhất giao Bộ TN&MT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng; tổ chức xây dựng dự thảo, đề nghị thẩm định tiêu chuẩn quốc gia về môi trƣờng. Bộ KH&CN tổ chức thẩm định dự thảo và công bố tiêu chuẩn quốc gia về môi trƣờng; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng địa phƣơng

- Nghị định số 81/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ Xây dựng nhƣ sau: (ii) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và hƣớng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quy định về quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng công trình xử lý CTRSH; định mức kinh tế - kỹ thuật, suất vốn đầu tƣ, phƣơng pháp lập và quản lý chi phí, phƣơng pháp định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH.

Điều 113 Luật Bảo vệ môi trƣờng quy định hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng bao gồm: quy chuẩn kỹ thuật về chất lƣợng môi trƣờng xung quanh; quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng khác.

Nhƣ vậy, theo quy định hiện hành, trong lĩnh vực quản lý chất thải, Bộ TN&MT có thẩm quyền ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về chất thải (hàm lƣợng tối đa của các chất gây ô nhiêm có trong chất thải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trƣờng); các bộ chuyên ngành có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về các công trình, hoạt động trong phạm vi quản lý ngành,

trong đó có các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý CTR phát sinh từ hoạt động của ngành, lĩnh vực (VD: Bộ Công Thƣơng ban hành QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên, trong đó có nội dung về bãi thải đất đá, bãi thải quặng đuôi). Đối với CTRSH, việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đang đƣợc giao cho Bộ Xây dựng.

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đƣợc Bộ Xây dựng ban hành:

- QCVN 01:2019/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng. Trong đó có nêu các yêu cầu về thu gom, vận chuyển và xử lý CTR

- QCVN 07-9:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình quản lý CTR và nhà vệ sinh công cộng. Quy chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ trong đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành các công trình quản lý CTR và nhà vệ sinh công cộng.

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đƣợc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành:

- QCVN 25:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải của bãi chôn lấp CTR.

- QCVN 61-MT: 2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt CTRSH.

- Các QCVN về quan trắc kỹ thuật môi trƣờng. Một số các quy chuẩn, tiêu chuẩn khác nhƣ:

- TCVN 6696:2009 CTR. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Yêu cầu chung về bảo vệ môi trƣờng.

- Các TCVN về quan trắc, phân tích kỹ thuật môi trƣờng.

Năm 2018, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 198/QĐ-TTg Phê duyệt đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng với mục tiêu hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng

bao gồm: quy hoạch xây dựng, vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng và khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, kiểm định, bảo trì, sửa chữa các công trình xây dựng (công trình dân dụng, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình an ninh, công trình quốc phòng và các công trình xây dựng khác). Trong hệ thống này có các quy chuẩn liên quan đến lĩnh vực quản lý CTRSH nhƣ: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng. Trong đó có nêu các yêu cầu về thu gom, vận chuyển và xử lý CTR; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình quản lý CTR và nhà vệ sinh công cộng.

Năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành Quyết định số 2211/QĐ-BTNMT Về việc ban hành kế hoạch xây dựng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng giai đoạn 2019-2020 theo định hƣớng hội nhập quốc tế với mục tiêu xây dựng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng (QCVN) theo định hƣớng hội nhập quốc tế, dựa trên kinh nghiệm của Hàn Quốc và các nƣớc tiên tiến làm công cụ quản lý môi trƣờng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc.

Trong nhiệm vụ đề ra, có 3 nhóm QCVN sẽ xây dựng mới trong năm 2019 nhằm đáp ứng tiến độ trình ban hành là:

- Nhóm 1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng môi trƣờng xung quanh (đất, nƣớc, không khí);

- Nhóm 2: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải, khí thải công nghiệp;

- Nhóm 3: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các lĩnh vực khác (nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải y tế, nƣớc thải chăn nuôi).

Nhóm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về CTR đƣợc đƣa vào mục: Xây dựng kế hoạch thực hiện các QCVN năm 2020 trong phần nhiệm vụ.

Chủ yếu việc xây dựng này dựa trên hệ thống Tiêu chuẩn môi trƣờng của Hàn Quốc, đƣợc lựa chọn, điều chỉnh và áp dụng theo điều kiện tại Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng phân công cho Vụ Khoa học và Công nghệ là đầu mối thực hiện kết hợp với các đơn vị khác trong bộ nhƣ: Tổng cục Môi trƣờng, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Văn phòng Bộ.

2.2.3.2. Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn

Hiện nay, trên cả nƣớc có 59/63 tỉnh/thành phố đã có quy hoạch quản lý CTR, các tỉnh/thành phố còn lại đang lập và trình phê duyệt quy hoạch. Bên cạnh các quy hoạch CTR của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, còn có các quy hoạch quản lý CTR cấp vùng nhƣ quy hoạch quản lý CTR vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2016, quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý CTR lƣu vực sông Cầu đến năm 2020 đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 2211/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013, quy hoạch quản lý CTR lƣu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2030 đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2015, quy hoạch quản lý CTR lƣu vực sông Đồng Nai đến năm 2030 đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 07/QĐ- TTg ngày 06 tháng 01 năm 2015 [38].

Theo các quy hoạch về quản lý CTR nêu trên, hiện nay trên cả nƣớc chỉ có một số khu xử lý cấp vùng, còn lại là các khu xử lý cấp tỉnh, huyện, xã. Trên thực tế, hiện nay hầu hết CTRSH đƣợc xử lý theo quy mô từng tỉnh, không có khu xử lý vùng. Chỉ riêng Thành phố Hồ Chí Minh hiện phối hợp với tỉnh Long An thực hiện dự án Khu Công nghệ Môi trƣờng xanh (1.760 hecta) tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An để xử lý CTR của vùng (chƣa đƣa vào thực hiện).

Theo các quy hoạch nêu trên, các phƣơng pháp xử lý đƣợc quy hoạch gồm chôn lấp hợp vệ sinh, thiêu hủy bằng lò đốt, sản xuất phân vi sinh hoặc

các phƣơng pháp khác. Nội dung chính của các quy hoạch quản lý CTR nêu trên chủ yếu liên quan đến địa điểm, phƣơng pháp xử lý mà ít tập trung đến các vấn đề nhƣ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển hoặc nguồn kinh phí, thể chế để thực hiện.

Mặc dù đã đạt đƣợc nhiều mặt tích cực nhƣng còn hạn chế trong công tác lập và triển khai quy hoạch nhƣ chất lƣợng của công tác quy hoạch chƣa cao; dự báo chƣa có cơ sở, việc xác định vị trí, địa điểm xây dựng cơ sở xử lý chất thải gặp khó khăn do ngƣời dân phản đối (điều này diễn ra phổ biến ở các địa phƣơng); quy hoạch thiếu yếu tố liên kết vùng; việc tổ chức triển khai quy hoạch quản lý CTR đã phê duyệt tại các địa phƣơng còn chậm, thiếu nguồn lực để thực hiện quy hoạch; việc lựa chọn công nghệ và nhà đầu tƣ để thực hiện quy hoạch.

2.2.3.3. Công tác phân loại, thu gom, trung chuyển, vận chuyển CTRSH

Phân loại:

Mặc dù Luật Bảo vệ môi trƣờng, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hƣớng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trƣờng đã quy định rất rõ trách nhiệm của chủ phát thải nguồn thải CTRSH phải thực hiện việc phân loại CTRSH tại nguồn.

Tuy nhiên, hiện nay, việc phân loại tại nguồn mới chỉ đƣợc thực hiện tại một số địa phƣơng và còn mang tính khuyến khích, chƣa có tính cƣỡng chế cao. Nhiều địa phƣơng thực hiện thí điểm tại một số khu vực, trong khi thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, Cần Thơ đã triển khai thực hiện trên quy mô lớn.... Theo đó, chất thải hầu hết đƣợc phân loại thành chất thải có thể đốt đƣợc, chất thải có thể tái chế và các loại chất thải khác... Tuy nhiên, việc phân loại tại nguồn này tùy thuộc vào công nghệ xử lý đang áp dụng tại

địa phƣơng. Đánh giá chung cho thấy việc phân loại tại nguồn chƣa đạt đƣợc kết quả các do trên thực tế, các chất thải tái chế thƣờng đƣợc các hộ gia đình, ngƣời đi thu gom, ve chai thu nhặt và bán tái chế trƣớc khi các đơn vị thu gom, vận chuyển có thể thu hồi. Mặt khác, hiện nay các địa phƣơng chƣa có thiết bị, phƣơng tiện thu gom riêng đối với từng loại chất thải đƣợc phân loại. Do vậy, trong nhiều trƣờng hợp chất thải đƣợc vận chuyển chung trong cùng thiết bị, phƣơng tiện, dẫn đến việc phân loại tại nguồn chƣa có hiệu quả. Ngoài ra, trong nhiều trƣờng hợp chất thải đƣợc phân loại tại nguồn trong khi cơ sở xử lý chỉ áp dụng một phƣơng pháp xử lý chung nên hiệu quả của việc phân loại tại nguồn không cao. Hơn nữa, hiện nay một số công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt không yêu cầu việc phân loại nên trong trƣờng hợp đó cần xem xét tính cần thiết của việc phân loại tại nguồn.

Thu gom, trung chuyển, vận chuyển:

- Trang thiết bị phục vụ cho việc thu gom, vận chuyển:

Hiện nay, các thiết bị phục vụ cho việc thu gom, vận chuyển CTRSH tại các đô thị lớn mới có các phƣơng tiện chuyên dụng nhƣ các thùng chứa CTRSH, các xe chuyên dụng chở CTRSH đƣợc các công ty môi trƣờng đô thị sử dụng, còn tại các vùng nông thôn thƣờng không có các phƣơng tiện vận chuyển chuyên dụng thƣờng sử dụng các phƣơng tiện xe thủ công để vận chuyển đến điểm tập kết. Nhìn chung, trong bối cảnh các địa phƣơng còn thiếu các thiết bị thu gom, vận chuyển CTRSH chuyên dụng.

- Hiện trạng thu gom: Hiện nay, việc thu gom vận chuyển đƣợc thực hiện khác nhau giữa đô thị và nông thôn, giữa các địa phƣơng và thậm chí giữa các vùng trong cùng một địa phƣơng.

Theo số liệu của Tổng cục Môi trƣờng, đối với CTRSH đô thị, tỷ lệ thu gom đã tăng từ 78% năm 2008 lên 85,5% năm 2017, 86,8% năm 2018 và 88% năm 2019. Dịch vụ thu gom đã đƣợc mở rộng tới các đô thị loại V. Một số đô thị đặc biệt, đô thị loại I nhƣ Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng có tỷ lệ thu gom khu vực nội thành đạt 100%. Tỷ lệ thu gom CTRSH tại khu vực nông thôn tăng từ khoảng 40% năm 2017 lên khoảng 55% năm 2018 và 62% năm 2019.

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2019 [2]

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2019 [2]

Hình 2.2: Tỷ lệ thu gom CTRSH nông thôn

Tại đô thị, chất thải phát sinh tại các hộ gia đình thông thƣờng đƣợc các đơn vị thu gom theo giờ nhất định, các phƣơng tiện xe thủ công đƣợc ngƣời thu gom sử dụng để chuyển rác thải ra các điểm tập kết, từ đó đƣa lên xe vận chuyển về cơ sở xử lý hoặc về trạm trung chuyển trƣớc khi chuyển về cơ sở xử lý. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị của các địa phƣơng đạt từ 62% đến hơn 90%, một số địa phƣơng đạt tỷ lệ thu gom cao nhƣ Bình Dƣơng, Đồng Nai, Thái Bình, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội. Theo Chiến lƣợc quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu đến năm 2025 thì 90% tổng lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị đƣợc thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng. Nhƣ vậy, có thể thấy mục tiêu thu gom chất thải rắn đô thị hiện nay có thể đáp ứng mục tiêu đặt ra.

Tại các khu chung cƣ tập trung, nhiều nơi không có hạ tầng đảm bảo cho việc thu gom, phân loại rác tại nguồn, dẫn đến việc ngƣời dân nếu có phân

loại tại nguồn nhƣng không có điều kiện để phân loại tại nơi thu gom tập trung.

Tại nông thôn, nhiều địa phƣơng có các tổ tự quản, hội phụ nữ thu gom chất thải theo tần suất nhất định và chuyển đến điểm tập kết để các công ty môi trƣờng đô thị vận chuyển về cơ sở xử lý; tuy nhiên nhiều trƣờng hợp không đƣợc thu gom dẫn đến việc hình thành các bãi rác tạm gây ô nhiễm môi trƣờng tại các khu vực nông thôn. Năm 2019, Tỷ lệ thu gom chất thải rắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại việt nam (Trang 72 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)