2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt tạ
2.2.2. Tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà
Nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt
2.2.2.1. Quốc hội
Trong tổ chức bộ máy nhà nƣớc, Quốc hội là cơ quan có quan hệ mật thiết nhất với ngƣời dân, đƣợc chính mỗi ngƣời dân trực tiếp và bỏ phiếu kín bầu ra làm đại diện cho mình.
Trong quản lý nhà nƣớc đối với CTRSH, đầu tiên phải kể đến chức năng làm luật và sửa đổi luật của Quốc hội. Theo quy định tại Điều 5 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 thì việc làm luật và sửa đổi luật của Quốc hội đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau: Quốc hội quyết định chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đề nghị của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội; Các dự án luật trƣớc khi trình Quốc hội phải đƣợc Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội cho ý kiến; Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội căn cứ vào nội dung của dự án luật. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trƣờng 2005 và sau đó thông qua Luật Bảo vệ môi trƣờng (sửa đổi) năm 2014. Hiện nay, Quốc hội đang tiến hành tổ chức sửa đổi Luật Bảo vệ môi trƣờng hiện hành (Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014), điều nay cho thấy sự quan
tâm của Cơ quan tối cao này đối với các vấn đề liên quan đến môi trƣờng, bao gồm cả quản lý chất thải nói chung cũng nhƣ quản lý CTRSH nói riêng.
Thêm vào đó, Quốc hội còn có quyền giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nƣớc, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ, Toàn án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
2.2.2.2. Trung ương
Chính phủ:
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Trong quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng, Điều 9 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 có đƣa ra các nhiệm vụ bao gồm: Thống nhất quản lý nhà nƣớc về tài nguyên, môi trƣờng; Tổ chức quy hoạch, kế hoạch và xây dựng chính sách bảo vệ, cải thiện và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng; Phát triển các dịch vụ môi trƣờng và xử lý chất thải; Quyết định chính sách cụ thể để bảo vệ, cải thiện và giữ gìn môi trƣờng; Chỉ đạo tập trung giải quyết tình trạng suy thoái môi trƣờng ở các khu vực trọng điểm; Ứng cứu và khắc phục sự cố môi trƣờng; Thi hành chính sách bảo vệ, cải tạo, tái sinh và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Công tác quản lý nhà nƣớc đối với CTRSH là một hạng mục nằm trong công tác quản lý nhà nƣớc về tài nguyên môi trƣờng. Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nƣớc đối với CTRSH, Chính phủ đã ban hành rất nhiều Nghị định cũng nhƣ Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ - ngƣời đứng đầu Chính phủ nhằm đƣa ra các chính sách, đƣờng lối, định hƣớng; quy định và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, ban
ngành sao cho phù hợp với định hƣớng quản lý và từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc.
Trên cơ sở các luật đƣợc Quốc hội ban hành, Chính phủ ban hành một số văn bản tiêu biểu nhƣ: Nghị định số 59/2007/NĐ-CP Nghị định về quản lý CTR; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu; Quyết định số 2149/QĐ-TTg phê duyệt chiến lƣợc quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 491/QĐ-TTg về phê duyệt điều chỉnh chiến lƣợc quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị định số 81/2017/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng; Nghị định 36/2017/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hƣớng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trƣờng;Nghị định 130/2013/NĐ-CP sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;…
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng:
Ngày 05 tháng 8 năm 2002, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã đƣợc thành lập theo Nghị quyết số 02/2002/QH11, kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI và Nghị định số 91/2002/NĐ- CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Địa chính, Tổng cục Khí tƣợng Thủy văn và các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản, môi trƣờng thuộc các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công nghiệp; Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực: đất
đai; tài nguyên nƣớc; tài nguyên khoáng sản; môi trƣờng; khí tƣợng thuỷ văn; đo đạc, bản đồ.
Ngày 04 tháng 04 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (thay thế Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013). Trong nghị định này, các quyền và nhiệm vụ của Bộ trong lĩnh vực quản lý chất thải đã đƣợc xác định rõ ràng hơn. Có thể kể đến một số quyền và nhiệm vụ cụ thể nhƣ: Xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trƣờng đối với cơ sở xử lý CTRSH, CTR công nghiệp thông thƣờng theo quy định của pháp luật; Hƣớng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quản lý chất thải theo quy định của pháp luật; Thẩm định quy hoạch CTR do Bộ Xây dựng lập; Hƣớng dẫn kỹ thuật, quy trình quản lý từ khâu phân loại, thu gom cho đến xử lý, tái chế và thu hồi năng lƣợng từ CTR thông thƣờng, chất thải nguy hại; thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; Hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá công trình, thiết bị, mô hình và công nghệ xử lý ô nhiễm môi trƣờng, xử lý chất thải. Tuy nhiên cho đến thời điểm đó, việc quản lý về CTR vẫn còn chồng chéo giữa vai trò của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng với Bộ Xây dựng.
Trong các đơn vị thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý CTRSH là Tổng cục môi trƣờng. Trong Quyết định số 15/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Thủ tƣớng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trƣờng trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, tại Khoản 8, Điều 2 có quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của Tổng cục môi trƣờng trong quản lý CTRSH, CTR công nghiệp thông thƣờng và chất thải nguy hại. Cụ thể:
- Trình Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng danh mục chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;
- Hƣớng dẫn, kiểm tra việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; hoạt động quản lý chất thải nguy hại trên phạm vi cả nƣớc;
- Hƣớng dẫn kỹ thuật, quy trình phân loại, lƣu giữ, tập kết, trung chuyển, vận chuyển, sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lƣợng từ CTRSH, CTR công nghiệp thông thƣờng và chất thải nguy hại;
- Tổ chức điều tra, tổng hợp, dự báo về tình hình phát sinh, thu gom và xử lý CTRSH, CTR thông thƣờng và chất thải nguy hại trên phạm vi cả nƣớc;
- Hƣớng dẫn, kiểm tra công tác phân loại CTRSH tại nguồn và tổ chức triển khai thí điểm, tổng kết nhân rộng mô hình phân loại CTRSH tại nguồn;
- Hƣớng dẫn, kiểm tra công tác thu hồi, xử lý các sản phẩm thải bỏ, tiêu hủy xe ô tô, xe gắn máy của đối tƣợng đƣợc hƣởng quyền ƣu đãi, miễn trừ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong quản lý CTRSH, các đơn vị trực thuộc Tổng cục đều có vai trò nhất định trong công tác này. Có thể kể đến một số đơn vị tiêu biểu nhƣ: Văn phòng Tổng cục; Vụ Quản lý chất thải; Trung tâm Tƣ vấn và Công nghệ môi trƣờng; Trung tâm Thông tin và Dữ liệu môi trƣờng; Các Cục bảo vệ môi trƣờng ba miền; Các Trung tâm quan trắc môi trƣờng ba miền…
Đến ngày 03 tháng 2 năm 2019, sau khi Chính phủ có Nghị quyết số 09/NQ-CP Phiên họp chính phủ thƣờng kỳ tháng 01 năm 2019 thì vấn đề quản lý nhà nƣớc về CTR đã đƣợc giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng là cơ quan thống nhất.
Có thể thấy, sau một thời gian dài chồng chéo trong quản lý giữa các bộ thì hiện nay, bƣớc đầu, quản lý CTR nói chung hay quản lý CTRSH đã có sự thống nhất trong quản lý nhà nƣớc.
Bộ Xây dựng:
Là một trong những Bộ có thời gian phát triển lâu nhất, ngày 29 tháng 4 năm 1958 theo Nghị quyết của kì họp thứ VIII Quốc hội khoá I do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa, Bộ Xây dựng đã đƣợc thành lập với tên gọi thời bây giờ là bộ kiến trúc.
Với lịch sử phát triển và tồn tại lâu đời, đi qua nhiều thời khì quan trọng của đất nƣớc, cho đến nay, Bộ Xây dựng luôn có một vị trí quan trọng và đảm nhiệm những nhiệm vụ trọng yếu của hệ thống hành chính Việt Nam. Trong những nhiệm vụ đó thì từ năm 2008, nhiệm vụ quản lý chất thải đã đƣợc giao cho Bộ xây dựng.
Đến năm 2017, Sau khi giao thêm các quyền về quản lý chất thải cho Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Ngày 17 tháng 7 năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2017/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ xây dựng. Theo đó, các nhiệm vụ của Bộ xây dựng với vấn đề quản lý chất thải đã đƣợc giảm bớt. Bộ Xây dựng vẫn có các nhiệm vụ liên quan đến quản lý CTRSH đô thị và khu dân cƣ nông thôn tập trung nhƣ: Xây dựng các chƣơng trình đầu tƣ xử lý CTRSH trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt; hƣớng dẫn việc thực hiện sau khi đƣợc phê duyệt; Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và hƣớng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch quản lý CTR; Xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng công trình xử lý CTRSH; Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, suất vốn đầu tƣ, phƣơng pháp lập và quản lý chi phí, phƣơng pháp định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH;… Tuy nhiên trong thực hiện các nhiệm vụ này, Bộ Xây dựng phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo ủy
quyền của Thủ tƣớng Chính phủ khi lập và thẩm định quy hoạch quản lý CTR vùng liên tỉnh.
Trong công tác về quản lý CTRSH theo những nhiệm vụ đƣợc giao, ngoài những đơn vị có trách nhiệm chung nhƣ: Văn phòng Bộ; Vụ Kế hoạch – Tài chính hay Vụ Hợp tác quốc tế. Trong Bộ Xây dựng cũng có các đơn vị có chức năng chuyên trách trong quản lý CTRSH.
- Cục Hạ tầng kỹ thuật: Một trong các nhiệm vụ và chức năng của Cục là quản lý CTR thông thƣờng. Nhiệm vụ này bao gồm: Xây dựng các chiến lƣợc, chƣơng trình, chỉ tiêu quốc gia về quản lý CTR thông thƣờng để Bộ trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt; hƣớng dẫn việc thực hiện sau khi đƣợc phê duyệt. Xây dựng, trình ban hành các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch quản lý CTR; các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tƣ quản lý CTR; các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý CTR thông thƣờng; hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi đƣợc phê duyệt. Thẩm định quy hoạch quản lý CTR các thành phố trực thuộc Trung ƣơng là đô thị loại đặc biệt để Bộ trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Hƣớng dẫn, kiểm tra việc lập và quản lý quy hoạch xây dựng các cơ sở xử lý CTR, phƣơng pháp lập và quản lý chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTR; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tƣ và chỉ đạo, hƣớng dẫn việc thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng các cơ sở xử lý CTR vùng liên tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm theo phân công của Bộ trƣởng. Phối hợp với đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn việc phục hồi, tái sử dụng diện tích, chuyển đổi mục đích sử dụng và quan trắc môi trƣờng của các cơ sở xử lý CTR sau khi kết thúc hoạt động…
- Cục Kinh tế xây dựng: Cục Kinh tế xây dựng là tổ chức thuộc Bộ Xây dựng, thực hiện chức năng tham mƣu giúp Bộ trƣởng quản lý nhà nƣớc về kinh tế xây dựng và kinh tế đô thị thuộc lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ.
Trong các quyền hạn và trách nhiệm của mình, Cục có trách nhiệm: Hƣớng dẫn, kiểm tra việc lập và quản lý chi phí các loại dịch vụ hạ tầng kỹ thuật (kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; cấp nƣớc, thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải, chiếu sáng, công viên cây xanh, nghĩa trang, CTR trong đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao) và các loại dịch vụ đô thị khác [41].
- Vụ Khoa học công nghệ và Môi trƣờng: Vụ Khoa học Công nghệ và môi trƣờng là tổ chức thuộc Bộ Xây dựng, thực hiện chức năng tham mƣu giúp Bộ trƣởng quản lý nhà nƣớc về công tác khoa học, công nghệ và môi trƣờng trong các nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc của Bộ. Trong đó có vai trò: Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống: các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, thiết kế điển hình, thiết kế mẫu trong các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ; hệ thống tiêu chuẩn đo lƣờng ngành Xây dựng; hƣớng dẫn áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật nƣớc ngoài trong hoạt động xây dựng [40]. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đƣợc xây dựng và quản lý bao gồm các quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lƣợng môi trƣờng và CTRSH.
Bộ Khoa học và Công nghệ:
Bộ Khoa học và Công nghệ, tiền thân là Uỷ ban Khoa học Nhà nƣớc đƣợc thành lập theo Sắc lệnh số 016-SL ngày 4/3/1959 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng; năng lƣợng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vƣc quản lý CTRSH, Bộ Khoa học và Công nghệ đƣợc giao chủ trì đánh giá, thẩm định công nghệ xử lý CTRSH mới đƣợc nghiên cứu và áp dụng lần đầu ở Việt Nam (theo quy định của Nghị định số 38/2015/NĐ- CP).
Tuy nhiên, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP quy định Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan ban hành tiêu chí cụ thể; thẩm định, đánh giá, công bố công nghệ xử