Hiện nay, trên thế giới, rất nhiều mô hinh xử lý CTRSH tiên tiến đã đƣợc áp dụng. Tại Việt Nam, theo điều kiện hiện nay, một mô hình xử lý CTRSH muốn đạt hiệu quả tối ƣu thì phải là một mô hình thống nhất từ khâu thu gom cho đến công đoạn sau xử lý. Do vậy, muốn tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với CTRSH thì cần chú ý đến tăng cƣờng, chú trọng đến công tác xử lý CTRSH trong từng khâu: phân loại; thu gom, vận chuyển; xử lý. Cụ thể:
Phân loại:
- Nâng cao ý thức của ngƣời dân trong việc phân loại rác tại nguồn, đảm bảo việc phân loại và chia rác thành 4 loại riêng biệt: chất hữu cơ dễ phân hủy, rác thải tái chế, rác thải vô cơ và chất thải nguy hại.
- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục cho ngƣời dân về phân loại rác tại nguồn. Sử dụng nhiều cách thức, phƣơng pháp tuyên truyền, giáo dục khác nhau, đảm bảo tính phong phú, trực quan, sinh động... để ngƣời dân hiểu và thực hiện. Đồng thời tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục trong thời gian dài, kiên trì, bền bỉ nhằm đạt đƣợc hiệu quả mong đợi.
- Tăng cƣờng công tác giám sát, xử phạt theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định, gây mất vệ sinh môi trƣờng.
- Có chính sách khen thƣởng những cá nhân, hộ gia đình thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn và để rác thải đúng nơi quy định. Bên cạnh đó, xử
lý nghiêm và có mức xử phạt hợp lý, đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm quy định phân loại rác tại nguồn cũng nhƣ vứt rác bừa bãi.
- Xem xét, sử dụng các hộ dân tại các địa phƣơng tham gia vào công tác thu gom rác nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả.
Thu gom, vận chuyển:
- Nghiên cứu, đƣa ra các cơ chế khuyến khích đầu tƣ và sử dụng nguồn
lực một cách hợp lý nhằm giúp các địa phƣơng có đƣợc hệ thống xe chuyên chở hiện đại, đáp ứng đƣợc các yêu cầu đề ra.
- Bố trí các thiết bị lƣu chứa và điểm tập kết rác thải phù hợp với từng địa phƣơng, các điểm tập trung dân cƣ, các đầu mối giao thông và các khu vực công cộng.
- Đối với rác thải dễ phân hủy và khó phân hủy, các đơn vị thu gom tiến hành thu gom riêng từng loại. Có thể sử dụng các loại thiết bị vận chuyển nhiều ngăn hoặc phận định rõ thiết bị vận chuyển cho từng loại rác thải.
- Đối với CTR có thể tái chế thì có thể lựa chọn phƣơng án giao cho các đơn vị thu mua, sản xuất sản phẩm tái chế thu gom hoặc tiến hành thu gom cùng với các loại CTR khó phân hủy khác. Sau đó tiến hành phân loại tại cơ sở xử lý.
- Đối với chất thải nguy hại, Có các cơ chế, chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia thu gom và xử lý loại chất thải này.
Có một thực trạng rằng hiện nay các thiết bị phục vụ cho việc thu gom, vận chuyển CTRSH tại các đô thị lớn mới có các phƣơng tiện chuyên dụng nhƣ các thùng chứa CTRSH, các xe chuyên dụng chở CTRSH đƣợc các Công ty Môi trƣờng đô thị sử dụng, còn tại các vùng nông thôn thƣờng không có các phƣơng tiện vận chuyển chuyên dụng thƣờng sử dụng các phƣơng tiện xe thủ công để vận chuyển đến điểm tập kết. Do đó nếu muốn công tác thu gom
nói chung hay nhằm áp dụng thành công mô hình phân loại CTR tại nguồn, các cơ quan lý cần
Xử lý:
Lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH là một việc làm quan trọng, mang tính quyết định trong công tác quản lý CTRSH bởi lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp sẽ giúp nâng cao hiệu quả của quản lý CTRSH, dễ kiểm soát, bảo đảm an toàn vệ sinh môi trƣờng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Thêm vào đó, lƣa chọn công nghệ phù hợp còn giúp giảm hoặc loại bỏ các thành phần không mong muốn trong chất thải cũng nhƣ giảm các chất độc hại, không hợp vệ sinh; chuyển chất thải thành chất khác có thể sử dụng; thu hồi năng lƣợng từ rác cũng nhƣ sản phẩm chuyển đổi; thu hồi vật liệu để tái sử dụng và tái chế.
Nhằm lựa chọn đƣợc công nghệ xử lý phù hợp, có thể kể đến một số giải pháp nhƣ:
- Lựa chọn các công nghệ phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đƣợc ban hành. Đồng thời ƣu tiên công nghệ đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng và phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phƣơng.
- Nghiên cứu xây dựng và ban hành danh mục công nghệ xử lý CTRSH, khuyến cáo các địa phƣơng áp dụng cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của các địa phƣơng, trong đó chú trọng đến các công nghệ xử lý đi kèm với các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lƣợng từ chất thải, hạn chế tối đa lƣợng chất thải phải chôn lấp;
- Nghiên cứu công nghệ xử lý đối với các huyện đảo, trong điều kiện cho phép nên xem xét việc chuyển chất thải về đất liền để xử lý;
- Nhanh chóng chuyển đổi các phƣơng pháp xử lý CTRSH bằng phƣơng pháp chôn lấp sang đốt thu hồi năng lƣợng, có hƣớng dẫn xử lý tro xỉ phát sinh phù hợp
- Có chính sách tăng cƣờng thu hút sự tham gia của các đơn vị, doanh nghiệp tƣ nhân tham gia vào các dự án sản xuất thử nghiệm, nhận chuyển giao công nghệ xử lý CTRSH gắn liền với các dự án đầu tƣ và nghiên cứu nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
- Đào tạo nguồn nhân lực tại địa phƣơng nhằm đảm bảo có thể vận hành đƣợc các hệ thống xử lý trong quá trình hoạt động.
Các công nghệ xử lý CTRSH hiện nay đều có ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng, cần đƣợc nghiên cứu và đánh giá nghiêm túc. Việc lựa chọn công nghệ cần căn cứ vào tiêu chí lựa chọn công nghệ và phải phù hợp với điều kiên kinh tế, xã hội và môi trƣờng thực tế của từng địa phƣơng. Có thể lựa chọn các loại hình công nghệ đƣợc nêu trong bảng dƣới đây.
Do điều kiện mỗi địa phƣơng là khác nhau, điều kiện tại đô thị và nông thôn cũng khác nhau. Do đó, việc lựa chọn phƣơng thức và công nghệ phù hợp cho từng địa phƣơng là khác nhau. Bảng 3.1 dƣới đây đƣa ra một số công nghệ xử lý CTRSH theo từng điều kiện cụ thể thích hợp tại nƣớc ta hiện nay.
Bảng 3.1: Công nghệ xử lý CTRSH Số TT Công nghệ Phạm vi áp dụng Lƣu ý Số TT Công nghệ Phạm vi áp dụng Lƣu ý 1 Công nghệ đốt có thu hồi năng lƣợng
Phù hợp với khu vực đô thị có lƣợng CTRSH lớn hơn 300 tấn/ngày; trƣớc mắt chỉ tập trung phát triển tại vùng kinh tế phát triển, các đô thị lớn, khối lƣợng chất thải phát sinh nhiều.
Giá thành đầu tƣ cao, vận hành phức tạp; cần có biện pháp xử lý tro xỉ phát sinh. 2 Công nghệ đốt không thu hồi năng lƣợng Phù hợp với khu vực có khối lƣợng chất thải không lớn, quy mô cấp liên xã, cấp huyện,
Cần vận hành đúng quy chuẩn; có biện pháp xử lý tro xỉ phát sinh; công suất tối thiểu 1 tấn/h; không nên đầu tƣ các lò đốt qui mô nhỏ (<300 kg/h);
Số TT Công nghệ Phạm vi áp dụng Lƣu ý
trong lò nung xi măng
phƣơng có cơ sở sản xuất xi măng và đồng thời chƣa có các cơ sở xử lý CTRSH đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện nay. xi măng và một số loại chất thải không xử lý đƣợc bằng phƣơng pháp này 4 Compost, ƣu tiên áp dụng quá trình lên men khô Phù hợp tại các khu vực có khả năng tiêu thụ sản phẩm tốt (các lâm trƣờng và khu vực trồng cây công nghiệp) đồng thời nguồn chất thải đầu vào chứa lƣợng chất hữu cơ cao;
Cần diện tích nhà xƣởng lớn và áp dụng đồng thời với những phƣơng pháp xử lý khác để xử lý những loại chất thải vô cơ
5 Chôn lấp
Áp dụng tại những địa phƣơng có quỹ đất rộng và mật độ dân cƣ thấp;
Giá thành đầu tƣ, xây dựng thấp; cần có biện pháp xử lý nƣớc thải và khí thải phát sinh đáp ứng quy chuẩn 6 Các phƣơng pháp khác nhƣ Metan hóa, Cacbon hóa, RDF, … Xem xét đầu tƣ kết hợp với các công nghệ khác đã nêu ở trên Cần đảm bảo mức tiêu thụ sản phẩm
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2019 [38]