Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại việt nam (Trang 93 - 99)

2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt

2.3.2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

Hạn chế, yếu kém:

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác quản lý nhà nƣớc đối với CTRSH hiện nay vẫn còn nhiều vƣớng mắc, hạn chế nhƣ:

- Hệ thống thể chế, chính sách chƣa thật sự hoàn thiện. Thiếu các quy định, hƣớng dẫn cụ thể trong thu gom, lƣu trữ, xử lý CTR dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý đối với CTRSH.

- Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về cơ bản đã hoàn thiện, tuy nhiên vẫn có những tiêu chuẩn đã đƣợc ban hành từ lâu, không thật sự thích hợp với những công nghệ mới, điều kiện thực tế hiện nay.

- Việc quản lý CTRSH chƣa đƣợc áp dụng theo phƣơng thức quản lý tổng hợp, chƣa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu trong sinh hoạt; việc áp dụng các giải pháp sản xuất sạch, hơn, kiểm toán chất thải... trong sản xuất còn hạn chế.

- Về công tác phân loại CTRSH, mặc dù đã có những quy định chi tiết về trách nhiệm của chủ phát thải nguồn thải CTRSH phải thực hiện việc phân loại CTRSH tại nguồn, tuy nhiên tại nhiều nơi, chất thải hầu hết chƣa đƣợc phân loại tại nguồn. Các chƣơng trình phân loại tại các địa phƣơng còn mang tính thử nghiệm, chƣa đồng bộ, chƣa đƣợc chính thức hóa.

- Hoạt động thu gom CTRSH ở khu vực nông thôn còn thấp, chƣa có nhiều cải thiện.

- Hoạt động tái chế CTR còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chủ yếu vẫn đƣợc thực hiện bởi khu vực phi chính thức ở các làng nghề, gây ô nhiễm môi trƣờng. Còn thiếu sự quản lý và kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ môi trƣờng ở địa phƣơng. Phần lớn các cơ sở tái chế có quy mô nhỏ, mức độ đầu tƣ công nghệ không cao, đa số công nghệ đều lạc hậu, máy móc thiết bị cũ, gây ô nhiễm môi trƣờng thứ cấp.

- Phƣơng thức xử lý chủ yếu vẫn là chôn lấp không hợp vệ sinh, tiêu tốn quỹ đất; tỷ lệ chất thải đƣợc xử lý kết hợp thu hồi năng lƣợng còn thấp. Nhiều cơ sở xử lý CTRSH đã đƣợc xây dựng và vận hành chƣa đạt yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, đất và không khí.

- Công tác xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế tƣ nhân, doanh nghiệp, công ty tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR còn chƣa tốt.

- Công tác thanh kiểm tra vẫn chƣa hoàn toàn có đƣợc kết quả nhƣ mong muốn do vẫn còn tình trạng chống chế, bỏ sót lỗi vi phạm, trang thiết bị hiện trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc đáp đƣợc nhu cầu sử dụng…

Nguyên nhân:

- Nhận thức, ý thức trách nhiệm về quản lý CTR của chính quyền, ngƣời dân và doanh nghiệp chƣa cao, chƣa đáp ứng yêu cầu đề ra. Chính quyền ở nhiều địa phƣơng chƣa quan tâm đúng mức, chƣa thực hiện đầy đủ trách nhiệm về quản lý CTR theo quy định. Nhận thức của ngƣời dân trong thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTR còn nhiều hạn chế. Chất thải chƣa đƣợc coi là tài nguyên, chƣa đƣợc phân loại, tận dụng phần có ích để tái chế. Nhiều nơi, ngƣời dân chƣa tích cực tham gia vào các hoạt động thu gom, vận chuyển CTR, chƣa đóng phí vệ sinh môi trƣờng đầy đủ. Ý thức của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý chất thải còn hạn chế, gây ô nhiễm môi trƣờng trong quá trình vận chuyển, xử lý chất thải.

- Năng lực quản lý CTRSH của nhiều địa phƣơng và các cơ quan trung ƣơng còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng, nguồn kinh phí và nhân lực chƣa đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng trong công tác quản lý chất thải. Hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý ở nhiều nơi còn mang tính chất cộng đồng nên chƣa thúc đẩy đƣợc tính chuyên nghiệp của các tổ dịch vụ, hợp tác xã, công ty dịch vụ môi trƣờng. Việc thực thi các quy hoạch quản lý CTR còn yếu kém đặc biệt là các quy hoạch cấp vùng, lƣu vực sông.

- Việc huy động các nguồn lực cho quản lý CTR còn hạn chế. Nguồn ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ cho quản lý CTR không đáp ứng yêu cầu. Mức phí thu gom CTR từ các hộ gia đình còn quá thấp so với chi phí quản lý CTR.

Việc huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc để đầu tƣ xây dựng khu xử lý, nhà máy xử lý CTRSH còn gặp nhiều khó khăn. Giá thành xử lý của cùng một công nghệ xử lý đƣợc áp dụng tại các địa phƣơng khác nhau nên không khuyến khích việc đầu tƣ, nhân rộng các mô hình xử lý tốt.

- Hệ thống chính sách, các quy định, hƣớng dẫn liên quan đến công tác quản lý CTR còn chƣa hoàn thiện. Hiện đang còn thiếu các hƣớng dẫn lựa chọn công nghệ, hƣớng dẫn kỹ thuật phù hợp về thu gom, lƣu giữ, xử lý CTRSH; các địa phƣơng còn khó khăn trong việc lựa chọn mô hình công nghệ quản lý phù hợp dẫn đến việc lúng túng trong lựa chọn chủ đầu tƣ; các QCVN quy định về khoảng cách an toàn về môi trƣờng đối với các khu xử lý CTR đến chân công trình xây dựng... không phù hợp với điều kiện thực tế tại các địa phƣơng đặc biệt các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

- Chất lƣợng các quy hoạch quản lý CTR chƣa cao, dự báo chƣa có cơ sở, chƣa xác định vị trí, địa điểm xây dựng cơ sở xử lý chất thải tối ƣu và đƣợc đồng thuận. Quy hoạch thiếu yếu tố liên kết vùng; việc tổ chức triển khai quy hoạch quản lý CTR đã phê duyệt tại các địa phƣơng còn chậm.

- Còn nhiều bất cập trong tổ chức bộ máy về quản lý CTR. Việc giao thoa, chồng chéo về chức năng quản lý nhà nƣớc tại trung ƣơng trong lĩnh vực CTR đã gây khó khăn trong công tác quản lý. Hơn nữa, việc không thống nhất đối với các cơ quan chuyên môn giúp việc UBND cấp tỉnh trong lĩnh vực quản lý chất thải ở địa phƣơng cũng làm cho công tác quản lý chất thải không thống nhất, bất cập.

- Hoạt động thanh, kiểm tra tra còn nhiều bất cập nhƣ: Năng lực của cán bộ tiến hành thanh, kiểm tra chƣa tốt; tần suất thanh, kiểm tra còn thấp, đôi khi hình thức kiểm tra còn chƣa phù hợp; trang bị hiện trƣờng còn thiếu hoặc chƣa đủ hiện đại...

- Công tác tuyên truyền và giáo dục nhận thức cho ngƣời dân và toàn xã hội về ý thức bảo vệ môi trƣờng, tác hại của CTRSH, trách nhiệm của cá nhận trong quản lý CTRSH còn ít hoặc chƣa phù hợp, thiếu tính sáng tạo dẫn đến chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 đã khái quát về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội cũng nhƣ tình hình phát sinh CTRSH tại Việt Nam.

Trên cơ sở đó, nội dung chính của chƣơng 2 đã đi sâu nghiên cứu là các nội dung của quản lý nhà nƣớc về CTRSH tại Việt Nam giai đoạn từ 2017 đến 2020. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về CTRSH tại Việt Nam đƣợc phân tích, đánh giá trên những nội dung chính: hệ thống thể chế chính sách, pháp luật của nhà nƣớc; tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt; công tác triển khai, thực hiện chính sách pháp luật về chất thải rắn sinh hoạt; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt.

Qua nghiên cứu các số liệu, báo cáo kết hợp với tham vấn ý kiến chuyên gia, kết quả cho thấy việc quản lý nhà nƣớc về CTRSH tại Việt Nam đã có những bƣớc tiến mạnh mẽ trong công tác xây dựng thể chế chính sách pháp luật; thống nhất giao Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quản lý chung các vấn đề liên quan CTRSH trên phạm vi cả nƣớc; 63 tỉnh/thành phố đã có quy hoạch quản lý CTR; tỷ lệ thu gom CTRSH tăng theo từng năm; công tác xử lý đang dần có những chuyển đổi trong phƣơng thức xử lý từ chôn lấp sang những phƣơng pháp hiện đại hơn nhƣ đốt, sản xuất phân compost…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, hoạt động quản lý nhà nƣớc về CTRSH tại Việt Nam vẫn còn những hạn chế. Chƣơng 2 đã đi sâu phân tích nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về CTRSH tại Việt Nam trong chƣơng 3.

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại việt nam (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)