Đẩy mạnh xã hội hóa đối với xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại việt nam (Trang 112 - 113)

Xã hội hóa là một hƣớng đi mới vừa giảm bớt các gánh nặng cho Nhà nƣớc và tạo ra một lĩnh vực đầu tƣ mới cho khu vực tƣ nhân. Việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trƣờng hay quản lý CTRSH không những giảm gánh nặng cho nhà nƣớc mà còn giúp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc. Trong quản lý nhà nƣớc về CTRSH tại Việt Nam, có một số công tác có thể xã hội hóa nhƣ:

- Xây dƣng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. - Công tác thu gom CTR.

- Xây dựng và vận hành các cơ sở xử lý CTR.

- Công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ.

Hiện nay, có thể thấy công tác thúc đẩy xã hội hóa quản lý CTRSH còn nhiều bất cập, tác giả kiến nghị một số vấn đề nhƣ sau:

- Rà soát, chỉnh sửa và bổ sung các chính sách nhằm thu hút đầu tƣ của khu vực tƣ vào công tác thu gom, xử lý CTRSH giúp thúc đẩy tính chuyển nghiệp nghiệp của các tổ dịch vụ, hợp tác xã, công ty dịch vụ môi trƣờng, thu hút đƣợc tất cả các nguồn lực trong xã hội.

- Rà soát, chỉnh sửa quy định về tài chính liên quan đến công tác thu gom và xử lý CTR (Kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý). Chú ý đến việc cân đối đầu tƣ tại các tỉnh thành trên toàn quốc. Tránh tình trạng các doanh nghiệp tƣ nhân chỉ đầu tƣ tại các tỉnh/thành phố có mức giá xử lý cao.

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền dƣới nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao trách nhiệm và nhận thực của cộng đồng trong quản lý CTRSH, chú trọng hƣớng đến vấn đè xã hội hóa quản lý.

Tuy nhiên, hiện nay, việc đẩy mạnh xã hội hóa tại khu vực đô thị thì có nhiều thuận lợi hơn so với khu vực nông thôn bởi các yếu tố về dân trí, nguồn lực, khả năng thu hút các nguồn đầu tƣ... Đây cũng là một vấn đề cần lƣu tâm, khi áp dụng tại nông thôn, nhà nƣớc cần chú ý để có những chính sách phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại việt nam (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)