Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 43 - 44)

Huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc chú trọng phát triển vùng sản xuất tập trung. Tỉnh Vĩnh Phúc đã định hướng chuyển 3 xã Mê Linh, Tráng Việt, Tiền Phong (Mê Linh, Vĩnh Phúc) thành vùng chuyên canh sản xuất hoa, và có khoảng 1000 ha được chuyển hẳn sang trồng hoa để cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh trong toàn quốc.

Ngoài ra tỉnh Vĩnh Phúc còn thực hiện các dự án nhằm mở rộng mô hình sản xuất chuyên nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các loại cây thực phẩm cho giá trị kinh tế cao như nấm với dự án xây dựng 100 trang trại nấm, ở các xã Thanh Lãng, Hương Canh, Thanh Trù, Hợp Thịnh theo mô hình làng nấm, liên hợp trang trại sản xuất nấm; rau an toàn với dự án 130 ha rau an toàn ở 16 xã với

9000 hộ nông dân với sản lượng 2,5 vạn tấn/năm. Tiêu chuẩn rau an toàn được ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đưa ra với công thức “5 cấm trong rau sạch”: Cấm sử dụng phân tưới, nước giải tưới; cấm sử dụng nước bẩn, cấm bón quá 200 kg N/ha; cấm dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) độc hại cao; cấm sử dụng hóa chất nông nghiệp trong vòng 10 ngày trước thu hoạch, và 3 chỉ tiêu an toàn: Về dư lượng N03, thuốc sâu, vi sinh vật gây bệnh.

Bài học rút ra: Tỉnh Vĩnh Phúc đã vận dụng và thực hiện thành công Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, để dồn điền đổi thửa, Tỉnh đã xác định muốn sản xuất hàng hóa cần có diện tích đất đủ lớn để sản xuất, canh tác. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc đã sử dụng các công cụ của nhà nước để quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất tạo sản phẩm an toàn được thị trường chấp nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)