Tổ chức bộ máy thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 73 - 74)

nông dân nói riêng tham gia sản xuất hàng hóa một cánh tích cực, hiệu quả hơn [7].

Nhiều chính sách của tỉnh đã khuyến khích, thúc đẩy SXNN phát triển; tuy nhiên có những chính sách ban hành còn chưa bám sát với thực tế, gây khó khăn khi triển khai thực hiện.

b) Các chính sách giảm nghèo, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, nhiều huyện đã áp dụng, thực thi các chính sách giảm nghèo nhằm nâng cao mọi mặt đời sống của người nghèo.

- Các chính sách hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân; chính sách hỗ trợ học sinh nghèo;

- Chính sách hỗ trợ cải thiện đời sống (nhà ở, điện, nước, môi trường…); - Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng xã nghèo, thôn bản nghèo, vùng đặc biệt khó khăn…

2.3.3. Tổ chức bộ máy thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nông nghiệp

- Đối với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Thực hiện theo Thông tư số 15/2015/TT - BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. Hiện nay, Sở Nông nghiệp & PTNT có 6 Chi cục trực thuộc thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lâm nghiệp, Chăn nuôi và Thú y, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản, Thủy lợi, Phát triển nông thôn. Có 02 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm giống Nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông.

Sở Nông nghiệp và PTNT là Sở lớn, đa ngành, với đội ngũ công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở khoảng 755 người, trong đó khoảng 580 công chức; công chức lãnh đạo, quản lý thuộc diện Giám đốc Sở bổ nhiệm gần 90 người. Đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN được phân công thực hiện theo nhiệm vụ trong các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để triển khai các hoạt động tổ chức quản lý, nhằm phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; đây là lực lượng quan trọng đối với yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Ở cấp huyện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp được giao cho Phòng Nông nghiệp và PTNT, mỗi huyện có từ 10 - 12 biên chế công chức. Bên cạnh đó hoạt động sự nghiệp được giao cho Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp, mỗi Trung tâm này có từ 18 - 22 viên chức tùy từng huyện, thành phố.

- Ở cấp xã: Tùy từng huyện có thể bố trí từ 1 – 3 cán bộ phụ trách nông nghiệp, cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y, kiểm lâm địa bàn để giúp UBND xã chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, dịch vụ về nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi thú y, thủy sản trên địa bàn xã. Tuy nhiên, do trình độ, năng lực của độ ngũ cán bộ này còn nhiều hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu về công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp ở cơ sở.

- Ở tỉnh Lào Cai, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai được quy định cụ thể tại Quyết định số 41/2015/QĐ-UBND ngày 01/9/2015 của UBND tỉnh Lào Cai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)