Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 52 - 57)

2.1.2.1. Trình độ phát triển kinh tế nông nghiệp

Phát triển KTNN thực chất là phát triển lực lượng sản xuất (LLSX) ở nông thôn, bao gồm sức lao động và tư liệu sản xuất, hai nhân tố này luôn có sự gắn bó với nhau, sự đổi mới của cơ chế sản xuất trong nông nghiệp đã tạo cơ hội cho người lao động của Lào Cai chủ động sản xuất, canh tác trên mảnh đất của họ, họ đã huy động và sử dụng nguồn lực cho sản xuất để nâng cao năng suất và sản lượng lương thực phục vụ đời sống hàng ngày cho gia đình; cơ chế của Trung ương cũng như của tỉnh đã tạo Lào Cai đạt được những kết quả lớn, từ chỗ thiếu lương thực, đến đảm bảo no đủ và xuất bán ra thị trường bên ngoài.

Bên cạnh đó, trình độ của LLSX nông nghiệp vẫn còn yếu kém, chậm phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn vì: Ruộng đất rất manh mún nên

khó áp dụng cơ giới hóa, công cụ sản xuất thô sơ, trình độ dân trí chưa cao, khoa học phục vụ SXNN còn chậm phát triển; lao động nghề nông nghiệp còn nhiều bất cập, công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng dịch vụ thấp, thị trường bị cạnh tranh rất lớn.

2.1.2.2. Dân số và lao động nông nghiệp ở nông thôn

Dân số và lao động nông nghiệp ở nông thôn luôn có sự biến động về tỷ lệ theo từng năm, hiện nay lao động nông nghiệp của tỉnh chiếm khoảng 70% lao động của cả tỉnh, nhưng nguồn nhân lực này khó phát huy hết tiềm năng của nông nghiệp do trình độ, kỹ thuật còn thấp. Lào Cai có 98.228 hộ nông dân với 263.522 lao động nông nghiệp trong độ tuổi, nhưng mới chỉ có 16% được đào tạo thông qua các lớp tập huấn sơ cấp, lớp bồi dưỡng ngắn hạn nên khó tạo sự thay đổi mạnh cho phát triển KTNN hiện nay.

Lao động ở nông thôn nhiều cũng là điều kiện thuận lợi cho quán trình CDCCKTNN, nguồn lao động dồi dào thì việc đa dạng hóa các hoạt động SXNN, thu hút lao động vào các làng nghề tạo ra các sản phẩm. Nhưng những hạn chế của cơ cấu dân cư nông thôn và nguồn lao động có trình độ thấp cũng là những khó khăn để thúc đẩy CDCCKTNN, do tích chất sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ và thu nhập từ SXNN thấp nên lực lượng lao động là thanh niên đã đến các thành phố, khu đô thị, khu công nghiệp hoặc sang Trung Quốc để tìm việc làm đã làm cho mất cân đối lao động trong nông nghiệp, mặc dù diện tích đất có thể tăng vụ, trồng rau mầu đạt hiệu quả nhưng thiếu lao động nên khó thực hiện là tình trạng phổ biến.

Thực trạng hiện nay của Tỉnh là lao động nông thôn không đáp ứng được yêu cầu của SXNN theo hướng CNH, HĐH. Do vậy, cần có khảo sát, đánh giá chuẩn xác về trình độ, kỹ thuật sản xuất của lực lượng lao động này, để có giải pháp cụ thể, thiết thực cho lao động nông nghiệp của Lào Cai trong thời kỳ mới.

Phân bố ngành nghề trong lao động nông thôn cũng có sự mất cân đối, lao động chủ yếu tập trung vào SXNN và trồng trọt là chủ yếu, chăn nuôi vẫn coi là nghề phụ trong các hộ gia đình. Tình hình phát triển dân số của tỉnh Lào Cai được thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2: Tình hình phát triển dân số tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005 - 2016

TT Đơn vị hành

chính

Dân số ngƣời) Tốc độ tăng

dân số b/q 2005- 2016(%) Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2016 TOÀN TỈNH 576.968 626.798 674.530 678.569 1,62 1 TP Lào Cai 88.450 100.999 110.218 110.327 2,43 2 Bát Xát 64.200 71.100 75.757 75.935 1,76 3 M. Khương 48.650 53.300 58.593 61.013 1,92 4 Si Ma Cai 26.900 32.060 35.766 35.278 2,95 5 Bắc Hà 50.250 55.300 60.529 60.827 1,91 6 Bảo Thắng 104.350 102.320 106.969 107.031 0,63 7 Bảo Yên 75.220 77.300 82.817 82.893 0,98 8 Sa Pa 43.718 54.580 59.172 60.124 3,16 9 Văn Bàn 75.230 79.839 84.709 85.141 1,21

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2005, 2010, 2016) 2.1.2.3. Chất lượng lao động

Về trình độ học vấn: Số người có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên (năm 2015) chiếm 52,15% tổng lực lượng lao động cả tỉnh; thấp hơn 5,3% so với tỷ lệ chung của toàn quốc (57,45%) và ngang bằng với vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB).

Về chuyên môn kỹ thuật: Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo thấp; nguồn nhân lực của Lào Cai trẻ nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật còn thấp; tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo chỉ chiếm 15,71% lực lượng lao động; trong đó tỷ lệ này ở khu vực thành thị đạt 55,27 %, khu vực nông thôn chỉ đạt 6,12%.

Những năm gần đây chất lượng lao động ở Lào Cai đã được cải thiện một bước, về trình độ học vấn đã ngang bằng với các tỉnh trong khu vực; tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh thấp. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

Qua kết quả điều tra, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (NNNT) có thu nhập bình quân cao hơn hộ thuần nông 1,4-2 lần. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2015 đạt 1.102 nghìn đồng/người/tháng, tăng 461 nghìn đồng so với năm 2005. Tuy nhiên, mức thu nhập bình quân tại những xã vùng cao còn chưa đồng đều và có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn (khu vực thành thị đạt 5.150 triệu đồng/người/tháng).

Đặc điểm ở người lao động SXNN của Lào Cai là còn mang nặng tính sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, năng lực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất rất yếu, thụ động trong sản xuất, mang nặng tư duy sản xuất tự cung tự cấp, do đó việc chuyển đổi nghề cho họ khi mất đất sản xuất hoặc làm việc trong môi trường áp lực, kỷ luật, kỹ thuật cao là rất khó.

Số lượng HTX trên địa bàn tỉnh Lào Cai ít, trong đó số hoạt động đạt hiệu quả thấp, nguyên nhân của vấn đề trên là: Định hướng hoạt động của các HTX vẫn theo cách vận hành của HTX kiểu cũ; trình độ học vấn của cán bộ HTX hạn chế; trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động nông thôn tham gia hợp tác xã thấp...

Do đó nhận thấy rằng, lao động nông thôn nói chung và lao động nông nghiệp của tỉnh Lào Cai nhiều về số lượng, nhưng chất lượng thấp, thiếu lao động có chất lượng cao nên khó đáp ứng yêu cầu phát triển theo xu thế CNH, HĐH nông nghiệp.

2.1.2.4. Văn hóa xã hội

Tỉnh Lào Cai đã phê duyệt và ban hành Đề án "Phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015"

với mục tiêu xây dựng, củng cố tổ chức hoạt động và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Lào Cai, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững.

Cùng với xu thế chung của cả nước Lào Cai phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo động lực thúc đẩy quá trình CDCCKT nói chung và chuyển dịch CCKTNN nói riêng. Tập quán của người dân nông thôn, miền núi có

sự chuyển biến cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường, điều đó thể hiện trong hoạt động SXNN. Đã có một số vùng chuyển đổi sản xuất ứng dụng công nghệ cao, vùng chuyên canh đem lại hiểu quả kinh tế, tạo ra hàng hóa xuất bán ra các thành phố lớn.

2.1.2.5. Cơ sở hạ tầng

Với sự tập trung đầu tư của nhà nước để phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như thời gian qua, cùng với sự đồng thuận của nhân dân đã tạo ra sự thay đổi rõ nét trong cơ sở hạ tầng nông thôn, góp phần nâng cao điều kiện sống, phát triển kinh tế, văn hóa của khu vực này.

Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn là các hạng mục công trình: Đường giao thông (thôn, liên thôn, xã, liên xã, liên huyện…), hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống điện, công trình văn hóa, thể thao… Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn được tăng cường góp phần thúc đẩy phát triển SXNN.

- Các tuyến đường: đường Quốc lộ chạy trên địa bàn tỉnh có chiều dài khoảng 400 km, tỉnh lộ, huyện lộ và nội thị khoảng 1.350 km, đường thôn bản khoảng 4.000 km. Nhìn chung trong 10 năm trở lại đây, bằng nhiều nguồn vốn tỉnh Lào Cai đã đầu tư nhiều công trình giao thông: Nâng cấp 75 công trình giao thông với chiều dài 520 km, tăng 645 tuyến giao thông nông thôn với tổng chiều dài 2.150 km. Trên địa bàn tỉnh đã có 100% số xã có đường ô tô tới trung tâm xã, 85% số thôn bản có đường giao thông. Sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế- xã hội nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng trên địa bàn Lào Cai. Tuy nhiên, tuyến đường còn ở cấp thấp, nhỏ hẹp, nhiều tuyến đường nông thôn chỉ có nền đất, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng lưu thông hàng hoá, thu hoạch và bảo quản nông sản, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống, nhất là trong mùa mưa.

- Thủy lợi: Trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xây dựng được 1.133 với 4.302 km kênh mương, đảm bảo chủ động nguồn nước tưới cho 87,92 % diện tích lúa màu. Hệ thống thủy lợi đã cung cấp nước tưới chủ động cho 10.058 ha/10.820 ha lúa đông xuân (đạt 92,96% diện tích gieo cấy) và 19.117 ha/22.459 ha lúa mùa (đạt 85,12% diện tích gieo cấy).

Ngoài ra còn cấp nước cho khai thác tổng hợp khác như tưới rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, phát điện, nuôi trồng thuỷ sản, tạo nguồn nước sinh hoạt… Công trình thuỷ lợi Lào Cai đa phần có quy mô nhỏ, được giao cho UBND xã tự quản, không thành lập công ty khai thác công trình. Các tổ chức trực tiếp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình hiện có 156 ban thuỷ lợi xã, 1 hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ thủy lợi, 1.176 tổ hợp tác quản lý công trình thủy lợi và các thôn, bản tự quản, 01 trạm quản lý thuỷ nông quản lý công trình liên xã.

- Hệ thống điện: Đến nay Lào Cai có 144/144 xã có điện lưới Quốc gia với 490 km chiều dài đường dây hạ thế có tổng công suất tới 12.000 KVA. Việc quản lý lưới điện hạ thế tại các xã do các hợp tác xã dịch vụ điện nông thôn, dịch vụ tổng hợp thực hiện. Lưới điện nông thôn tại các khu vực này hầu hết đã khai thác nhiều năm, xây dựng chắp vá nhưng không được cải tạo, sửa chữa, duy tu nên đã cũ nát, xuống cấp nghiêm trọng gây mức tổn thất điện năng cao.

- Hệ thống chợ: Toàn tỉnh có 73 chợ (nông thôn có 53 chợ, thành thị có 20 chợ), trong đó 45 chợ kiên cố, 14 chợ bán kiên cố, 14 chợ tạm. Những năm qua, hệ thống chợ đã đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân, đặc biệt chợ vùng cao còn có ý nghĩa giao lưu văn hoá gắn với du lịch. Toàn tỉnh có 8.700 cửa hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế: doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh hàng hóa khá đa dạng, phong phú với mạng lưới rộng; đáp ứng được nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu của nhân dân. Hệ thống cửa hàng thương nghiệp tại các huyện cũng từng bước phục vụ tốt hơn nhu cầu mua bán của người dân; Hệ thống chợ, cửa hàng xăng dầu, vật tư được phát triển tới trung tâm cụm xã và các khu vực góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất. Hệ thống các siêu thị hình thành và là kênh phân phối quan trọng trên địa bàn thành phố Lào Cai và ở trung tâm các huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)