Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 46 - 52)

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam. Diện tích tự nhiên là 636.403ha. Tỉnh có 01 thành phố; 08 huyện; 164 xã, phường, thị trấn [30].

Phạm vi ranh giới hành chính của tỉnh Lào Cai: Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang. Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. [30].

2.1.1.2.Địa hình

Nằm trong vùng có độ cao cao nhất khu vực Đông Dương, địa hình chia cắt rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh; có hai dãy núi chính theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là dãy Hoàng Liên Sơn ở phía tây và dãy Con Voi ở phía đông. Với việc kiến tạo địa hình như vậy đã tạo ra các vùng đất thấp, trung bình ở giữa, kiểu dạng địa hình phía Tây thoải dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và phần phía Đông thoải dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, ngoài ra còn tạo nên các vùng núi thấp phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Với đặc trưng địa hình chia cắt, sự phân bố theo đai cao khá rõ ràng, Lào Cai có ba kiểu vùng địa hình chính:

- Vùng núi cao (độ cao trên 1.500m) chiếm 15% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh và tập trung ở các huyện Văn Bàn, Sa Pa, Bát Xát thuộc dãy Hoàng Liên Sơn và một phần huyện Bảo Thắng, TP. Lào Cai, điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng có độ cao 3.143 m so với mặt nước biển. Vùng này có độ dốc trung bình khá lớn từ 20

- 250, đặc biệt diện tích độ dốc trên 350 chiếm trên 31% diện tích của vùng. Như vậy, khi so sánh với phạm vi toàn quốc, Lào Cai là một tỉnh có địa hình chia cắt hiểm trở, cao, dốc bậc nhất nước ta [30].

- Vùng núi trung bình (độ cao từ 700 - 1.500m) chiếm 34% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng này phân bố ở các huyện Văn Bàn, Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương và khu vực cao nguyên Bắc Hà, Si Ma Cai,... Đây là vùng có địa hình tương đối phức tạp, độ dốc trung bình từ 15 - 25o, do vậy nhu cầu phòng hộ cũng khá cao.

- Vùng đồi và núi thấp (độ cao dưới 700m) chiếm 51% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đây là dải đất dọc ven sông Hồng, sông Chảy và thung lũng thuộc các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên...và thành phố Lào Cai; điểm thấp nhất: 80 m (thuộc huyện Bảo Thắng), đây là khu vực có địa hình ít hiểm trở hơn, nhiều vùng đất đồi thoải.

2.1.1.3. Khí hậu

Do có vị trí địa lý và địa hình chia cắt nên khí hậu chia thành hai mùa tương đối rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, trong mùa này thời tiết nóng ẩm, khô nóng và nửa đầu mùa và bảo toàn tính chất nóng ẩm nửa cuối mùa; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh và khô, ít mưa. Sự kết hợp giữa hoàn lưu với địa hình là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phân hoá mạnh của khí hậu Lào Cai.

Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất từ năm 2012 đến nay là 19,50C, cao nhất 33.9 0C. Biên độ không khí ngày và đêm trung bình giao động từ 6,2-7,90C.

Trong điều kiện hoàn lưu gió mùa nên Lào Cai mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung vào tháng 7, 8. Lượng mưa hàng năm từ 1.800 mm đến trên 2.000 mm và phân bố không đều, tập trung vào tháng mùa mưa nên thường gây nên lũ quét, xói mòn và sạt lở đất.

Độ ẩm không khí trung bình năm từ 86% - 87% tuỳ từng nơi và từng mùa. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm nhỏ hơn lượng mưa. Vào các tháng mùa khô lượng bốc hơi lớn hơn so với lượng mưa. Nhìn chung các tháng có lượng bốc hơi

cao hơn lượng mưa thường gây ra hạn hán, thiếu nước đối với cây trồng, đồng thời lại tạo điều kiện cho quá trình tích luỹ sắt, nhôm tương đối ở trong đất.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn thường xảy ra các loại giông, lốc, mưa đá, sương muối và băng tuyết tác động bất lợi cho sản xuất nông nghiệp [30].

2.1.1.4. Tài nguyên nước

Lào Cai có nhiều sông, suối với mật độ khá dày và phân bố tương đối đều, trong đó có hai con sông lớn và ảnh hưởng nhiều nhất đến chế độ thủy văn của tỉnh là sông Hồng và sông Chảy.

- Sông Hồng: Chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam có chiều dài qua tỉnh 130 km. Đặc điểm sông có lòng rộng, sâu, độ dốc lớn, dòng chảy thẳng nên nước thường chảy xiết, mạnh. Lưu lượng nước sông không điều hoà, mùa mưa lưu lượng lớn (khoảng 8,430 m3/s), mực nước cao (độ cao tuyệt đối 86,86m) thường gây ngập lụt ven bờ, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân dọc hai bên sông. Mùa khô, lưu lượng nhỏ (70 m3/s), gây trở ngại cho hoạt động giao thông thuỷ nhất là đoạn phía Bắc thành phố Lào Cai. Nước sông Hồng có lượng phù sa lớn nên những diện tích đất được phù sa bồi đắp có độ phì nhiêu tự nhiên cao, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp [30].

- Sông Chảy: Bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chạy dọc theo khu vực phía Đông của tỉnh, có chiều dài 124 km qua tỉnh; lòng sông sâu, hẹp, dốc lớn, nhiều thác ghềnh, ít có tác dụng trong giao thông vận tải; lưu lượng nước thất thường (mùa lũ 1.670 m3

/s; mùa kiệt 17,6 m3/s), khả năng bồi đắp phù sa thấp, chỉ tạo thành ở một số thung lũng kiểu hẻm vực; thích hợp cho việc trồng lúa, đậu đỗ, rau màu…

Ngoài 2 sông lớn trên, các sông ngòi khác tuy nhỏ hơn nhưng cũng ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của Tỉnh.

2.1.1.5. Tài nguyên đất

Phân loại đất đai tỉnh Lào Cai được xây dựng dựa trên cơ sở phúc tra, chỉnh lý bản đồ đất tỉ lệ 1/100.000 do Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp tiến hành thực hiện năm 2010.

Nhóm đất ph sa: Diện tích 6.896 ha chiếm 1,08% diện tích tự nhiên, phân bố ở tất cả các huyện của tỉnh Lào Cai, Nhóm đất phù sa gồm 3 loại:

Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe); đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (Pe); đất phù sa ngòi suối (Py).

Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 359.481ha chiếm 56,49% diện tích tự nhiên; phân bố ở hầu hết tất cả các huyện trong tỉnh. Nhóm này gồm 7 loại là:

Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv): Phân bố ở huyện Bảo Yên. Hướng sử dụng là

trồng các loại cây hoa màu và cây lâu năm ở vùng đất có độ dốc dưới 250. Ở vùng đất có độ dốc trên 250 khoanh nuôi bảo vệ rừng.

Đất nâu vàng trên đá vôi (Fn): Phân bố ở huyện Bảo Yên. Hiện tại đang

được sử dụng chế độ canh tác nương rẫy với các loại cây trồng ngô, sắn, lúa nương. Đất này ở địa hình có độ dốc trên 250 nên khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng rừng.

Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Phân bố ở hầu hết các huyện,

thành phố của tỉnh. Đây là loại đất có độ phì nhiêu khá. Được sử dụng trồng các loại cây hoa màu (ngô, sắn), cây ăn quả (mận, nhãn, vải) và cây công nghiệp dài ngày (chè) ở những vùng đất có độ dốc dưới 150. Ở vùng đất có độ dốc 15-250 nên sử dụng phương thức canh tác nông lâm kết hợp. Nơi đất dốc trên 250 nên khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng rừng.

Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa): Phân bố ở các huyện Bắc Hà, Bảo

Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn và thành phố Lào Cai.

Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Phân bố ở các huyện Bảo Thắng, Bảo

Yên và Văn Bàn. Đất này có các chất tổng số trung bình, các chất dễ tiêu nghèo. Hiện tại loại đất này một phần sử dụng làm nương rẫy, còn chủ yếu là thảm rừng hoặc đất trống.

Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Phân bố ở các huyện Bảo Thắng, Bảo

Yên, Bát Xát và thành phố Lào Cai. Là loại đất có độ phì trung bình, phân bố ở địa hình ít dốc nên sử dụng trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, mía, xả, ngô… hoặc cây ăn quả (nhãn, vải); cây công nghiệp dài ngày (chè).

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Phân bố ở tất cả các huyện và thành phố của tỉnh Lào Cai. Ở những vùng đất chủ động được nước tưới nên trồng 2 vụ lúa/năm. Những vùng điều kiện tưới khó khăn luân canh lúa - màu.

Nhóm đất m n vàng đỏ trên n i từ 00 - 1.800 m): Phân bố ở các huyện: Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Mường Khương, Sa Pa,Văn Bàn và TP Lào Cai gồm:

Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Hs): Đây là loại đất có độ phì

khá thích hợp với trồng cây lâu năm và hoa màu. Với độ dốc < 150 nên trồng các loại cây hoa màu (ngô, sắn), cây thực phẩm (rau các loại) như ở Sa Pa; cây ăn quả ôn đới và cây công nghiệp dài ngày (chè), độ dốc 15 - 250 sử dụng phương thức nông lâm kết hợp, dốc trên 250 khoanh nuôi bảo vệ rừng.

Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha): Loại đất này có độ phì trung

bình, hiện tại đang được sử dụng trồng cây hoa màu (ngô, sắn). Một số nơi đã được nhân dân làm thành ruộng bậc thang trồng 1 vụ lúa mùa mưa.

Nhóm đất m n vàng đỏ trên n i cao: Diện tích 44.483 ha chiếm 6,99% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn và TP Lào Cai gồm:

Đất mùn vàng nhạt Potzon hóa (Ao): Loại này có độ phì tốt, song do hạn

chế về độ dốc lớn cộng với nền nhiệt độ thấp trong năm nên đã ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của một số loại cây trồng ưa nhiệt độ cao song lại thích hợp cho một số loại cây ôn đới.

Đất mùn thô than bùn núi cao (At): Diện tích 558 ha chiếm 0,09% diện tích

tự nhiên.

Nhóm đất thung l ng do sản ph m dốc tụ: Phân bố ở tất cả các huyện và thành phố. Đây là loại đất có độ phì khá, hiện đang được sử dụng trồng lúa. Trồng 2 vụ lúa/năm ở những nơi chủ động được nước tưới hoặc luân canh lúa - màu ở nơi có điều kiện tưới gặp khó khăn [30]. Tình hình đất đai của Lào Cai được thể hiện quả bảng 2.1.

Bảng 2.1: Tổng hợp các nhóm, loại đất tỉnh Lào Cai

TT Tên đất Việt Nam Ký hiệu Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

I NHÓM ĐẤT PHÙ SA 6.896 1,08

1 Đất phù sa được bồi trung tính ít chua Pbe 1.653 0,26 2 Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua Pe 1.011 0,16

3 Đất phù sa ngòi suối Py 4.232 0,66

II NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG 359.481 56,49

4 Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv 1.186 0,19

5 Đất nâu vàng trên đá vôi Fn 2.579 0,41

6 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 251.603 39,54 7 Đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa 88.039 13,83

8 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 2.993 0,47

9 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 4.832 0,76

10 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 8.249 1,30

III

NHÓM ĐẤT MÙN VÀNG ĐỎ TRÊN NÚI CAO

(900-1.800m) 182.195 28,63

11 Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất Hs 60.812 9,56 12 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axít Ha 121.383 19,07

IV NHÓM ĐẤT MÙN TRÊN NÚI CAO (> 1.800m) 44.483 6,99

13 Đất mùn vàng nhạt Potzon hoá Ao 43.925 6,90

14 Đất mùn thô than bùn núi cao At 558 0,09

V NHÓM ĐẤT THUNG LŨNG 5.148 0,81 15 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 5.148 0,81 TỔNG DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT 598.203 94 Sông suối, ao hồ 14.981 2,35 Núi đá 23.219 3,65 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 636.403 100

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2010 - 2016) 2.1.1.6. Tài nguyên sinh vật

Tài nguyên rừng

Tỉnh Lào Cai sở hữu nguồn gen thực vật rừng phong phú; hội tụ đầy đủ các loài thực vật đặc trưng cho vùng núi phía bắc và vùng tiểu khí hậu lục địa núi cao.

Qua khảo sát, tại Vườn quốc gia Hoàng Liên có 2.847 loài thực vật bậc cao, thuộc 1.064 chi của 229 họ trong 6 ngành thực vật, trong đó có 149 loài cây quý hiếm; một số loài thực vật đặc hữu như Vân Sam, Thiết Sam, Liễu Sam, Dẻ tùng, thông đỏ và các loài đỗ quyên…Bên cạnh đó, theo các tài liệu điều tra trên các hệ sinh thái rừng của Lào Cai có khoảng 555 loài động vật có xương sống trên cạn, trong đó có 96 loài thú, 346 loài chim, 63 loài bò sát, 50 loài lưỡng thê. Về côn trùng, với 89 loài bọ cánh cứng ăn lá thuộc 40 giống và 9 phân họ.

Lào Cai có nhiều chủng loại lâm sản ngoài gỗ phân bố tự nhiên cũng như gây trồng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ đời sống như: thảo quả, tre, nứa, vầu, song, mây, nấm hương, mộc nhĩ… và các loài cây dược liệu như: Hoàng đằng, Hoàng liên, Ba kích, Địa liền, Hà thủ ô, Quế, Sa nhân, Quy thục, Atisô, Ngũ gia bì, Đỗ trọng…

Tập đoàn cây trồng nông nghiệp

Theo kết quả điều tra, trên địa bàn tỉnh Lào Cai tập đoàn cây trồng khá phong phú có nguồn gốc từ Nhiệt đới đến Á nhiệt đới và Ôn đới gồm: Lúa, ngô, đậu tương; đào, lê, mận, chuối, na, cam, quýt, bưởi; chè; hoa; dược liệu; rau đậu các loại…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)