Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 78 - 103)

- Nguyên nhân khách quan:

Lào Cai là tỉnh vùng Tây Bắc, nằm trong vùng chịu ảnh hướng sự biến đổi khắc nghiệt của thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu đến nhanh và mạnh hơn so với dự báo, thiên tai ngày càng khắc nghiệt, mức độ ảnh hưởng lớn tác động mạnh đến quá trình thực hiện CDCCKTNN.

+ Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đem lại nhiều thách thức đối với nông nghiệp; sức ép của thị trường đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt của hàng hóa nông sản của tỉnh.

+ Sự phát triển vượt bậc về công nghệ trong SXNN của những nước tiên tiến, những tỉnh phát triển đã có kinh nghiệm, có điều kiện tạo nguồn lực phát triển nông nghiệp hơn.

+ Vướng mắc trong cơ chế chính sách, nhất là chính sách về đất đai; việc triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách ban hành còn chậm.

+ Thu nhập và đời sống của người dân nhất là vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, chậm được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo cao.

+ Hoạt động nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật của các tổ chức nhà nước thuộc tỉnh hiệu quả chưa cao, trong khi tham gia của doanh nghiệp và sự liên kết SXNN giữa các tổ chức khoa học, nhà nước doanh nghiệp còn hạn chế.

+ Nguồn lực của nhà nước dành cho thực hiện CDCCKTNN còn hạn hẹp, việc thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác vào lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là một quá trình, có quy mô và phạm vi lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực và nhiều sở, ngành, địa phương. Trong khi đó, sự phối hợp triển khai giữa các ngành, địa phương với Sở Nông nghiệp và PTNT cũng có tình trạng thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả.

- Nguyên nhân chủ quan:

Nhận thức vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn thiếu đầy đủ, ảnh hưởng đến việc ban hành và triển khai thực hiện chính sách:

+ Nhận thức của một số lãnh đạo đơn vị trong ngành, địa phương về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH thiếu đầy đủ, chưa sâu sắc dẫn tới sự tham mưu, chỉ đạo triển khai không kịp thời, chậm đáp ứng yêu cầu đổi mới, nhận thức về vai trò nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa thống nhất, chưa bám sát thực tiến dẫn tới việc thiết lập hệ thống các quan điểm lý luận về phát triển kinh tế nông nghiệp thiếu đầy đủ, chưa hình thành một cách bài bản.

+ Sự chuyển biến về nhận thức của nhà quản lý trong tổ chức SXNN chưa theo kịp thực tiễn, còn lúng túng trong chỉ đạo CDCCKTNN; cách tiếp cận trong nhiều lĩnh vực vẫn tư duy cũ, chậm thay đổi. Nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, không triển khai mạnh mẽ trong thực tiễn sản xuất.

+ Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ QLNN còn nhiều bất cập sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc các đoàn thể quần chúng trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở nhiều huyện, thành phố còn hạn chế; khi vụ việc tiêu cực xảy ra, trách nhiệm cấp ủy và chính quyền cấp quản lý liên quan đến SXNN ở địa phương chậm trong làm rõ sự việc, xử lý không kịp thời và thiếu triệt để.

+ Một số chính sách ban hành thiếu đồng bộ, chưa tạo tính đột phá cho nông nghiệp phát triển, ít phù hợp thực tiễn triển khai, thiếu tính khả thi nhưng chưa được điều chỉnh, bổ sung kịp thời theo yêu cầu chuyển đổi cơ cấu SXNN.

+ Chủ trương, chính sách ban hành nhiều nhưng khó triển khai thực hiện, khó tạo ra hiệu quả cao, do thiếu nguồn lực tài chính và năng lực nhân lực yếu, triển khai hạn chế hoặc thiếu quyết tâm trong chỉ đạo thực hiện, việc theo dõi, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện còn mang tính hình thức.

+ Việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ QLNN theo ngành trong SXNN (cấp Trung ương - tỉnh - huyện - xã) đôi khi chưa được quan tâm chỉ đạo mạnh mẽ (ở cấp địa phương và đặc biệt là cấp xã) hoặc chưa có sự thống nhất cao và xuyên suốt, việc chồng chéo nhiệm vụ với các ngành, các cấp khác dẫn tới sự phối hợp giải quyết công việc kém hiệu quả,…

Đầu tư cho nông nghiệp thấp trong khi nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, đang khai thác vượt ngưỡng cho phép.

+ Đầu tư cho nông nghiệp thời gian qua thấp hơn nhiều so với vị trí, tiềm năng và nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp.

+ Việc phân bổ vốn đầu tư công trong nội bộ ngành nông nghiệp thiếu cân đối, tập trung chủ yếu cho hạ tầng cơ bản có tính chất phi sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, đầu tư cho sản xuất thấp.

+ Vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác vào nông nghiệp, nông thôn cũng rất hạn chế.

+ Chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ SXNN và phát triển nông thôn thấp. Cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ SXNN hàng hóa và thực hiện CDCCKTNN, nhất là hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng ở các vùng sản xuất nguyên liệu.

+ Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đang có xu hướng giảm, hệ số ICOR của ngành nông nghiệp (chi phí vốn bỏ ra để tạo ra một đồng giá trị sinh lợi) tuy thấp hơn của cả nước nhưng đang trong chiều hướng tăng cao. Tài nguyên thiên nhiên như đất đai, mặt nước ở những nơi thuận lợi, suất đầu tư thấp đã được chọn và tập trung khai thác theo hướng triệt để trong thời gian qua.

Khoa học công nghệ phát triển chậm, chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp còn hạn chế trước yêu cầu đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hóa.

Công tác nghiên cứu, chuyển giao KHCN còn chậm, chưa tạo bước đột phá để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị tăng thêm cho sản phẩm, một số lĩnh vực đã áp dụng công nghệ mới nhưng ở phạm vi hẹp, chậm hoặc ít được chuyển giao vào sản xuất đại trà, hoặc KHCN chưa có tác động được nhiều đối với chè, rau, cây ăn quả, chăn nuôi,… Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm tỷ lệ còn rất thấp, việc mở rộng phát triển sản xuất còn nhiều khó khăn, chưa có chính sách “mạnh” để khuyến khích phát triển.

Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực trình độ cao phục vụ cho quản lý và sản xuất, kinh doanh nông nghiệp đang trong tình trạng thiếu hụt lớn, do vậy những năm gần đây, xu hướng người học các chuyên ngành chuyên sâu đặc thù thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản có chiều hướng không tăng, tỷ lệ lao động nông thôn được đào tao nghề ở mức thấp, trong khi lợi thế về lao động giá trị không còn là ưu thế cạnh tranh hiện nay.

Mạng lưới khuyến nông, khuyến công cơ sở còn yếu, thiếu cán bộ kỹ thuật nòng cốt để trực tiếp chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất cho người dân.

bộ, công chức trong cơ quan QLNN về nông nghiệp còn hạn chế, chưa giúp cơ quan QLNN về nông nghiệp thực hiện nhiệm vụ tạo ra nhiều kết quả trên thực tế, cũng như chưa tổ chức có hiệu quả việc triển khai liên kết sản xuất theo chuỗi, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp.

Với doanh nghiệp và người dân: Lối tư duy về cách thức SXNN cũ còn nặng nề trong số đông người nông dân; việc doanh nghiệp chưa coi trọng vấn đề “Liên kết sản xuất - bình đẳng lợi nhuận” là những hạn chế cơ bản của SXNN theo chuỗi sản phẩm nông sản hàng hóa trong thị trường hội nhập.

Cải cách hành chính chậm, quản lý nhà nước còn nhiều bất cập.

Quá trình triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính diễn ra còn chậm so với yêu cầu đẩy mạnh đổi mới để phát triển, người dân, doanh nghiệp đang rất cần những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp để giảm chi phí SXNN và nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế.

Bộ máy QLNN vẫn chưa tinh gọn, hiệu lực hiệu quả quản lý chưa cao, sự phân công, phối hợp giữa cán bộ, ngành trong các hoạt động liên ngành còn hạn chế (trong công tác quản lý vệ sinh ATTP, quản lý tài nguyên môi trường...), sự phối hợp QLNN giữa các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương còn nhiều bất cập, chưa thật hiệu quả trong việc thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ QLNN (Quản lý chất lượng vệ sinh ATTP và VTNN, phát triển thị trường tiêu thụ nông dân, bảo vệ rừng, phòng chống dịch bệnh, ứng phó biến đổi khí hậu,…); một bộ phận cán bộ, công chức trong cơ quan QLNN về nông nghiệp còn hạn chế về năng lực và kinh nghiệm tham mưu triển khai công tác QLNN ngành nông nghiệp và PTNT.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 của luận văn nêu các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội văn hóa của tỉnh Lào Cai ảnh hưởng đến công tác quản lý chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Tỉnh: Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Lào Cai; Phân tích thực trạng về dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh Lào Cai; Thực trạng quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Qua đó luận văn cũng làm rõ được những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Lào Cai ở chương 3.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2025

3.1. Bối cảnh mới có tác động đến quản lý nhà nƣớc về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai

3.1.1. Bối cảnh quốc tế

Trong giai đoạn tới, quản lý nhà nước về nông nghiệp sẽ diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển theo xu hướng: Cách mạng hóa ngày càng mạnh mẽ LLSX và toàn cầu hóa kinh tế.

Điều này thể hiện, nền kinh tế thế giới đang ngày càng biến đổi sâu sắc và toàn diện cả về trình độ công nghệ, ngành sản xuất và cơ cấu sản phẩm. Tri thức KH&CN, kỹ năng của con người trở thành những yếu tố quyết định nhất của sản xuất và là LLSX quan trọng hàng đầu. Cách mạng KH&CN hiện đại đang diễn ra, đã và đang thúc đẩy ra đời, phát triển nhiều ngành sản xuất mới với những công nghệ mới có tính năng vượt trội về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất so với những công cụ, nguyên liệu, năng lượng và phương pháp truyền thống mà từ trước đã tạo ra. Trong cuộc cách mạng này, bên cạnh những phát minh mới trong khoa học cơ bản, con người đã đi rất xa trong việc sáng tạo ra các công cụ sản xuất mới như máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động, robot..; những năng lượng mới như nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời, thủy triều, gió…; những vật liệu mới như pô-ly-me, vật liệu tổ hợp composite, gốm cao cấp như siêu bền, siêu cứng, siêu dẫn… KH&CN đã và đang có có những đột phá phi thường về công nghệ di truyền tế bào, vi sinh, enzim, lai tạo giống mới, không sâu bệnh, công nghệ chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch… mở ra cuộc cách mạng mới chưa từng có về công nghệ sinh học và triển vọng vô cùng lớn cho phát triển nông nghiệp.

Để đón bắt xu hướng này, nhiều nước đã ưu tiên phát triển kinh tế tri thức, đặc biệt coi trọng yếu tố con người. Đây là thời cơ để nông nghiệp nước ta có thể tiếp cận tiến bộ KH&CN để phát triển, sớm rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước tiên tiến.

Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra, còn được nhiều chuyên gia gọi là “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” hay “Cuộc cách mạng 4.0”, đặc trưng của cuộc cách mạng này bởi sự hợp nhất, không có ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet và các hệ thống kết nối Internet. Cuộc cách mạng này đang làm thay đổi cách thức sản xuất, chế tạo. Trong các “nhà máy thông minh”, các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định sẽ thay thế dần các dây truyền sản xuất trước đây. Nhờ khả năng kết nối của hàng tỷ người trên thế giới thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận được với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy, công nghệ nano, công nghệ sinh học…

Cuộc cách mạng này ảnh hưởng và tác động đến tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, trong đó đối với Ngành nông nghiệp: Công nghệ mới ứng dụng đến tương lai quy trình chăn nuôi, trồng trọt với mức tự động hóa và quy chuẩn cao. Các công nghệ mới trong ngành nông nghiệp được chia làm 4 nhóm chính: cảm biến, thực phẩm, tự động và kỹ thuật. Trong đó, công nghệ cảm biến cho phép nhà quản lý và nhà nông chuẩn đoán và theo dõi mùa màng theo thời gian thực, hỗ trợ chăn nuôi và máy móc nông nghiệp. Công nghệ thực phẩm sẽ đem lại những thành tựu về gene cũng như khả năng tạo ra thịt từ những phòng thí nghiệm. Công nghệ tự động trong nông nghiệp sẽ được thực hiện bởi các người máy kích thước lớn hoặc người máy siêu nhỏ để giám sát quá trình gieo trồng. Còn công nghệ kỹ thuật giúp nông nghiệp mở rộng quy mô sang những phương tiện mới, địa điểm mới và lĩnh vực mới của nền kinh tế.

Toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng song hành với cuộc cách mạng KH&CN hiện đại. Trong xu hướng này, các mối quan hệ kinh tế ngày càng gia tăng mạnh mẽ vượt ra khỏi biên giới quốc gia, vươn tới quy mô toàn cầu, tạo nên sự gắn kết thành một nền kinh tế thế giới thống nhất. Đi liền với nó là xu hướng khu vực hóa kinh tế. Nhiều mối liên kết và tổ chức kinh tế khu vực mới đã và sẽ được hình thành. Xu hướng này đã và đang đẩy nhanh sự phát triển các thị trường khu vực và thế giới với một hệ thống tài chính, tín dụng, phân công lao động quốc tế theo chiều sâu, mở rộng giao lưu kinh tế và KH&CN giữa các nước, giải quyết các vấn đề KT-XH của mỗi nước thành viên. Nó đang và sẽ tạo cơ hội thúc đẩy khai thác triệt để KH&CN cho sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất của mỗi nước.

3.1.2. Bối cảnh trong nước và trong tỉnh Lào Cai

Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức nhằm xây dựng nền KTTT định hướng XHCN và hiện đang tiến hành tái cơ cấu nhằm hướng mạnh sang phát triển chiều sâu, coi trọng năng suất, chất lượng, hiệu quả và hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới; đã đạt được những kết quả rất đáng trân trọng. SXNN đã có những phát triển vượt bậc, từ chỗ chỉ đủ lương thực phục vụ đời sống hàng ngày, đến nay không chỉ đảm bảo an ninh lương thực, dự trữ mà còn trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu... hàng đầu thế giới.

Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, 10 năm qua kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, nước ta liên tục tham gia đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác đa phương, khu vực và song phương. Đến nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết và đang triển khai thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 78 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)