Xét toàn bộ nền kinh tế quốc dân, quá trình phát triển của ngành nông nghiệp đã dẫn đến chuyển dịch cơ cầu sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy sự ra đời và phát triển các ngành khác, đồng thời đây cũng là quá trình hội nhập của ngành nông
nghiệp vào toàn bộ nền kinh tế thông qua các quan hệ thị trường. Nội dung cơ bản của chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là quá trình chuyển đổi nền nông nghiệp từ tự túc, tự cấp sang nền SXHH, tức sang sản xuất chuyên canh gắn với nhu cầu của thị trường. Quá trình này được chia thành ba giai đoạn sau:
+ Giai đoạn một: Đó là nông nghiệp sinh tồn, quy mô nhỏ của nông dân chiếm ưu thế. Cơ cấu nông nghiệp có tính thuần nông với mục tiêu sản xuất tự cung, tự cấp mà chủ yếu là sản xuất lương thực.
+ Giai đoạn hai: Đặc trưng của giai đoạn này là quá trình đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, nghĩa là ngoài sản xuất lương thực còn phát triển các cây trồng khác và chăn nuôi. Một yếu tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là việc áp dụng công nghệ mới của nông dân đã xuất hiện.
+ Giai đoạn ba: Đặc trưng chủ yếu của nền nông nghiệp trong giai đoạn này là nền nông nghiệp thương mại, chuyên môn hoá với quy mô sản xuất lớn, với các trang trại chuyên môn hoá cao. Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch của cơ cấu sản xuất nông nghiệp, mà điểm bắt đầu là từ sự chuyển dịch của cơ cấu sản xuất nông nghiệp với ba giai đoạn như trên.
Ba giai đoạn trên gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp và quá trình CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân.