Chính sách kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về CHUYỂN DỊCH cơ cấu NGÀNH NÔNG NGHIỆP tại HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 105 - 113)

3.2.7.1. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn

Chính sách kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được Đại hội VI của Đảng nêu lên và các văn kiện Đại hội VII, VIII, IX, X, XI và các Nghị quyết của TW, của Bộ Chính trị các khóa đều khẳng định: Cần tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo… Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.

Nhờ chính sách đúng đắn đó, đã khơi dậy mọi tiềm lực của nền kinh tế, đưa vào sử dụng có hiệu quả, thúc đẩy LLSX phát triển, góp phần đưa nước ta phát triển vượt bậc và hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới. Vì vậy, trong thời gian tới cần thể chế hóa hơn nữa chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về khuyến khích phát triển đối với từng thành phần kinh tế, để các thành phần kinh tế tích cực tham gia, đặc biệt là kinh tế tư nhân an tâm đầu tư lâu dài vào phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

3.2.7.2. Chính sách đất đai

Đất đai là yếu tố cơ bản của những người sống bằng nghề nông, nó là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, chính sách đất đai được xem là khâu “đột phá” tạo tiền đề cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

và công nghiệp hóa. Trong những năm qua, nhờ chính sách đất đai đúng đắn, đã có tác dụng to lớn thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển và đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần ổn định và cải thiện đời sống của nông dân. Do yêu cầu mới của sự phát triển, cần phải giải quyết đúng đắn quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất, theo luật đất đai năm 2013 xác định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và giao quyền sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Bên cạnh đó, KTHH bắt đầu phát triển mạnh mẽ dẫn đến tích tụ, tập trung đất đai để mở rộng sản xuất, điều đó phù hợp với quy luật phát triển của nền nông nghiệp hàng hoá, nhưng cũng làm cho một bộ phận nông dân không có đất sản xuất. Căn cứ vào thực trạng đất đai ở huyện Trà Bồng và để đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp thương phẩm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới cần giải quyết một số vấn đề cơ bản sau đây:

Một là: Thực hiện nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất

cho hộ nông dân và các chủ trang trại để họ yên tâm đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng của đất đai, kể cả thế chấp vay vốn ngân hàng.

Hai là: Giải quyết ruộng đất cho những người sống ở nông thôn làm nông

nghiệp có đất để sản xuất, bảo đảm cuộc sống. Cần giải quyết hài hòa giữa việc Nhà nước có chính sách bảo đảm đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp với việc thực hiện ai giỏi nghề gì làm nghề đó. Trong bước khởi đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, cơ cấu kinh tế nông thôn biến đổi còn chậm, cần có giải pháp vừa khuyến khích những hộ giỏi ngành nghề phi nông nghiệp, thực hiện phương châm: “Ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành”, vừa có giải pháp để hạn chế việc phải sang nhượng ruộng đất vì những khó khăn hoặc rủi ro của những người chưa có nghề gì khác ngoài nông nghiệp, để những hộ này không trở thành hộ mất đất phải đi làm thuê. Chống các tệ nạn xã hội: Rượu chè, cờ bạc, nghiện hút và những tiêu cực khác khi cuộc sống gặp phải khó khăn, bức xúc... Phát động trong nông dân phong trào “Lá lành đùm lá rách”, tương trợ lẫn nhau. Một trong những giải pháp cơ bản lâu dài là ra sức phát triển công nghiệp và dịch

vụ ở nông thôn để thu hút lực lượng lao động nông dân nghèo không có đất vào các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp.

Ba là: Thực hiện chính sách “hạn điền” mềm dẻo, phù hợp với điều kiện cụ

thể của từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Bốn là: cần quy hoạch cụ thể cho từng vùng làm cơ sở kêu gọi vốn đầu tư và

bố trí sản xuất phù hợp. Căn cứ vào lợi thế sinh thái của bốn vùng hiện có, mà quy hoạch cụ thể các tiểu vùng cho phù hợp với đặc điểm từng cây trồng như: lúa, màu, cây ăn trái lâu năm, cây công nghiệp hàng năm… vùng NTTS, chăn nuôi gia súc, gia cầm… từ đó định hình việc đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; có chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến phù hợp với từng loại nguyên liệu tập trung của từng vùng. Tạo sự gắn bó chặc chẽ và lâu dài giữa người sản xuất nguyên liệu chuyên canh và các doanh nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp - thuỷ sản, thực hiện mua bán trên cơ sở các hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân, từ đó mà ổn định nguồn nguyên liệu lâu dài cho doanh nghiệp và cũng ổn định thị trường đầu ra cho nông dân, chính sự tác động qua lại tạo nên sự gắn bó lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

3.2.7.3. Chính sách về khoa học và công nghệ

Ngày nay, khoa học đã trở thành LLSX trực tiếp, đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Sự gia tăng giá trị của sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua một phần không nhỏ là do nông dân tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất. Một số hàng nông sản trong những năm gần đây tăng nhanh về số lượng và có chất lượng cao, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, chủ yếu là nhờ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ về giống, bảo quản… Trong thời gian tới tỉnh, huyện và xã cần đầu tư đúng mức cho phát triển khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, nhất là áp dụng được các thành tựu của công nghệ sinh học hiện đại, ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và lai tạo giống mới về cây trồng, con vật nuôi.

3.2.7.4. Đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hôi, thì nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định, vì vậy để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần tập trung đào tạo, nâng cao trình độ về mọi mặt cho người lao động vừa là yêu cầu cấp bách đồng thời là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài. Nông thôn huyện Trà Bồng mặc dù có mặt bằng dân trí trung bình, trong những năm gần đây trình độ tay nghề lao động nông nghiệp không ngừng được nâng lên, nhưng vẫn chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển mới. Chất lượng lao động nông thôn vẫn còn rất thấp, quá trình lao động chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm của bản thân và tập quán cổ truyền. Sự phát triển nền nông nghiệp hiện đại, mở rộng ngành nghề phi nông nghiệp, đòi hỏi phải có đội ngũ người lao động mới có trình độ học vấn, tay nghề đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao. Do vậy, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số công việc sau đây:

- Ưu tiên đầu tư tập trung phát triển dạy nghề, để đào tạo đa ngành, đa trình độ, các ngành nghề phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế như: kỹ thuật trồng rừng, kỹ thuật chăn nuôi, nghề xây dựng, nghề mộc, thủ công mỹ nghệ, cơ khí, nông nghiệp,….

- Đào tạo đội ngũ trí thức cho nông nghiệp và nông thôn, cơ cấu đội ngũ cán bộ khoa học ở nông thôn phải phù hợp với yêu cầu quản lý điều hành nền nông nghiệp đang trong quá trình hiện đại hóa. Trước mắt cần bố trí lại kỹ sư nông nghiệp ở Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và cán bộ phụ trách nông nghiệp ở các xã, thị trấn cho phù hợp với trình độ, năng lực và sở trường; tiếp nhận và bố trí việc làm cho sinh viên tốt nghiệp các ngành nông nghiệp và thuỷ sản.

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý, khoa học và công nghệ mới, đặc biệt công nghệ sinh học cho cán bộ HTX, các hộ nông dân, chủ trang trại và người lao động trên địa bàn. Chú trọng đến công nghệ nuôi, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo

quản… để giúp bà con nông dân nắm bắt được quy trình sinh trưởng của những cây trồng, vật nuôi.

- Công nghiệp hóa nông thôn được đẩy mạnh, các ngành nghề ở nông thôn ngày càng phát triển, đặc biệt công nghiệp nông thôn được mở rộng sẽ có nhu cầu lớn về đội ngũ lao động có kỹ thuật, thạo tay nghề ngày càng cao. Do đó, cần có chiến lược đào tạo nghề cho lực lượng lao động “bứt ra” từ nông nghiệp, để tham gia vào các ngành nghề mới ở nông thôn. Vì vậy, trước mắt củng cố và đưa vào hoạt động có hiệu quả Trung tâm GDNN-GDTX huyện ở huyện, chú trọng đào tạo nghề cho lao động ở các xã, đặc biệt là đào tạo nghề cho học sinh phổ thông thôi học, các em có ý muốn lao động tại nông thôn để đáp ứng nhu cầu lao động cho các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, nhất là các khu công nghiệp: Tịnh Phong, Vsip, Dung Quất, Quảng Phú. Ngoài ra để giải quyết lao động dôi thừa tại chỗ, hạn chế dòng người đổ xô vào thành thị cần đặt ra một cách nghiêm túc và có chủ trương chính sách đồng bộ về việc đào tạo và phát triển nghề tại nông thôn. Qua việc đào tạo nghề thực tế và những kiến thức sơ đẳng sẽ làm tăng khả năng lao động, bù đắp những nhược điểm do trình độ học vấn thấp ở nông thôn. Bên cạnh việc tuyển lựa con em nông dân gởi đi đào tạo tập trung để tạo nên lực lượng lao động kỹ thuật ổn định ở nông thôn, cần ban hành các chính sách ưu đãi để khuyến khích đội ngũ trí thức, các nhà khoa học về nông thôn làm việc. Đó cũng là giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, những mâu thuẫn trong tiến trình CNH, HĐH nông thôn, với việc thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ những người lao động có trình độ cao ở nông thôn.

3.2.7.5. Chính sách an sinh xã hội

Nhờ đường lối đổi mới của Đảng và sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân, nên nông nghiệp và kinh tế nông thôn huyện Trà Bồng trong những năm qua có sự phát triển đáng kể. Trong nông thôn một bộ phận nông dân có vốn, có kiến thức, biết làm ăn, thích ứng với cơ chế thị trường vươn lên làm ăn và từng bước giàu có; Trong những năm qua, cùng với quá trình đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, huyện Trà Bồng rất quan tâm đến công tác giảm nghèo, chú trọng mở

các lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm nhờ vậy số hộ nghèo giảm nhanh, đời sống kinh tế trên địa bàn huyện ổn định, đến cuối năm 2015 xuống còn 42,9% (giai đoạn 2010 – 2015, bình quân hàng năm giảm 5,02%, đạt kế hoạch UBND tỉnh Quảng Ngãi giao hàng năm cho các huyện miền núi).

Thông qua các chương trình trình quốc gia xoá đói giảm nghèo như: Chương trình 135 về xây dựng kết cấu hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã nghèo; Chương trình hỗ trợ nhà theo Quyết định 167 của Chính phủ, đến nay toàn huyện xã đã xây dựng được 989 căn nhà cho hộ nghèo. Ngoài ra huyện Trà Bồng còn phát động xây dựng nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo; xây dựng quỹ “mái ấm công đoàn” để xây dựng nhà ở cho đoàn viên công đoàn trong huyện có khó khăn về nhà ở. Huyện đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn cách làm ăn cho hộ dân trên địa bàn huyện; Đào tạo nghề hàng năm cho 550 lao động ở nông thôn theo Đề án 1956 của Chính phủ; Tập huấn nâng cao năng lực 10 cán bộ làm công tác giảm nghèo cơ sở; hỗ trợ về giáo dục con em gia đình nghèo miễn, giảm học phí 100% lượt em đang học tại các trường… Ngoài ra còn nhiều chính sách khác để giúp và hỗ trợ người nghèo vươn lên khá.

Một số vấn đề xã hội còn bất cập, việc làm cho người lao động vẫn còn bức xúc, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Sự phân hoá giàu nghèo và chênh lệch mức sống dân cư lớn, 20% nhóm hộ có thu nhập cao nhất gấp 4,7 lần so với 20% nhóm hộ có thu nhập thấp nhất. Còn nhiều hộ dân chưa được sử dụng nước sạch đạt chuẩn; tốc độ đô thị hoá chậm. Mặc dù, trong những năm gần đây tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể nhưng vẫn còn một bộ phận nông dân không có điều kiện sản xuất vẫn trong tình trạng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt khoảng cách giàu nghèo có xu hướng nới rộng ra. Vì vậy, trong thời gian tới cần có sự nỗ lực của các ngành, các cấp và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng thực hiện tốt chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo bền vững với những chính sách cụ thể sau đây:

- Đối với các hộ vừa thoát nghèo, được tiếp tục hưởng các chính sách đối với hộ nghèo trong 02 năm như: Hỗ trợ giống cây trồng, con vật nuôi,... Riêng việc hỗ

trợ vốn, được tiếp tục vay vốn với lãi suất ưu đãi trong 3 năm để phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững.

- Về hỗ trợ vốn: Đa dạng hóa các hình thức tín dụng. Tăng nguồn vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội. Củng cố các tổ vay vốn cho người nghèo theo tổ dân cư, đoàn thể.

- Về đào tạo nghề giải quyết việc làm: Đẩy mạnh hoạt động của các Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giới thiệu việc làm, tổ chức hội chợ việc làm, tạo cơ hội tìm việc làm miễn phí cho người lao động. Khuyến khích học nghề, ưu tiên và tạo điều kiện cho con em gia đình chính sách, con em gia đình nghèo được học nghề để có việc làm.

- Hướng dẫn bà con nông dân những kiến thức về sản xuất, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, tạo thêm việc làm ở nông thôn; tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật để hướng dẫn phương thức sản xuất và kinh nghiệm làm ăn tại Trung tâm học tập cộng đồng ở xã.

- Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ lệ lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, bằng cách mở rộng các ngành nghề ngoài nông nghiệp, phát triển làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo việc làm mới và việc làm thêm cho người lao động.

- Tuyên truyên vận động thanh niên tham gia xuất khẩu lao động ở các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước có mức thu nhập cao để tạo công ăn việc làm cho bản thân người lao động và tạo thu nhập cho gia đình.

- Hỗ trợ cho người nghèo về y tế: Trợ giúp cho người nghèo trong việc chăm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về CHUYỂN DỊCH cơ cấu NGÀNH NÔNG NGHIỆP tại HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 105 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)