3.1.1.1. Căn cứđịnh hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a. Chiến lược phát triển KT-XH của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới, Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã có những khái quát mới về lý luận: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”[7,tr 20].
Lần đầu tiên trong Văn kiện, Đảng ta khẳng định nội dung, kết cấu của nền kinh tế XHCN Việt Nam là có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật. Đây là một bước phát triển mới trong nhận thức lý luận của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
Do vậy, trong nhiệm vụ và giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020 tại Đại hội XII, Đảng ta chỉ rõ: “là tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống của nông dân. Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, hàng hóa lớn; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phát triển bền vững, an ninh lương thực quốc gia và
vệ sinh an toàn thực phẩm. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực nông nghiệp bình quân từ 2,5% đến 3,0%/năm” [7].
Về định hướng phát triển: Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch; phấn đấu giá trị tăng thêm trong nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn không thấp hơn mức bình quân của cả nước… Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và KTNT, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng trên cơ sở áp dụng các quy trình sản xuất đồng bộ và tiên tiến; quy hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn định; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực; phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, an toàn dịch bệnh và bền vững về môi trường. Xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản…
b. Yêu cầu phát triển kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới KTHH, kinh tế thị trường ở trong nước được hình thành theo định hướng chiến lược phát triển và ngày càng có sự chuyển biến rõ nét. Việc chuyển nền kinh tế tự cung, tự cấp sang KTHH, kinh tế thị trường, đòi hỏi tất cả các hoạt động của các ngành, các lĩnh vực đều phải hướng tới đảm bảo các yêu cầu của thị trường và tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của nó, đó là:
- Thoả mãn tối đa nhu cầu của thị trường cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và cơ cấu sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho người dân.
- Quan hệ cung - cầu và cạnh tranh chi phối giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, chứ không phải các nhà sản xuất cá biệt chi phối.
- Lợi nhuận tối đa là mục tiêu và là động lực của mọi chủ thể kinh doanh. Để đảm bảo các nguyên tắc trên, phải xác lập CCKT hợp lý, có hiệu quả trong nền kinh
tế quốc dân nói chung và CCKT nông thôn nói riêng sao cho phù hợp với thị trường, chỉ có như thế mới tồn tại và đứng vững trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Thị trường tác động với “cấp độ” ngày càng tăng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm biến đổi sâu sắc phương thức hoạt động SXKD theo hướng đa canh, đa ngành, kinh doanh tổng hợp, từng bước phá thế độc canh, thuần nông, sản xuất ra khối lượng hàng hoá nông sản ngày càng lớn, phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Thị trường “đánh thức” các tiềm năng của nền kinh tế nói chung và các nguồn lực kinh tế ở nông thôn nói riêng, cùng với các lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái để đẩy mạnh phát triển nông - lâm - thuỷ sản, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ ở nông thôn. Thị trường cũng thúc đẩy phân công lại lao động xã hội trong nông thôn theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, tạo thêm việc làm để giải quyết tình trạng thiếu việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho cư dân ở nông thôn.
c. Điều kiện kinh tế - xã hội địa phương
Trà Bồng là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, với điều kiện địa hình, địa mạo thuận lợi, Trà Bồng có đầy đủ các yếu tố, tiềm năng điều kiện tự nhiên, hạ tầng cơ sở để phát triển mô hình kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh,…
- Với tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên của huyện Trà Bồng (đất, nước, chế độ thuỷ văn, khí hậu, sinh vật) có đủ điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp đa canh, đa dạng hoá theo hướng thâm canh, tăng năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá nông sản quanh năm, thoả mãn nhu cầu thị trường.
Môi trường đất, nước thích hợp, lại ít chịu tác động cực đoan của điều kiện tự nhiên, nên thuận lợi cho việc đưa công nghệ mới nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn nhân lực của xã khá dồi dào, cộng vào đó là trình độ học vấn tương đối cao, mỗi năm đỗ đại học chính quy từ 90-100 em, các lớp dạy nghề thường xuyên được mở hàng năm tại huyện, như may công nghiệp, nấu ăn, trồng nấm, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật trồng rừng, kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm… đây là cơ hội là điều kiện tốt để huyện Trà Bồng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và hiệu quả.
Trong điều kiện công nghiệp và dịch vụ ở xã chiếm tỷ trọng thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và CCKT nông thôn nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và nâng cao đời sống nhân dân. Thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là mục tiêu trọng tâm xuyên suốt trong nhiệm kỳ 2015-2020 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Trà
Bồng, khóa XXIII: “Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế theo cơ cấu “dịch vụ, tiểu
thủ công nghiệp và nông nghiệp”, khai thác tốt các tiềm năng và thế mạnh tại địa
phương, phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để xây dựng các công trình trọng điểm kinh tế, văn hóa, xã hội; thực hiện tốt các chương trình xã hội hóa, đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội gắn với giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông. “Đẩy mạnh thực hiện dân chủ, tăng cường quản lý xã hội bằng hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng huyện Trà Bồng là huyện miền núi phát triển khá so với các huyện miền núi trong tỉnh.
d. Những thời cơ của tiến trình hội nhập
Điểm nổi bật của những năm đầu thế kỷ 21 là sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nó tác động mạnh vào mọi lĩnh vực đời sống KT-XH của hầu hết các nước trên thế giới. Chính khoa học kỹ thuật hiện đại là động lực chủ yếu trong quá trình phát triển xã hội loài người trong thế kỷ 21. Sự tác động to lớn của những thành tựu khoa học kỹ thuật mà trung tâm là công nghệ thông tin, dẫn đến sự
cải cách, điều chỉnh liên tục nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Quá trình hội nhập tạo ra cơ hội giúp các nước đang phát triển rút ngắn khoảng cách trong tiếp cận nguồn vốn, khoa học và công nghệ, những kinh nghiệm quản lý, nguồn nhân lực trình độ cao, thị trường được mở rộng… thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Toàn cầu hoá tạo ra sức ép mãnh liệt và gay gắt về cạnh tranh đối với mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp, nó làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của mỗi quốc gia, mỗi nhà sản xuất.
Để sản xuất, giao lưu kinh tế trên toàn cầu, phát huy lợi thế cạnh tranh của mình, chiếm giữ chỗ đứng trên thị trường, mỗi nhà kinh doanh không thể chỉ sản xuất cái mình có, mà phải sản xuất cái mà thị trường cần. Trước thực tế nói trên cũng như trước thời cơ và thách thức đối với nông nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng những vấn đề mang tính toàn cầu, như biến đổi khí hậu, khan hiếm năng lượng, gia tăng nhu cầu về lương thực và thực phẩm trên thế giới, chúng ta càng thấy rõ hơn ý nghĩa to lớn và yêu cầu bức thiết của vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong giai đoạn mới. Nông thôn huyện Trà Bồng có thế mạnh là nơi sản xuất những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ như: mộc, điêu khắc gỗ, thủ công mỹ nghệ làm bằng bình ly quế, …; nhóm hàng nông sản như: thuỷ sản, gia súc, gia cầm, nấm rơm,…; phát triển cây quế truyền thống, cây keo. Do vậy, quá trình hội nhập sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho nông thôn huyện Trà Bồng phát triển, đặc biệt xuất khẩu vỏ quế, nguyên liệu từ cây keo và các mặt hàng nông sản khác.
Như vậy hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đã mở ra thị trường rộng lớn cho việc tiêu thụ hàng thủ công, mỹ nghệ và nông sản, đòi hỏi chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải phù hợp với thị trường mở rộng để phát huy lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường.
3.1.1.2. Yêu cầu nhiệm vụ của chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Trà Bồng
Mục tiêu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhằm khai thác tốt các tài nguyên về vốn, đất đai, mặt nước,… nguồn lao động dồi dào, những lợi thế về địa
lý, khí hậu và tài nguyên sinh thái ở nông thôn huyện Trà Bồng, từng bước phát triển một nền nông nghiệp đa canh, đa dạng hoá theo hướng thâm canh, tăng năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá nông sản quanh năm, thoả mãn nhu cầu thị trường, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho cư dân ở nông thôn, tạo nguồn tích luỹ cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Trà Bồng từ năm 2015 và năm 2020 được xác định như sau:
Thực tiễn thời gian năm qua cho thấy, giai đoạn 2015-2020 muốn tạo đột phá trong phát triển kinh tế, cần tập trung phát triển thương mại-dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp.
- Về dịch vụ:
Tập trung tạo điều kiện khuyến khích các hộ kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tăng nguồn vốn đầu tư, mở rộng kinh doanh, tăng mới số hộ kinh doanh dịch vụ hàng năm; đến 2015 trên địa bàn có 290 hộ buôn bán kinh doanh dịch vụ, phấn đấu 2020 có 550 hộ kinh doanh dịch vụ. Sớm hình thành hai tuyến đường song song quốc lộ 24C để tạo nơi ở mới và môi trường phát triển kinh doanh dịch vụ. Khuyến khích hình thành mới các doanh nghiệp, công ty, HTX, nhà hàng, nhà nghỉ tư nhân hoạt động trên địa bàn huyện. Tăng cường phối hợp các ngành chức năng làm tốt công tác quản lý thị trường, hướng dẫn các thành phần kinh tế phát triển đúng hướng, đúng chính sách pháp luật, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
- Tiểu thủ công nghiệp và các thành phần kinh tế :
Tạo điều kiện thu hút đầu tư vào Cụm công nghiệp thị trấn Trà Xuân, quy hoạch phát triển cụm công nghiệp Thạch Bích ở xã Trà Bình để thu hút lao động, tạo việc làm mới cho người lao động. Bên cạnh việc mở rộng, phát triển các ngành nghề đã có ở địa phương như mộc, nề, xay xát, may mặc, cơ khí, nước đá v.v, khuyến khích đầu tư, tạo hành lang pháp lý để xây dựng các tổ hợp sản xuất, các cơ sở chế biến và gia công các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Động viên nhân dân trồng gừng để chế biến mứt, chủ động nguồn nguyên liệu tại chỗ. Ngoài ra, động viên nhân dân đưa con em đi lao động xuất khẩu ở các nước để tăng thu nhập.
- Sản xuất nông nghiệp:
Tiếp tục triển khai và thực hiện tốt Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và Quyết định 800- QĐ/TTg của thủ tướng Chính phủ về xây dựng xã nông thôn mới và Luật HTX năm 2012. Cụ thể:
Sản xuất lúa, hoa màu: Ổn định diện tích 758 ha hàng năm, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, tập trung đầu tư thâm canh đưa năng suất từ 52 tạ lên 56 tạ/ha/năm; khuyến khích các hộ góp vốn, đất, tổ chức sản xuất theo mô hình chuyên canh kết hợp xen canh, luân canh tăng hệ số sử dụng đất lên 02-03 lần.
Khuyến khích, tạo điều kiện cho nông hộ mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình tập trung trang trại, gia trại. Đưa chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông nghiệp, chăn nuôi khép kín theo hướng chăn nuôi sạch. Ổn định đàn trâu, bò hiện có, khuyến khích phát triển đàn trâu, bò chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp hóa, không gây ô nhiễm môi trường. Tập trung vận động nhân dân khôi phục vườn tạp để tăng thu nhập.
- Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống.
Phấn đấu hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ lần đầu và gia hạn quyền sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho tất cả hộ dân trên địa bàn huyện. Quản lý và giải quyết những biến động về đất đai kịp thời, đúng luật, theo quy hoạch được duyệt. Tăng cường công tác quản lý, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm đất công xây dựng trái phép.
Thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra vệ sinh môi trường, đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường sống trên địa bàn. Tổ chức thực hiện tốt công tác thu gom rác, phát động nhân dân trồng cây xanh dọc hai bên đường bê tông thôn, xóm để tạo cảnh quang nhưng phải đảm bảo lộ giới quy định. Quản lý tốt lĩnh vực xây dựng và phát triển nhà ở của nhân dân đúng theo quy định của pháp luật.
- Tài chính tín dụng:
Khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, các dự án phát triển kinh tế-xã hội, vốn tín dụng các loại, không để thất thoát nợ xấu (vốn sinh