Yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 33 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Yếu tố kinh tế

Kinh tế là hoạt động quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một đất nước. Kinh nghiệm thế giới cho thấy rõ tăng cường bình đẳng giới có nghĩa là nâng cao mức độ tăng trưởng kinh tế. Việc đầu tư cho bình đẳng giới trong lao động việc làm là tạo thuận lợi cho tăng trưởng ổn định vì phụ nữ chiếm trên 50% lực lượng lao động ở Việt Nam, nếu không sử dụng hợp lý lực lượng lao động nữ thì thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế; chính vì thế nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động việc làm, Điều 13 Luật bình đẳng giới đã quy định nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực

lao động bao gồm: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác; Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh”. Về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng: theo Bộ luật Lao động 2012 quy định việc tuyển dụng nam, nữ trong các nghề là bình đẳng. Về tiền lương và thu nhập: bảo đảm được tính công bằng không có sự phân biệt đối xử về giới. Về chính sách bảo hiểm xã hội và các điều kiện lao động khác: pháp luật không có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, theo quy định của pháp luật hiện hành, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động đều phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam, nữ trong tuyển dụng và sử dụng lao động. Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới.

Bất bình đẳng giới là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ nghèo đói, cản trở việc chăm sóc sức khỏe cho dân cư, hạn chế các cơ hội tăng thu nhập và gây nên một loạt tổn thất khác cho xã hội. Bình đẳng giới làm tăng cơ hội học tập, việc làm và phát triển bản thân cho phụ nữ đồng thời làm thay đổi nhận thức cộng đồng xã hội, những tiến bộ này thường gắn liền với việc giảm mức sinh, tăng cường sức khỏe của trẻ em và phụ nữ, và vì vậy sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế. Bất bình đẳng giới thường được thể hiện rất rõ ở sự khác biệt mức thu nhập giữa nam và nữ: ở các quốc gia như Đức, Phần Lan, nh, Slovakia… có khoảng cách thu nhập nam nữ chênh nhau từ 20% trở lên.

Nếu như khoảng cách thu nhập có sự chênh lệch ở mức cao sẽ gây nên sự phí phạm nguồn lực đáng kể cho nền kinh tế và xã hội, cản trở tiềm năng, năng lực đóng góp của phụ nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)