Bình đẳng giới phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 81 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Bình đẳng giới phát triển kinh tế xã hội

Bình đẳng giới được xem là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của một xã hội. Nó vừa là mục tiêu của sự phát triển vừa là yếu tố nâng cao khả năng tham gia đóng góp của phụ nữ và nam giới vào sự phát triển ổn định và bền vững của mỗi quốc gia. Quyền bình đẳng giới là một nội dung cơ bản của quyền con người, thể hiện giá trị nhân văn cao cả, đồng thời mang lại những giá trị chính trị, pháp quyền đáng trân trọng. Bất bình đẳng giới không chỉ là rào cản đối với sự tham gia của phụ nữ và nam giới mà còn cản trở quá trình phát triển xã hội và xóa đói giảm nghèo. Trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc dành mọi nguồn lực phát triển đất nước là rất cần thiết.

Trong Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 bằng nguyên tắc “không phân biệt giống nòi, gái trai”; và đã quy định “tất cả các công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quan điểm đó tiếp tục kế thừa và phát triển phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại qua các lần sửa đổi của Hiến pháp và đặc biệt, tại Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, quan điểm này được khẳng định tại Điều 26: “Công dân nữ, nam bình

đẳng về mọi mặt”. Từ đó, những tư tưởng tiến bộ về bình đẳng giới đã được cụ thể hóa bằng các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Với mục tiêu thực hiện bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam giới và nữ giới trong phát triển kinh tế - xã hội tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ, hỗ trợ nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Dựa trên tinh thần đó, Bộ Chính trị cho ban hành nghị quyết 11-NQ/TW ngày 24 tháng 4 năm 2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước xác định mục tiêu đến năm 2020 “phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất khu vực” (1,tr.36). Tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XI, Quốc hội đã ban hành Luật bình đẳng giới. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản có tính định hướng đối với quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Đặc biệt, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập, công tác xây dựng pháp luật dựa trên nguyên tắc tiếp cận về bình đẳng giới của Đảng và Nhà nước, Quốc hội và các cơ quan Nhà nước rất quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo sự tiến bộ và công bằng xã hội.

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 do Chính phủ ban hành xác định “là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là cơ sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảng và nhà nước. Công tác bình đẳng giới là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội” [4,tr.19] và việc “tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, sự tham gia của mỗi cá nhân gia đình và cả cộng đồng đối với công tác bình đẳng giới. Huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới” [4,tr.19]

Chiến lược đề ra 7 mục tiêu và các giải pháp cho từng mục tiêu nhằm thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu do Chiến lược đề ra, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Xuất phát từ điểm, định hướng đó, tỉnh Kiên Giang đã xác định công tác bình đẳng giới là một công tác quan trọng nhằm góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Trong những năm qua, Kiên Giang luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục... đang ngày càng phát triển. Dân số của tỉnh có khoảng 49,8% là nữ. Lực lượng lao động dồi dào, trong đó lao động nữ chiếm gần 59% tổng số lao động trên địa bàn. Tỉnh rất cần sự chung tay, góp sức của mọi người dân, bao gồm cả nam và nữ vào sự nghiệp phát triển của tỉnh. Do đó cần phải tăng cường quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên tất cả các hoạt động định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm tạo mọi điều kiện để bình đẳng giới là một trong những tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội. Bộ máy chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình phải thực hiện tốt công tác này. Đồng thời huy động sự phối hợp của các tổ chức, cá nhân để tạo sự chuyển biến tích cực, sâu rộng trong toàn tỉnh về bình đẳng giới và sự phát triển kinh tế, xã hội. trong đó, ngành Lao động TBXH được giao trách nhiệm chủ trì cần phát huy hơn nữa vai trò quản lý nhà nước, sử dụng hợp lý và hiệu quả các biện pháp, công cụ cần thiết để công tác bình đẳng giới của tỉnh đạt được mục tiêu đề ra.

Thực hiện tốt quan điểm tổng quát mà Đảng ta đã khẳng định là “tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển”. Cần cụ thể hoá trong phát triển kinh tế của tỉnh gắn với công bằng xã hội mà đặc biệt là thực hiện bình đẳng giới có thể xem phát triển kinh tế là tiền đề và điều kiện cho nhau trong quản lý nhà nước

về bình đẳng giới. Tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện vật chất để thực hiện công bằng xã hội, ngược lại thực hiện tốt bình đẳng giới là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; và đặc biệt là đối với các chính sách kinh tế - xã hội tỉnh cần phải hướng tới bảo đảm bình đẳng giới.

Tăng cường sự quản lý của cơ quan chức năng, các cấp chính quyền trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách đối với lao động nữ cho phù hợp với ngành nghề, đối tượng, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho lao động nữ; kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với lao động nữ, trong đó quan tâm việc thực hiện các chế độ chính sách có liên quan đến lao động nữ và hạn chế những vi phạm trong việc sử dụng lao động nữ. Chính quyền phải kết hợp sử dụng có hiệu quả các công cụ pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách để bảo đảm bình đẳng giới và bảo vệ lợi ích chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)