Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 86)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và ban

bản chỉ đạo thực hiện

Hệ thống chính sách, pháp luật chính là hành lang pháp lý, là căn cứ, cơ sở để quản lý một lĩnh vực, đưa nó vào khuôn khổ, trật tự nhất định mà nhà nước đã định hướng nhằm phục vụ tốt cho sự phát triển của xã hội. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đối với một lĩnh vực luôn là một vấn đề quan trọng để phát triển lĩnh vực đó đúng định hướng.

Hiện nay hệ thống chính sách pháp luật trong lĩnh vực bình đẳng giới được tạo nên bởi các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật bình đẳng giới năm 2006, Nghị định 70/2008/NĐ-CP ngày 4 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới, Nghị định 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới, Thông tư số 191/2009/TT-BTC ngày 01tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động của bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, Quyết định số 56/2011/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia. Ngoài ra còn có các văn bản quy phạm pháp luật liên quan như Luật hôn nhân gia đình; Luật phòng chống bạo lực gia đình; Bộ luật lao động; Luật bảo hiểm; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;...

Chính sách quy định về bình đẳng giới bao gồm quy định bảo đảm tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội nhiệm kỳ 2011- 2016, chính sách cân bằng giới tính khi sinh, chính sách hỗ trợ phụ nữ vay vốn và giải quyết việc làm, chính sách đảm bảo 100% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được vay vốn, chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nữ, chính sách hỗ trợ tư vấn cho người bị

bạo lực gia đình, chính sách bảo vệ bà mẹ sinh con và nuôi con nhỏ,... nhìn chung, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, quy định bảo đảm bình đẳng giới.

Bên cạnh triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên, tỉnh Kiên Giang ban hành một số chính sách thực hiện bình đẳng giới. Tuy nhiên, các chính sách, quy định chưa nhiều. Tỉnh cần xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới tại địa phương. Xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới. Trước mắt, xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới với hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu, công cụ theo dõi, đánh giá và hệ thống giải pháp toàn diện, đồng bộ. Đặc biệt cần sớm ban hành bộ chỉ số thống kê phát triển giới của tỉnh. Đây là căn cứ quan trọng để thống kê, theo dõi, đánh giá việc thực hiện bình đẳng giới thông qua các số liệu cụ thể, nhằm đưa ra các giải pháp thực hiện bình đẳng giới xác thực phù hợp với thực tế địa phương. Ngoài ra, tỉnh cũng cần ban hành văn bản hướng dẫn công tác quản lý như chính sách hỗ trợ, tư vấn cho nạn nhân bị bạo lực gia đình để giúp đỡ những người này thoát khỏi bạo hành, sẵn sàng tố cáo các hành vi bạo lực gia đình; tỉnh cần sớm ban hành các hướng dẫn đối với việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới; đối với việc nâng cao vị thế và sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động chính trị và cơ quan quản lý nhà nước cần bổ sung chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với cán bộ nữ trong việc đi học, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng chính sách hỗ trợ và khuyến khích nữ tài năng trẻ,... thực hiện tốt chính sách về luân chuyển cán bộ nữ và giải quyết hợp lý vấn đề tuổi nghỉ hưu của cán bộ nữ làm công tác quản lý và nghiên cứu khoa học; đối với công tác cán bộ nữ cần có chính sách mang tính chiến lược đồng bộ trong toàn bộ công tác cán bộ của Đảng và nhà nước. Trên cơ sở quy hoạch, có kế hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, tạo điều kiện để cán bộ nữ

cống hiến và trưởng thành, phấn đấu tăng tỷ lệ nữ trong các cấp ủy Đảng, cơ quan nhà nước, trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, khoa học, nghệ thuật; đối với người lao động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, khi xây dựng và ban hành các chính sách cần đặc biệt quan tâm đến tính chất đặc thù của lao động nữ, sớm có các văn bản chỉ đạo, triển khai thí điểm tại một số doanh nghiệp và có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trong việc giải quyết chổ ở và xây dựng các nhà trẻ trong các doanh nghiệp tạo điều kiện về mặt thời gian để người lao động có thời gian tham gia vào các hoạt động xã hội khác góp phần thực hiện bình đẳng giới cho người lao động.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể rà soát lại các quy định của ngành, lĩnh vực mình phụ trách để phát hiện kiến nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định, chính sách có khả năng gây bất bình đẳng giới, việc hoàn thiện hệ thống các quy định về bình đẳng giới cần được tiến hành và áp dụng đồng bộ, tránh mâu thuẫn giữa các quy định.

Trên thực tế cho thấy có nhiều nội dung trong các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới nhưng đến nay vẫn chưa có cơ sở để thực hiện, nguyên nhân là do chưa có hướng dẫn thực hiện cụ thể, ví dụ như ở khoản 1 điều 19 Luật bình đẳng giới quy định “việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có điều kiện, tiêu chuẩn như nam” [36,tr.11], nhưng cho đến nay chưa có quy định cụ thể về việc này, cũng chưa có văn bản hành chính nào ghi rõ phải ưu tiên nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam, hay trong Nghị định 55 về xử lý vi phạm hành chính về bình đẳng giới, tại điểm b thuộc khoản 2 điều 8 quy định nếu các đơn vị, doanh nghiệp từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc lao động nữ vì lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ thì sẽ bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng, nhưng đến nay chưa có hướng dẫn thực hiện cho vấn đề này. Ngoài ra, các sở, ban, ngành của tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải

đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết việc áp dụng các quy định của pháp luật bình đẳng giới, nhất là các quy định về biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới để sớm có cơ sở triển khai thực hiện.

Hoàn thiện hệ thống chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới là biện pháp quan trọng để tạo cơ sở pháp lý và định hướng cho hoạt động quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Để làm được điều này thì các cấp, các ngành có liên quan cần phải có sự quan tâm, trong đó ngành LĐ-TBXH giữ vai trò chủ động tham mưu và phối hợp với các ngành liên quan nhằm xây dựng hoàn thiện hệ thống này.

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và tăng cƣờng nguồn lực cho quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới

Hoạt động quản lý nhà nước về bình đẳng giới là một hoạt động rộng lớn, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, chính vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với bình đẳng giới cần hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bình đẳng giới, nâng cao năng lực điều tra và thu thập số liệu về giới, tăng cường về công tác tổ chức nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật và đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan chủ trì và các đơn vị liên quan nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu bình đẳng giới, đáp ứng yêu cầu phát triển và xu hướng hội nhập của đất nước.

Thứ nhất, cần nâng cao năng lực điều tra, thu thập số liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu về bình đẳng giới. Trên cơ sở các vấn đề giới có thể nảy sinh, thu thập thông tin số liệu, đánh giá vai trò của nam và nữ, nhu cầu, cơ hội, thách thức đối với vấn đề cần lập kế hoạch để xác định mục tiêu, biện pháp nhằm xóa bỏ vấn đề bất bình đẳng giới. Xây dựng các biện pháp có thể là các biện pháp áp dụng chung hoặc các biện pháp chuyên biệt cho nam giới và phụ nữ. Sau đó lập ngân sách giới, cụ thể là dự trù kinh phí cho các hoạt động. Bên cạnh đó tiến

hành phân tích giới, nghiên cứu những khác biệt về kinh tế, xã hội giữa nam giới và nữ giới, cụ thể là nghiên cứu những điều kiện, nhu cầu, việc tiếp cận hoặc kiểm soát các nguồn lực, mức độ hưởng lợi từ sự phát triển của xã hội và quá trình ra quyết định của nữ giới và nam giới. Cụ thể của tiến trình này là xác định nhóm đối tượng chính.

Hiện tại tỉnh Kiên Giang đang đánh giá mức độ thực hiện bình đẳng giới thông qua các chỉ tiêu của mục tiêu về bình đẳng giới, ban hành theo kế hoạch về việc thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011- 2015. Đây là căn cứ để phấn đấu và đánh giá kết quả thực hiện bình đẳng giới của tỉnh.

Tuy nhiên các chỉ tiêu theo chương trình quốc gia còn ít, chỉ thể hiện một phần các số liệu cơ bản cần có đối với mỗi lĩnh vực chính trị, lao động, y tế, giáo dục, gia đình và năng lực quản lý. Trong khi đó để có cái nhìn toàn diện về tình hình phát triển giới của tỉnh, có căn cứ số liệu phong phú cho việc chứng minh sự phát triển giới cũng như đánh giá tình hình phát triển giới qua các giai đoạn và để góp phần thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nươc về bình đẳng giới, trong thời gian tiếp theo tỉnh cần sớm xây dựng và ban hành bộ tiêu chí phát triển giới làm cơ sở dữ liệu phục vụ lâu dài cho công tác bình đẳng giới và các công tác khác có liên quan, đồng thời xây dựng và hoàn chỉnh bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới theo quyết định số 56/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo tính thống nhất thống kê và lưu trữ số liệu phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. Việc ban hành được bộ tiêu chí về bình đẳng giới cần có sự phối hợp của nhiều ngành để đảm bảo số liệu được cung cấp chính xác, đầy đủ, khách quan, thống nhất.

Sau khi ban hành bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới, UBND các huyện, thị, thành cần phải đôn đốc các ngành, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm theo dõi, nắm số liệu, định kỳ báo cáo để các số liệu được phản ánh trong

bộ chỉ tiêu đảm bảo tính trung thực, chính xác, kịp thời. Đây cũng là biện pháp nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tập huấn thống kê về bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm thu thập, tổng hợp chỉ tiêu thống kê giới cho các cấp, các ngành để công tác thống kê về giới thực sự trở thành thói quen trong công tác chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị. Để thực hiện được điều đó, trước mắt, sở Lao động TBXH chủ trì phối hợp Cục thống kê tỉnh tổ chức tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới các cấp, các ngành về thu thập, phương pháp tính, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê phát triển giới theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BKHĐT về quy định nội dung chỉ tiêu thống kê giới của quốc gia, bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới cấp tỉnh, huyện và xã.

Thứ hai, cần tiếp tục tổ chức thực hiện tốt kế hoạch phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị, thành phố thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo tiêu chí về mục tiêu thực hiện bình đẳng giới trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo. Các sở, ban, ngành các huyện, thị, thành phố cần nêu cao tính chủ động trong việc thực hiện thống kê giới; chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo, biểu mẫu thống kê đầy đủ và kịp thời. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan với số liệu thống kê về giới do cơ quan mình thu thập, tổng hợp. Hệ thống chỉ tiêu phát triển giới phải được lồng ghép trong hệ thống chỉ tiêu kế hoạch ngành và lĩnh vực, thực hiện đồng thời với thời gian xây dựng kế hoạch ngành hàng năm.

Thứ ba, tổ chức thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính sách và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Lồng ghép vấn đề

bình đẳng giới trong xây dựng chính sách và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những nội dung của lồng ghép giới, là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quản lý nhà nước điều chỉnh.

Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, việc lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật luôn được quan tâm và đạt được kết quả nhất định. Tỉnh đã có sự chủ động triển khai thực hiện ngay sau khi Luật bình đẳng giới được ban hành. Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất hiện nay của việc lồng ghép giới trong xây dựng chính sách và ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh là chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, nội dung việc lồng ghép giới còn mang tính chung chung; đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, hoạch định chính sách còn thiếu kiến thức về giới, kỹ năng lồng ghép giới nên việc tổ chức thực hiện còn hạn chế. Vì vậy để lồng ghép giới trong xây dựng chính sách và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngoài việc phải đảm bảo các quy trình thực hiện của Luật ban hành văn bản pháp luật thì cần tiến hành đầy đủ các quy trình thực hiện của lồng ghép giới từ phân tích giới, lập kế hoạch giới đến thực hiện và giám sát, đánh giá việc lồng ghép giới. Việc thực hiện lồng ghép giới và giám sát, đánh giá phải đảm bảo tính khách qua, trung thực, liên tục và có chỉ tiêu cụ thể, rõ ràng.

Đối với lồng ghép giới trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể, với các văn bản đã ban hành phải tiến hành rà soát, thống kê những nội dung đảm bảo bình đẳng giới; sau đó xác định nội dung liên quan đến vấn đề bình đẳng giới hoặc vấn đề bất bình đẳng giới phân biệt đối xử về giới. Đối với các văn bản dự thảo dự thảo đang lấy ý kiến đóng

góp, cần chuyển đến cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới là ngành lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)