Xây dựng quy chế phối hợp trong hoạt động bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 98 - 109)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Xây dựng quy chế phối hợp trong hoạt động bình

Quản lý nhà nước về bình đẳng giới bao gồm nhiều nội dung do nhiều cơ quan khác nhau phối hợp thực hiện, hầu hết cán bộ thực hiện công tác bình đẳng giới là kiêm nhiệm nên trong thời gian qua thực hiện bình đẳng giới ở từng đơn vị và từng cấp chưa có sự phối, kết hợp chặt chẽ, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa

cao. Do đó nhà nước phải xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa các cơ quan này. Mỗi cơ quan được giao nhiệm vụ căn cứ vào chức năng, lĩnh vực được phân công phụ trách và thực hiện việc phối hợp công tác theo quy định nhằm hướng đến mục tiêu chung là bình đẳng giới. Cơ quan được giao trách nhiệm quản lý nhà nước về bình đẳng giới sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan.

Quy chế phối hợp phải do cơ quan có thẩm quyền chung quy định để đảm bảo tính hợp lý. Các hoạt động phối hợp do cơ quan quản lý về bình đẳng giới chủ trì thực hiện dưới sự chỉ đạo của cơ quan thẩm quyền chung, đồng thời quy chế phải xác định rõ nội dung, tiến độ, trách nhiệm phối hợp và cách thức đánh giá định kỳ hoặc theo chuyên đề nhất định.

Nội dung phối hợp thông thường là thực hiện các nhiệm vụ theo quy định; báo cáo kết quả thực hiện; tham gia quyết định các vấn đề quan trọng như xây dựng kế hoạch, dự án về bình đẳng giới, hội thảo các chuyên đề về bình đẳng giới; giải trình hoặc chất vấn các nội dung liên quan đến bình đẳng giới; tham gia đoàn kiểm tra liên ngành.

3.2.6. Đầu tƣ kinh phí đảm bảo cho hoạt động bình đẳng giới

Để tổ chức thực hiện tốt các hoạt động bình đẳng giới thì kinh phí là một trong những vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất. Đảm bảo nguồn kinh phí chính là đảm bảo điều kiện vật chất để tiến hành công việc. Từ năm 2011 đến 2015, thực hiện chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2015 và hoạt động bình đẳng giới năm 2016 tỉnh được hỗ trợ ngân sách Trung ương để thực hiện các mô hình, dự án trong khuôn khổ chương trình quốc gia. Hiện nay kinh phí hoạt động bình đẳng giới của tỉnh Kiên Giang gồm hai nguồn: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Theo khoản 1, điều 24 Luật bình đẳng giới “nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm ngân sách nhà nước; đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; các nguồn thu hợp pháp khác” [39,tr.14.]. Tuy nhiên đến nay nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới của

tỉnh hoàn toàn dựa vào nguồn ngân sách nhà nước, chưa khuyến khích được các nguồn kinh phí khác, nhìn chung nguồn kinh phí này chỉ đảm bảo cho các hoạt động cơ bản và cần thiết nhưng chưa khuyến khích các hoạt động tăng nguồn kinh phí. Do đó để tăng cường kinh phí cho hoạt động bình đẳng giới, các cơ quan tổ chức cần huy động nguồn đóng góp, tranh thủ các dự án của các tổ chức nước ngoài, đặc biệt cần chú trọng để làm tốt công tác lồng ghép giới, tranh thủ nguồn kinh phí đầu tư cho các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động việc làm,... để nâng cao kết quả thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bình đẳng giới liên quan đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt nó là vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có sự đầu tư lâu dài. Trước mắt, cần tập trung kinh phí để củng cố tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức làm công tác bình đẳng giới, trong đó kinh phí chủ yếu để trả lương, thanh toán chế độ công tác phí ở cấp cơ sở; trợ cấp cho đội ngũ cộng tác viên. Tiếp theo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và phát triển hệ thống các dịch vụ hỗ trợ, thúc đẩy bình đẳng giới như trang thiết bị phục vụ công tác bình đẳng giới; xây dựng nhà tạm lánh, địa chỉ tin cậy, hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành gia đình; hỗ trợ xây dựng nhà giữ trẻ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất có nhiều lao động nữ hoặc khu vực có nhiều nhà trọ, hộ gia đình nhập cư; trang bị cho địa điểm sinh hoạt của các câu lạc bộ bình đẳng giới,...

Bình đẳng giới có đạt được hay không phụ thuộc chủ yếu vào mức độ nhận thức của người dân, do đó cần đầu tư kinh phí để đẩy mạnh công tác truyền thông, tập trung vào các chiến dịch truyền thông in ấn, phát hành tờ rơi tuyên truyền; sử dụng xe cổ động; nâng cao chất lượng và số lượng của chuyên mục về bình đẳng giới trên truyền hình đài phát thanh và trên Báo Kiên Giang; mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng cho những người làm công tác quản lý, xây dựng chính sách và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.

Để tạo sự chuyển biến trong xã hội về vấn đề bình đẳng giới cần có thời gian lâu dài và có sự đầu tư kinh phí, trong đó trước mặt cần thiết phải ưu tiên cho các hoạt động bình đẳng giới ở các vùng, lĩnh vực có nguy cơ bất bình đẳng giới cao.

Vấn đề đảm bảo kinh phí không phải là cung cấp thật nhiều kinh phí cho hoạt động. Điều quan trọng là phải sử dụng kinh phí thật hiệu quả, tiết kiệm, đầu tư đúng đối tượng, đúng mục đích, đảm bảo kinh phí được triển khai đem lại lợi ích thiết thực tối đa cho những người được hưởng lợi từ các chính sách. Hàng năm, giữa nhiệm kỳ và sau khi kết thúc chuyên đề, dự án cần tổng kết đánh giá hiệu quả, tính toán kinh phí hợp lý cho các chương trình, kế hoạch tiếp theo. Đảm bảo kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước về bình đẳng giới chính là đáp ứng các điều kiện cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện mục tiêu mà tỉnh đề ra.

Tiểu kết chƣơng 3

Quản lý nhà nước về bình đẳng giới là một nhiệm vụ quan trọng góp phần phát huy năng lực quản lý nhà nước, thúc đẩy sự tiến bộ và công bằng xã hội, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà tỉnh Kiên Giang đã đặt ra. Để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh có nhiều giải pháp cần phải thực hiện như nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hoàn thiện tổ chức bộ máy hoạt động; hoàn thiện hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Đó là những biện pháp thiết thực nhằm quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

KẾT LUẬN

Bình đẳng giới là nền tảng của hòa bình, ổn định, dân chủ và tiến bộ xã hội, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng giới cho cả nam và nữ.

Vì vậy, bình đẳng giới là vấn đề đang rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới. Kiên Giang là một tỉnh nông nghiệp, có dân số nữ chiếm trên 50% tổng dân số, trong đó lao động nữ chiếm 49,8% lực lượng lao động. Nữ giới góp phần tích cực vào sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, trong các lĩnh vực đời sống xã hội, phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới. Tỷ lệ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền địa phương, quản lý trong các cơ quan nhà nước cón thấp, họ phải chịu trách nhiệm chăm sóc người thân, ngoài xã hội thì vai trò của nữ giới chưa được đánh giá đúng mức, áp lực định kiến giới vẫn còn tồn tại trong nhân dân đã gây nên khó khăn trong việc triển khai thực hiện chính sách pháp luật về bình đẳng giới.

Công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới được triển khai, bước đầu đã mang lại một số thành công nhất định, thu hút được sự chú ý của các cấp, các ngành, người dân về thực hiện bình đẳng giới. Một số nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới đã được thực hiện tương đối tốt, như công tác lồng ghép giới trong việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; công tác chủ động xây dựng các chương trình hành động thực hiện bình đẳng giới của các cấp chính quyền địa phương, công tác tuyên truyền được thực hiện sâu rộng

trong nhân dân; công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: kết quả thực hiện bình đẳng giới chưa cao; một số địa phương, đơn vị chưa thật sự quan tâm đến việc thực hiện bình đẳng giới; đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới còn kiêm nhiệm đặc biệt là ở cấp cơ sở; thiếu đội ngũ báo cáo viên, giảng viên có chất lượng trong lĩnh vực bình đẳng giới; công tác đánh giá, quản lý các chỉ tiêu bình đẳng giới còn mang tính hình thức; tài liệu tuyên truyền, tập huấn còn ít. Chính những điều này đã làm hạn chế hiệu quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới.

Trong thời gian tới, để công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới đạt hiệu quả cao hơn cần thực hiện một số giải pháp về hoàn thiện hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới; hoàn thiện tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới; tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục và công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bình đẳng giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008) Tài liệu nghiên cứu quán triệt Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh (2013), Báo cáo tổng hợp tình hình kiểm tra công tác Bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2013,

Kiên Giang.

3. Bộ Chính trị (2007) Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

4. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2011), Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2015 của ngành lao động thương binh – xã hội, Hà Nội. 5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 4 tháng 6 năm 2008, quy định chi tiết một số điều của Luật Bình đẳng giới.

6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009, quy định xử phạt hành chính về bình đẳng giới.

7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010, về ban hành chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020.

8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2015, phê duyệt chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020.

9. Công ước CED W, Cương lĩnh hành động Bắc Kinh và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Quỹ phát triển phụ nữ Liên hiệp quốc, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Bình Dương (2009), Cần hiểu đúng về bình đẳng giới, http://.www.tapchicongsan.org.vn, đăng ngày 28/4/2009.

11. Phạm Thị Duyên (2015), Quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện hành chính,

TP.HCM.

12. Lê Thị Ngân Giang (2008), Hỏi – đáp về Luật bình đẳng giới, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

13. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2012) Điều lệ Hội LHPN Việt Nam, NXB phụ nữ, Hà Nội.

14. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, cơ quan hợp tác phát triển Quốc tế Thụy Điển (2006), Giới và quyền của Phụ nữ trong pháp luật Việt Nam, NXB Phụ nữ, Hà Nội. 15. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2010) Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

16. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Liên minh phòng chống buôn bán người T (2012), Quyền của phụ nữ theo quy định của pháp luật, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

17. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2010) Hỏi, đáp pháp luật về hôn nhân gia đình, phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

18. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2012), Quyền của Phụ nữ theo quy định của pháp luật và Công ước CED W về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và pháp luật Việt Nam, tai liệu lưu hành nội bộ.

19. Liên Hiệp quốc tại Việt Nam (2010), Bạo lực trên cơ sở giới, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Liên, (2002), Vai trò của Hội LHPN Việt Nam đối với việc tăng cường sự tham gia quản lý nhà nước của phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận văn thạc sỹ Quản lý nhà nước, học viện hành chính, Hà Nội.

21. Nguyễn Hữu Minh (2014), Bảo đảm quyền bình đẳng giới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, http://www.tapchicongsan.org.vn, đăng ngày 4/8/2014.

22. Niềm tin và sự lựa chọn của công chúng nữ giới lãnh đạo trong hệ thống chính trị, NXB Hồng Đức.

23. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1946) Hiến pháp 1946.

24. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992) Hiến pháp 1992.

25. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013) Hiến pháp 2013.

26. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật Bình đẳng giới 2006.

27. Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật Hôn nhân gia đình 2000.

28. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007.

29. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật lao động 2012.

30. Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Kiên Giang (2013), Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2013, Kiên Giang.

31. Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Kiên Giang (2014), Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2014, Kiên Giang.

32. Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Kiên Giang (2015), Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2015, Kiên Giang. 33. Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2016, Kiên Giang.

34. Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Kiên Giang (2016), tài liệu tập huấn nghiệp vụ Bình đẳng giới tỉnh Kiên Giang, năm 2016.

35. Phạm Hạnh Sâm (2009), Định kiến giới – “rào cản” đối với sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ Việt Nam, http://www.tapchicongsan.org.vn, đăng ngày 13/10/2009.

36. Nguyễn Thanh Tâm (2008), Quan niệm về Bình đẳng giới, đặc san Bình đẳng giới.

37. Phạm Phương Thảo (2002), Nâng cao vai trò quản lý nhà nước của phụ nữ trong ngành y tế, Luận văn thạc sỹ quản lý nhà nước, Học viên Hành chính, Hà Nội.

38.Bùi Ngọc Thanh (2009), Quốc hội với việc thực hiện CED W, http://.www.tapchicongsan.vn,đăng ngày 22/8/2009.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 98 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)