7. Kết cấu của luận văn
1.4.3. Yếu tố pháp lý
vừa là mục tiêu vừa là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng xã hội ổn định và đồng thuận, phát triển bền vững đất nước. Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Sự phát triển của đất nước đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để một mặt có đầy đủ khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động của đời sống xã hội, mặc khác để phù hợp với luật pháp quốc tế trong bối cảnh hội nhập. Bình đẳng giới là vấn đề khá nhạy cảm, nhiều chủ thể quan tâm, hoàn thiện pháp luật bình đẳng giới giúp cho các chủ thể pháp luật đạt được vị trí bình đẳng nhau trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, khắc phục những bất bình đẳng giới trong xã hội từ trước đến nay, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật bình đẳng giới nói riêng là một yêu cầu mang tính thường xuyên và liên tục của Nhà nước nhằm bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể nói chung và phụ nữ nói riêng. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về quyền bình đẳng giới là một yếu tố tác động làm cơ sở cho việc thực hiện tốt bình đẳng giới.
Ở nước ta, chủ trương bình đẳng giới được đề ra ngay từ khi Đảng Cộng sản ra đời. Chính sách bình đẳng giới thật sự là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của chính sách phụ vận qua các thời kỳ phát triển của Nhà nước ta. Quyền bình đẳng giới
đã được Hiến định ngay từ Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta (1946). Vị trí, vai trò của nữ giới được xã hội tôn trọng và pháp luật tạo điều kiện thuận lợi để nữ giới phát triển tài năng và tham gia hoạt động chính trị, hoạt động xã hội.
Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong quá trình xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật. Pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng của con người, trong đó có quyền bình đẳng của phụ nữ. Do đó, việc hoàn thiện bộ phận pháp luật này không thể tách ra khỏi việc hoàn thiện hệ thống pháp luật chung. Điều này có nghĩa là hoàn thiện bộ phận pháp luật về bình đẳng giới cũng phải đặt trong mối quan hệ với hoàn thiện pháp luật chung và căn cứ vào những đặc điểm riêng của phụ nữ.
Để các văn bản pháp luật dễ đi vào cuộc sống, Chính phủ và các cơ quan hành chính ở địa phương tăng cường những nghiên cứu liên quan tới bình đẳng giới nhằm cung cấp cơ sở khoa học vững chắc cho việc hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật liên quan đến bình đẳng giới. Các tổ chức chính trị - xã hội cần mạnh dạn hơn nữa trong quá trình tham gia quản lý nhà nước trong vấn đề bảo đảm quyền bình đẳng giới. Về sửa đổi, bổ sung pháp luật bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế: nam, nữ bình đẳng trong tham gia trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động. Điều chỉnh Luật doanh nghiệp cho phù hợp với xu thế chung của đất nước hiện nay.
Sửa đổi, bổ sung pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội; nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức; nam, nữ bình đẳng trong tham gia trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo cơ quan, tổ chức.
Sửa đổi, bổ sung pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, lao động, xã hội, dân sự: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc, về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các
chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ. Nam, nữ bình đẳng trong việc tham gia các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao. Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hóa, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin. Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Hệ thống pháp luật hoàn thiện là điều kiện để thực hiện tốt bình đẳng giới, nếu pháp luật không được điều chỉnh, hoàn thiện phù hợp theo từng thời điểm và còn nhiều vấn đề bất cập, chưa chặt chẽ, thì việc bình đẳng giới kém hiệu quả.
1.4.4. Phong tục tập quán
Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, vì vậy định kiến về giới còn tồn tại trong xã hôi; Phụ nữ là người đảm nhận chính trong các hoạt động nội trợ trong gia đình nhưng lại giữ vai trò thứ yếu trong ra quyết định. Chính những vấn đề trên đã tạo thành rào cản đối với phụ nữ trong việc tiếp cận các cơ hội phát triển.
Trong tư tưởng Nho giáo, quan điểm “nam tôn, nữ ty” đã mang lại quyền lực tối cao cho người đàn ông trong gia đình, bên cạnh đó, người vợ trong Nho giáo được dạy dỗ phải phục tùng người chồng với vai trò chính của họ là chăm lo nội trợ trong gia đình, chăm sóc chồng con, người phụ nữ Nho giáo hoàn hảo
phải đạt đủ tứ đức “công, dung, ngôn, hạnh”. Tư tưởng đó đã ăn sâu, thấm đẫm từ đời này qua đời khác của người dân Việt, nó tác động đến tư duy, ý nghĩ và hành động và được biểu hiện rõ nét trong ca dao, tục ngữ, trong các sản phẩm truyền thông khác và đặc biệt là nó còn xuất hiện trong sách giáo khoa của học sinh phổ thông.
Phong tục gia đình của người Việt nói chung theo chế độ phụ quyền, có tục lệ thờ cúng tổ tiên, duy trì nòi giống, nên rất coi trọng con trai và vì thế, đề cao vai trò của nam giới. Người đàn ông, người chồng được coi là trụ cột trong gia đình, phụ nữ được quan niệm là người trông coi việc bếp núc. Những yếu tố hình thành nên tư tưởng trọng nam, xem thường nữ mặc dù đã được khắc phục rất nhiều kể từ khi đất nước giành được độc lập, nhưng những dư âm, tàn tích của nó vẫn còn ẩn sâu trong tâm lý, suy nghĩ của một bộ phận người dân, tác động đến việc thực hiện bình đẳng giới.
Nếp sống dựa trên quan niệm “tam tòng, tứ đức” đã trở nên quen thuộc, ăn sâu vào tiềm thức của người phụ nữ Việt Nam trước đây, làm cho người phụ nữ cam phận lệ thuộc hoàn toàn vào chồng, không dám quyết định, giải quyết những vấn đề trong gia đình. Còn người chồng quen với tư tưởng gia trưởng, áp đặt mọi quyết định đối với người vợ. Phụ nữ được mong đợi là làm việc nhà nhiều hơn, còn nam giới là trụ cột kinh tế, người kiếm sống nuôi các thành viên gia đình. Từ đó đẫn đến những định kiến nghề nghiệp, trong đó, một số công việc được coi là của nam giới (làm rừng, đánh bắt hải sản, đi làm ăn xa nhà, lãnh đạo cộng đồng…); một số việc được coi là của phụ nữ (nội trợ, chăm sóc gia đình, sản xuất tại nhà, gần nhà, không tham gia lãnh đạo cộng đồng…) Chính ảnh hưởng của quan niệm đó mà hiện nay, phụ nữ nông thôn Việt Nam nói chung, chủ yếu chỉ quen với công việc đồng áng, nội trợ; những công việc đơn giản, thủ công, thu nhập thấp.
Một trong những hạn chế về giáo dục đối với phụ nữ phải kể đến các định kiến về việc thường xuyên xây dựng hình ảnh nam giới và phụ nữ với vai trò, nghề nghiệp theo quan điểm truyền thống như phụ nữ thường là giáo viên, bác sỹ, nội trợ…; nam giới thường là giám đốc, kỹ sư, phi công…. Cách xây dựng hình ảnh như vậy rất ảnh hưởng đến định hướng lựa chọn ngành nghề trong tương lai và sự tách biệt giới trên thị trường lao động là tất yếu.Trong các ngành đào tạo, đại đa số phụ nữ theo học ở các ngành sư phạm và khoa học xã hội, trong khi đó, nam giới lại chiếm số đông trong các ngành kỹ thuật. Sự cách biệt này là nguyên nhân làm hạn chế khả năng và cơ hội của phụ nữ tham gia vào thị trường lao động đang thay đổi trong điều kiện đất nước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và tiếp cận với khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Quan niệm về người chồng là trụ cột trong gia đình đã gây áp lực cho nam giới phải cố gắng phấn đấu để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao, trong khi phụ nữ dễ bị tư tưởng cầu an, chỉ tìm kiếm các công việc nhẹ nhàng, thu nhập thấp để dành thời gian chăm sóc chồng con, dẫn đến sự tự nguyện bị lệ thuộc chi phối bởi đức ông chồng về mọi mặt. Áp lực của định kiến xã hội còn cản trở phụ nữ cầu tiến bộ. Vì hầu như những người phụ nữ có chí tiến thủ, phấn đấu vươn lên trong công tác, học tập, khẳng định được vị thế bình đẳng, đôi khi vượt trội trong gia đình về thu nhập kinh tế và địa vị xã hội thường bị đánh giá là người phụ nữ có nhiều “tham vọng, hãnh tiến”. Từ những quan niệm trên nó là một trong những rào cản để thực hiện bình đẳng giới.
1.4.5. Hội nhập quốc tế
Ở Việt Nam hiện nay, toàn cầu hoá đang tác động đến việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình và sự tác động này có tính hai mặt. Một mặt, quá trình này mang lại những lợi ích đáng kể, là điều kiện để thực hiện bình đẳng giới, hệ thống pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới ngày càng được hoàn thiện cùng
với những quy định của liên hiệp quốc về quyền bình đẳng giới, học tập kinh nghiệm các nước tiến bộ, toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội mới để các nước xích lại gần nhau, có điều kiện tìm hiểu giao lưu, kết nối và trao truyền những giá trị văn hoá… bên cạnh đó, hội nhập là điều kiện để kinh tế gia đình được cải thiện, đời sống được nâng cao; các thành viên được tiếp thu những giá trị mới tiến bộ của xã hội hiện đại; nhận thức về tình yêu, hôn nhân, tuổi kết hôn của thanh niên và nhất là phụ nữ được nâng cao, làm cho thanh niên có nhiều cơ hội học tập, tìm được việc làm phù hợp, tăng thu nhập và khẳng định vị thế của mình.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, dưới tác động của toàn cầu hóa kinh tế và những chính sách kinh tế mới, chính sách về giới và lồng ghép giới vào các chương trình kinh tế - xã hội của địa phương cùng với công tác tuyên truyền về bình đẳng giới được quan tâm thì sự phân công lao động trong gia đình đã có chuyển biến tích cưc theo hướng tiến bộ và bình đẳng. Người phụ nữ không còn bị bó hẹp trong lĩnh vực nội trợ mà đã vươn lên làm kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình và tham gia các hoạt động xã hội. Từ những hoạt động đó, họ thấy được vai trò, giá trị của bản thân và ý thức được vị thế và quyền cá nhân của mình. Trong gia đình truyền thống trước đây, nam giới thường là người đưa ra những quyết định trọng đại. Công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập đã thúc đẩy quá trình dân chủ, bình đẳng trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Vị thế của nam giới và nữ giới đều có những biến đổi theo hướng tiến bộ, dân chủ, bình đẳng. Xu hướng vợ và chồng cùng nhau bàn bạc và đi đến quyết định chung thể hiện rõ nét. Toàn cầu hóa đã mang lại nhiều cơ hội cho phụ nữ nâng cao nhận thức và họ đã dần khẳng định mình….
Mặt khác, toàn cầu hóa cũng đặt ra những thách thức đối với thực hiện bình đẳng giới trong gia đình như vấn đề HIV/ IDS; bạo hành gia đình và buôn
bán phụ nữ; trách nhiệm của nam giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản và cuộc sống gia đình, v.v..
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới ở một số địa phƣơng
Quản lý nhà nước về bình đẳng giới là một lĩnh vực tương đối mới. Thế nhưng một số địa phương đã triển khai công tác này một cách có hiệu quả và có những mô hình, kinh nghiệm hoạt động có thể nhân rộng cho các địa phương khác.
Đối với Bình Dương là một trong những tỉnh thành lập Phòng Bình đẳng giới của tỉnh thuộc Sở Lao động TBXH tỉnh quản lý. Nhận thức rõ vai trò của công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong công tác thực hiện Bình đẳng giới, sau khi được thành lập, Phòng bình đẳng giới đã tập trung đầu tư vào xây dựng đầu tư vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức bình đẳng giới cho cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước và các tầng lớp nhân dân. Tỉnh đã tổ chức các đợt truyền thông theo đợt, chiến dịch và truyền thông theo định kỳ gắn với chủ đề, chủ điểm thông qua pano, áp phích, tờ rơi, loa phát thanh tại khu dân cư và trên báo và đài phát thanh truyền hình. Để từng bước cụ thể hóa và đưa các nội dung của Luật bình đẳng giới đi vào cuộc sống, hàng năm tỉnh tổ chức thi tìm hiểu Luật Bình đẳng giới theo từng đối tượng, đặc biệt trong năm 2014, tỉnh tổ chức thi tìm hiểu Luật bình đẳng giới dành cho đội ngũ cán bộ và cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới, góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác này. Quản lý nhà nước về bình đẳng giới là lĩnh vực mới, liên quan đến truyền thông và định kiến lâu đời của người dân nên việc lựa chọn nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp và có trọng tâm, trọng điểm góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức cho cán bộ và quần chúng nhân dân về bình đẳng giới.
Thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới (BĐG) và sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2020, thời gian qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đề ra kế hoạch và triển khai thực hiện nhiều chương trình về BĐG và thu được kết quả tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị. Mục đích mà tỉnh đặt ra là đảm bảo tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý nhằm thu hẹp dần khoảng cách về giới trong hệ thống chính trị. Xác định mục tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu đã tích cực đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới, nâng cao nhận thức,