7. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thời gian qua công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, một số chỉ tiêu của kế hoạch hành động về bình đẳng giới chưa đạt kế hoạch đề ra. bình đẳng giới ở một số ban ngành, địa phương chưa đầy đủ và chưa được quan tâm đúng mức. Các hoạt động triển khai, phổ biến Luật bình đẳng giới, kiến thức về bình đẳng giới còn mang tính hình thức, chưa sâu do đó nhận thức về bình đẳng giới trong cộng đồng chưa rõ ràng; công tác lồng ghép giới vào quá trình hoạch
định và thực thi chính sách chưa được thực hiện một cách đầy đủ, đồng bộ, chủ động ở tất cả các cấp, các ngành. Do đó nhiều chỉ tiêu quan trọng chưa đạt được như tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016, tỷ lệ nữ tham gia quản lý nhà nước, tỷ lệ nữ có trình độ tiến sỹ,… vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra, bên cạnh đó có những chỉ tiêu cần phải giảm thì lại tăng qua các năm như số nạn nhân là phụ nữ trong các vụ bạo lực gia đình; tỷ lệ nữ thiếu việc làm,...
Việc tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ chưa nghiêm nên tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ, đặc biệt là trong gia đình còn diễn ra phổ biến và khá trầm trọng. Mặc dù pháp luật đã quy định các quyền của phụ nữ, nhưng trong thực tế các quyền đó vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ như quyền tham gia lãnh đạo, quản lý, quyền được học tập, quyền lao động, quyền có thu nhập để đảm bảo cuộc sống; vấn đề chênh lệch tiền lương giữa nam và nữ khi đến tuổi về hưu,...Một số chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về bình đẳng giới chưa được các cấp các ngành quán triệt thực hiện nghiêm nên chưa đem lại hiệu quả cao. Các quy định của pháp luật chưa đồng bộ, chưa được hướng dẫn cụ thể và chưa có biện pháp chế tài đảm bảo thực hiện một cách hữu hiệu. Công tác triển khai thực hiện các nghị định thực hiện Luật bình đẳng giới còn hạn chế, thiếu đồng bộ, cụ thể là Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới chưa có hướng dẫn cụ thể từ cấp trên nên thực tế trên địa bàn tỉnh cho đến nay vẫn chưa xử phạt một hành vi vi phạm nào theo Luật quy định. Tỉnh cũng chưa ban hành quy định về xử phạt trên cơ sở Nghị định 55/2009/NĐ-CP.
Nhận thức về giới tuy có nhiều chyển biến nhưng chưa cao, vẫn còn một số cán bộ các cấp, các ngành chưa quan tâm đến công tác bình đẳng giới, coi công tác phụ nữ là công tác phong trào, không phải là công tác trọng tâm của
chính quyền, của người đứng đầu, của lãnh đạo các cấp, các ngành mà chỉ riêng của nữ giới. Cho đến nay nhiều người vẫn quan niệm bình đẳng giới là đầu tranh cho phụ nữ, là việc của Hội LHPN. Nhiều xã trong tỉnh vẫn còn giao công tác bình đẳng giới cho Hội LHPN, hoặc giao nhân sự cho ngành thương binh – xã hội phụ trách trên văn bản giấy tờ nhưng cán bộ Hội LHPN lại làm trên thực tế, điều này gây nên sự thiếu thống nhất trong chỉ đạo quản lý. Bên cạnh đó, định kiến giới, tư tưởng trọng nam, khinh nữ vẫn còn tồn tại ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức và người dân tại các địa bàn dân cư. Nguyên nhân là cấp ủy một số cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác vì sự tiến bộ phụ nữ và công tác bình đẳng giới, chưa chủ động trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước về bình đẳng giới.
Nhận thức và năng lực một số cán bộ làm công tác bình đẳng giới chưa đáp ứng yêu cầu, còn lúng túng, nhiều người chưa nắm bắt được công việc. Nguyên nhân là do thực hiện kiêm nhiệm, thường giao cho cán bộ ngành LĐ- TBXH kiêm nhiệm công tác bảo trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc, bảo vệ trẻ em, bình đẳng giới,... nên không thể chuyên tâm vào một lĩnh vực bình đẳng giới. Ở cấp xã, nhân sự thường xuyên thay đổi, nhiều người mới về đơn vị công tác, chưa được tập huấn, việc bàn giao cũng chưa đảm bảo nên họ hầu như không có kiến thức và kỹ năng quản lý về bình đẳng giới, hướng dẫn chuyên môn và đánh giá việc thực hiện.
Tài liệu tập huấn, tuyên truyền bình đẳng giới chưa phong phú, xây dựng nội dung chưa thu hút người tiếp thu. Đa số các buổi tập huấn xoay quanh nội dung giới thiệu Luật bình đẳng giới, Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới, Chương trình quốc gia về bình đẳng
giới giai đoạn 2011- 2015. Trung ương cũng chưa có hướng dẫn về tài liệu tập huấn để làm phong phú hơn nội dung tập huấn, thu hút sự quan tâm chú ý của người tham dự để nâng cao nhận thức về vấn đề này. Đặc biệt là thiếu các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động về thực hiện bình đẳng giới.
Tỉnh vẫn chưa xây dựng bộ tiêu chí thống kê phát triển giới. Các số liệu thống kê hoặc thiếu hoặc chưa có sự tách biệt giới, các ngành liên quan khi thống kê số liệu còn đánh giá chủ quan theo chuyên môn ngành mình, thiếu sự thống nhất giữa các ngành. Điều này đặc biệt gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp, phân tích đánh giá hiệu quả của công tác bình đẳng giới, khó khăn cho việc báo cáo, lưu trữ, đánh giá và hoạch định chỉ tiêu trong những năm tiếp theo. Các số liệu đôi khi chưa trùng khớp, làm giảm độ tin cậy của các báo cáo. Do chưa xây dựng được bộ chỉ tiêu phát triển giới nên hàng năm, tỉnh chỉ thống kê các số liệu theo yêu cầu báo cáo thực hiện các mục tiêu của quốc gia về bình đẳng giới. Các số liệu này đôi khi không được tách biệt giới, do thiếu người làm công việc thống kê theo giới, thiếu kinh phí thực hiện. Các cơ quan, tổ chức nắm bắt số liệu riêng rẻ từ các nguồn khác nhau nên đôi khi số liệu không trùng khớp.
Bình đẳng giới là bình đẳng cho cả nam và nữ, nhưng các chỉ tiêu, mục tiêu trong báo cáo công tác bình đẳng giới của tỉnh hầu như chỉ có số liệu về nữ (tỷ lệ nữ có trình độ đại học, nữ được đào tạo nghề, nữ được giới thiệu việc làm, khám thai định kỳ,...). Nếu nhìn vào kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2015 của tỉnh thì nam giới chưa thấy được thụ hưởng quyền lợi gì từ kế hoạch này. Kế hoạch của tỉnh được xây dựng theo chương trình quốc gia về bình đẳng giới do Chính phủ ban hành. Vì còn chú trọng vào việc nâng cao vị thế của phụ nữ nên công tác bình đẳng giới chưa có gì khác nhiều so với công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ. Để đánh giá sự thành công hay không thành công của công tác bình đẳng giới, tính chủ yếu dựa vào việc thực hiện đạt hay không đạt các chỉ tiêu của mục tiêu trong từng giai đoạn. Tuy nhiên các chỉ tiêu này còn ít, phần lớn tập trung vào người phụ nữ nên cách
đánh giá dựa theo các tiêu chí này còn mang tính phiến diện, chưa đánh giá đúng thực chất tình hình quản lý về bình đẳng giới.
Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Tỉnh chưa tổ chức thanh tra về bình đẳng giới theo quy định mà chỉ thực hiện thanh tra liên ngành trong đó tập trung vào thực hiện pháp luật lao động. Nguyên nhân là do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, lãnh đạo tỉnh cũng chưa có sự chỉ đạo thanh tra ngành LĐ- TBXH về vấn đề này.
Tiểu kết chƣơng 2
Kiên Giang là một tỉnh công nghiệp với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, theo đó đời sống văn hóa – xã hội ngày càng được nâng lên. Đó là điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Từ năm 2011 đến 2016 tỉnh Kiên Giang đã thực hiện nhiều chương trình, hoạt động nhằm triển khai Luật Bình đẳng giới góp phần hoàn thành các mục tiêu về bình đẳng giới tại địa phương và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ về tổ chức bộ máy, công tác tuyên truyền, kiểm tra, phối hợp liên ngành,... tuy nhiên công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới còn nhiều hạn chế về nhận thức, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác về bình đẳng giới, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, thống kê, thu thập, xử lý thông tin, số liệu, tài liệu tuyên truyền,... tỉnh cần khắc phục những hạn chế, phát huy những thành tựu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý về bình đẳng giới, góp phần thực hiện bình đẳng giới thực chất tại địa phương.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2018 -
2025
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
3.1.1. Bình đẳng giới phát triển kinh tế - xã hội
Bình đẳng giới được xem là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của một xã hội. Nó vừa là mục tiêu của sự phát triển vừa là yếu tố nâng cao khả năng tham gia đóng góp của phụ nữ và nam giới vào sự phát triển ổn định và bền vững của mỗi quốc gia. Quyền bình đẳng giới là một nội dung cơ bản của quyền con người, thể hiện giá trị nhân văn cao cả, đồng thời mang lại những giá trị chính trị, pháp quyền đáng trân trọng. Bất bình đẳng giới không chỉ là rào cản đối với sự tham gia của phụ nữ và nam giới mà còn cản trở quá trình phát triển xã hội và xóa đói giảm nghèo. Trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc dành mọi nguồn lực phát triển đất nước là rất cần thiết.
Trong Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 bằng nguyên tắc “không phân biệt giống nòi, gái trai”; và đã quy định “tất cả các công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quan điểm đó tiếp tục kế thừa và phát triển phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại qua các lần sửa đổi của Hiến pháp và đặc biệt, tại Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, quan điểm này được khẳng định tại Điều 26: “Công dân nữ, nam bình
đẳng về mọi mặt”. Từ đó, những tư tưởng tiến bộ về bình đẳng giới đã được cụ thể hóa bằng các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.
Với mục tiêu thực hiện bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam giới và nữ giới trong phát triển kinh tế - xã hội tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ, hỗ trợ nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Dựa trên tinh thần đó, Bộ Chính trị cho ban hành nghị quyết 11-NQ/TW ngày 24 tháng 4 năm 2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước xác định mục tiêu đến năm 2020 “phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất khu vực” (1,tr.36). Tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XI, Quốc hội đã ban hành Luật bình đẳng giới. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản có tính định hướng đối với quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Đặc biệt, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập, công tác xây dựng pháp luật dựa trên nguyên tắc tiếp cận về bình đẳng giới của Đảng và Nhà nước, Quốc hội và các cơ quan Nhà nước rất quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo sự tiến bộ và công bằng xã hội.
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 do Chính phủ ban hành xác định “là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là cơ sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảng và nhà nước. Công tác bình đẳng giới là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội” [4,tr.19] và việc “tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, sự tham gia của mỗi cá nhân gia đình và cả cộng đồng đối với công tác bình đẳng giới. Huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới” [4,tr.19]
Chiến lược đề ra 7 mục tiêu và các giải pháp cho từng mục tiêu nhằm thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu do Chiến lược đề ra, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Xuất phát từ điểm, định hướng đó, tỉnh Kiên Giang đã xác định công tác bình đẳng giới là một công tác quan trọng nhằm góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Trong những năm qua, Kiên Giang luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục... đang ngày càng phát triển. Dân số của tỉnh có khoảng 49,8% là nữ. Lực lượng lao động dồi dào, trong đó lao động nữ chiếm gần 59% tổng số lao động trên địa bàn. Tỉnh rất cần sự chung tay, góp sức của mọi người dân, bao gồm cả nam và nữ vào sự nghiệp phát triển của tỉnh. Do đó cần phải tăng cường quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên tất cả các hoạt động định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm tạo mọi điều kiện để bình đẳng giới là một trong những tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội. Bộ máy chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình phải thực hiện tốt công tác này. Đồng thời huy động sự phối hợp của các tổ chức, cá nhân để tạo sự chuyển biến tích cực, sâu rộng trong toàn tỉnh về bình đẳng giới và sự phát triển kinh tế, xã hội. trong đó, ngành Lao động TBXH được giao trách nhiệm chủ trì cần phát huy hơn nữa vai trò quản lý nhà nước, sử dụng hợp lý và hiệu quả các biện pháp, công cụ cần thiết để công tác bình đẳng giới của tỉnh đạt được mục tiêu đề ra.
Thực hiện tốt quan điểm tổng quát mà Đảng ta đã khẳng định là “tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển”. Cần cụ thể hoá trong phát triển kinh tế của tỉnh gắn với công bằng xã hội mà đặc biệt là thực hiện bình đẳng giới có thể xem phát triển kinh tế là tiền đề và điều kiện cho nhau trong quản lý nhà nước
về bình đẳng giới. Tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện vật chất để thực hiện