Công tác phối hợp các ngành, các cấp thực hiện bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.6. Công tác phối hợp các ngành, các cấp thực hiện bình

Bình đẳng giới là một lĩnh vực rộng, phải được thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, do đó một ngành LĐ-TBXH không thể quản lý hết được. Để thực hiện tốt bình đẳng giới cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, trên cơ sở có sự chủ trì của cơ quan chịu trách nhiệm chính thức thuộc ngành lao động TBXH. Theo đó tỉnh cũng xác định trách nhiệm phối hợp thông qua các văn bản quy định trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan có

liên quan đối với lĩnh vực bình đẳng giới. Trước khi Luật Bình đẳng giới được ban hành, tỉnh đã thành lập Ban vì sự tiến bộ phụ nữ ở cả ba cấp tỉnh, huyện và xã nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ vươn lên trong cuộc sống. Giải phóng phụ nữ cũng là một nội dung quan trọng để thực hiện bình đẳng giới. Ban vì sự tiến bộ phụ nữ do 01 Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối văn hóa xã hội làm Trưởng ban, Phó ban thường trực là Giám đốc Sở LĐ-TBXH, các phó trưởng ban là thành viên đại diện các Hội LHPN, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Nội vụ, Sở LĐ-TBXH chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban ngành để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ. Các cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình phải thực hiện các nhiệm vụ được phân công và báo cáo kết quả thực hiện về Hội LHPN tỉnh. Hoạt động này được đặt dưới sự chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND cùng cấp với tư cách là Trưởng ban.

Từ khi Luật Bình đẳng giới được ban hành và có hiệu lực, ngành LĐ- TBXH được giao trách nhiệm chính trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Ban vì sự TBPN vẫn tiếp tục duy trì hoạt động, nhưng bàn giao nhiệm vụ thường trực ban từ Hội LHPN sang LĐTBXH. Ngành Lao động TBXH trở thành cơ quan chủ trì thực hiện quản lý về bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ phụ nữ.

Theo quy định của Luật Bình đẳng giới, Nghị định 70/NĐ-CP của Chính phủ về trách nhiệm phối hợp của một số cơ quan, tổ chức có liên quan trong thực hiện bình đẳng giới như Bộ Tư pháp phối hợp lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Thông tin truyền thông phối hợp thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới, ... trên cơ sở đó, tỉnh Kiên Giang ban hành Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới trên

địa bàn tỉnh, trong đó có quy định trách nhiệm chủ trì, phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong phạm vi lĩnh vực của mình. Cụ thể các kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 – 2015 giao Sở Lao động TBXH chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện kế hoạch; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hàng năm về bình đẳng giới; triển khai thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động về bình đẳng giới; tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và thực hiện hợp tác quốc tế về bình đẳng giới trong phạm vi tỉnh và theo quy định của nhà nước; tổng hợp, thông tin số liệu về bình đẳng giới; cung cấp thông tin số liệu về bình đẳng giới; xây dựng báo cáo sơ, tổng kết hàng năm và định kỳ; tổ chức kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức đánh giá lồng ghép trên cơ sở xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Sở Văn hóa thể thao và du lịch chủ trì, phối hợp hướng dẫn lồng ghép truyền thông về giới, bình đẳng giới, pháp luật chính sách liên quan vào các hoạt động truyền thông giáo dục cộng đồng, gia đình trong công tác phòng chống bạo lực gia đình. Sở Thông tin truyền thông chủ trì, phối hợp, hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan truyền thông đại chúng tuyên truyền về bình đẳng giới. Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào việc xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thống kê, tổng hợp số liệu thống kê về giới thuộc hệ thống chỉ tiêu quốc gia và tính toán chỉ số phát triển về giới của quốc gia trên địa bàn tỉnh. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động bình đẳng giới. Sở Giáo dục và đào tạo nghiên cứu đưa nội dung về giới và bình đẳng giới vào chương trình giáo dục trong nhà trường phù hợp

với từng cấp học và trình độ đào tạo phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo. Sở Y tế chủ trì, phối hợp triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, triển khai thực hiện đề án “Can thiệp, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”. Sở Tài chính hướng dẫn các huyện, thị, thành lập dự toán ngân sách quản lý và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới. Hội LHPN, Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình tham gia phối hợp vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện và giám sát việc quản lý nhà nước về bình đẳng giới. UBND các huyện, thị, thành xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án và các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.

Mặc dù có sự phân công chủ trì, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện về bình đẳng giới, nhưng văn bản vẫn chưa quy định những công việc cụ thể mà các cơ quan, đơn vị phải thực hiện. Trách nhiệm phối hợp cụ thể về nội dung công việc và thời gian vẫn chưa được quy định rõ. Sự phối hợp chủ yếu được thực hiện ở việc báo cáo tình hình hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách; góp ý các chương trình, kế hoạch của tỉnh; quyết định các vấn đề chung như tổ chức thực hiện hội nghị sơ tổng kết, khen thưởng; tham gia đoàn kiểm tra; tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo; tổ chức các đợt tuyên truyền bình đẳng giới,...sự phối hợp với các cơ quan liên quan còn tùy thuộc và tinh thần trách nhiệm, trong đó có cơ quan thực hiện tốt, có cơ quan thực hiện chưa tốt.

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới tại tỉnh Kiên Giang

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân

Khi Luật bình đẳng giới có hiệu lực, tỉnh Kiên Giang đã triển khai các hoạt động về tổ chức bộ máy, nhân sự, văn bản, kinh phí,... nhằm sớm đưa công

tác bình đẳng giới đi vào hoạt động, góp phần thực hiện đạt hiệu quả các mục tiêu bình đẳng giới của tỉnh và cả nước. Có được thành quả đó là do công tác bình đẳng giới nhận được sự quan tâm, chỉ đạo định hướng thường xuyên của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương, các đơn vị; sự phối hợp của các cấp, các ngành trong quá trình triển khai, thực hiện kế hoạch hành động bình đẳng giới. Bên cạnh đó, bình đẳng giới là một trong tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ nên được trung ương và các tổ chức quốc tế quan tâm, tài trợ, bồi dưỡng, tập huấn nhằm ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động của công tác này.

Kiên Giang là tỉnh đang phát triển, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tập trung quan tâm tạo điều kiện thuận lợi các lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, văn hóa, giáo dục,...; từ đó đời sống người dân được cải thiện và có sự tiến bộ trong nhận thức, lối sống, nam nữ từng bước được nâng lên và tạo điều kiện thực hiện bình đẳng giới trong nhiều lĩnh vực.

Công tác lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bước đầu được thực hiện trong các lĩnh vực việc làm, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, chỉ riêng trong năm 2013 Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 100% các văn bản quy phạm pháp luật ban hành phù hợp với nguyên tắc quy định về bình đẳng giới, được thi hành có hiệu quả, được đối tượng chấp hành nghiêm chỉnh, nhân dân ủng hộ góp phần đảm bảo nguyên tắc công bằng trong áp dụng pháp luật. Việc thực hiện lồng ghép giới vào xây dựng và tổ chức thực hiện quyền bình đẳng giới của phụ nữ trong các lĩnh vực lao động và việc làm, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, lồng ghép trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt đối với đội ngũ cán bộ công chức được triển khai thường xuyên ở tất cả các cấp, các

ngành, đoàn thể từ đó ý thức bình đẳng giới dần dần được thừa nhận và đi vào cuộc sống của cán bộ, công chức và nhân dân.

Trên cơ sở Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2015 của Chính phủ, tỉnh đã ban hành các văn bản nhằm triển khai thực hiện chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2015. Đây là các văn bản xác định mục tiêu, các giải pháp và kinh phí của từng năm trong suốt giai đoạn, là căn cứ để triển khai các hoạt động bình đẳng giới và đánh giá kết quả hoạt động.

Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác bình đẳng giới được xây dựng và củng cố từ cấp tỉnh đến tận ấp, khu phố. Cấp tỉnh có 5 biên chế chuyên trách thực hiện công tác bình đẳng giới, cấp huyện và cấp xã có nhân sự kiêm nhiệm làm công tác này, các ấp, khu phố có đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ nhằm nắm bắt thông tin và tuyên truyền chính sách pháp luật về bình đẳng giới cho nhân dân. Hàng năm, đội ngũ cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới được tập huấn, bồi dưỡng về các văn bản quy phạm pháp luật bình đẳng giới, các kiến thức lồng ghép giới, các kỹ năng hoạt động, chất lượng công tác.

Công tác phối hợp liên ngành tổ chức thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới được các cơ quan, tổ chức liên quan quan tâm và thực hiện tốt. Hàng năm các cơ quan, tổ chức có liên quan được thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện bình đẳng giới theo lĩnh vực mình phụ trách và cử người tham gia đoàn kiểm tra liên ngành về thực hiện bình đẳng giới. Tuy báo cáo đôi khi còn chậm, thiếu một vài số liệu, nhưng nhìn chung, với một lĩnh vực còn mới, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều ngành thì sự quan tâm của các ngành đã bước đầu hình thành cơ chế phối hợp ổn định và tương đối.

Trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bình đẳng giới được các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương phối hợp khá chặt chẽ

và tổ chức thực hiện sâu rộng trong nhân dân, bao gồm truyền thông theo đợt, chiến dịch và truyền thông định kỳ. Vấn đề truyền thông về bình đẳng giới được tuyên truyền qua nhiều hình thức phong phú như: tờ rơi, tờ gấp, pano, loa phát thanh tại khu dân cư, chuyên mục trên báo và đài phát thanh truyền hình, qua tập huấn, bồi dưỡng,... nhờ công tác tuyên truyền tốt mà nhiều người dân đã biết đến nội dung cơ bản của bình đẳng giới đến nay có 98,9% cán bộ công chức và 90,8% người lao động hiểu đúng về bình đẳng giới; 95% cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ được tập huấn ít nhất 01 lần/01 năm.

Công tác kiểm tra được tiến hành thực hiện định kỳ hàng năm. Đoàn kiểm tra do các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp tổ chức thực hiện, kiểm tra tình hình hoạt động bình đẳng giới ở cấp huyện và một số xã, phường, thị trấn. Nội dung kiểm tra là tình hình triển khai các văn bản của cấp trên, kế hoạch và kết quả hoạt động của đơn vị trong năm. Việc duy trì kiểm tra giúp những người làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới đánh giá những mặt làm được, tìm hiểu nguyên nhân, lắng nghe các kiến nghị đề xuất để nắm rõ hơn tình hình hoạt động của địa phương, từ đó tìm kiếm những giải pháp và cách thức để quản lý hoạt động có hiệu quả hơn, đồng thời tháo gỡ những khó khăn để giúp địa phương nâng cao chất lượng hoạt động bình đẳng giới. Việc thành lập đoàn kiểm tra hàng năm còn thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đối với công tác này.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thời gian qua công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, một số chỉ tiêu của kế hoạch hành động về bình đẳng giới chưa đạt kế hoạch đề ra. bình đẳng giới ở một số ban ngành, địa phương chưa đầy đủ và chưa được quan tâm đúng mức. Các hoạt động triển khai, phổ biến Luật bình đẳng giới, kiến thức về bình đẳng giới còn mang tính hình thức, chưa sâu do đó nhận thức về bình đẳng giới trong cộng đồng chưa rõ ràng; công tác lồng ghép giới vào quá trình hoạch

định và thực thi chính sách chưa được thực hiện một cách đầy đủ, đồng bộ, chủ động ở tất cả các cấp, các ngành. Do đó nhiều chỉ tiêu quan trọng chưa đạt được như tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016, tỷ lệ nữ tham gia quản lý nhà nước, tỷ lệ nữ có trình độ tiến sỹ,… vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra, bên cạnh đó có những chỉ tiêu cần phải giảm thì lại tăng qua các năm như số nạn nhân là phụ nữ trong các vụ bạo lực gia đình; tỷ lệ nữ thiếu việc làm,...

Việc tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ chưa nghiêm nên tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ, đặc biệt là trong gia đình còn diễn ra phổ biến và khá trầm trọng. Mặc dù pháp luật đã quy định các quyền của phụ nữ, nhưng trong thực tế các quyền đó vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ như quyền tham gia lãnh đạo, quản lý, quyền được học tập, quyền lao động, quyền có thu nhập để đảm bảo cuộc sống; vấn đề chênh lệch tiền lương giữa nam và nữ khi đến tuổi về hưu,...Một số chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về bình đẳng giới chưa được các cấp các ngành quán triệt thực hiện nghiêm nên chưa đem lại hiệu quả cao. Các quy định của pháp luật chưa đồng bộ, chưa được hướng dẫn cụ thể và chưa có biện pháp chế tài đảm bảo thực hiện một cách hữu hiệu. Công tác triển khai thực hiện các nghị định thực hiện Luật bình đẳng giới còn hạn chế, thiếu đồng bộ, cụ thể là Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới chưa có hướng dẫn cụ thể từ cấp trên nên thực tế trên địa bàn tỉnh cho đến nay vẫn chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)