Cơ cấu kinh tế nôngnghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 25 - 26)

Việc phát triển nền kinh tế có hiệu quả là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia. Muốn đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải có một CCKT hợp lý xét trên góc độ các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và các thành phần kinh tế. Các yếu tố hợp thành CCKT phải được thể hiện cả về số lượng cũng như về chất lượng và được xác định trong những giai đoạn nhất định, phù hợp với những đặc điểm tự nhiên, KT-XH cụ thể của mỗi quốc gia (vùng, hoặc địa phương) qua từng thời kỳ.

Cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh, bất biến, mà luôn vận động chuyển dịch cần thiết, thích hợp với những biến động của điều kiện tự nhiên, KT- XH. Do đó sự duy trì quá lâu hoặc thay đổi quá nhanh chóng của CCKT mà không tính đến sự phù hợp với những biến đổi của tự nhiên, KT-XH đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế. Vì vậy việc duy trì hay thay đổi CCKT không phải là mục tiêu, mà chỉ là phương tiện của việc tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế trong quá trình vận động chuyển dịch nhanh hay chậm không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan mà phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết cho sự chuyển đổi, sự vận động và phát triển của LLSX xã hội, các mục tiêu KT-XH sẽ đạt được như thế nào. Nói cách khác CCKT biến đổi chính là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội, CCKT phản ánh mối quan hệ LLSX và QHSX của nền kinh tế.

Cơ cấu kinh tế là tổng thể mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố và mối quan hệ giữa LLSX và QHSX với những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể trong những giai đoạn phát triển nhất định. Khái niệm cơ cấu kinh tế được nêu như sau:

Cơ cấu kinh tế là một tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế của mỗi nước,

các bộ phận đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và

thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao” [41].

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một bộ phận của hệ thống cơ cấu kinh tế quốc dân, phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế quốc dân, nhưng nó mang tính độc lập tương đối;

khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, như sau: “Là tổng thể các mối quan hệ

theo tỷ lệ về số lượng và chất lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp trong một khoảng thời gian và không gian nhất định”[41].

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng được hiểu theo hai nghĩa:

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng phản ánh số lượng và chất lượng cũng như tỷ lệ giữa các ngành và sản phẩm nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản và mối quan hệ nội ngành của các ngành đó.

- Cơ cấu ngành nông nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp là cơ cấu giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, và dịch vụ nông nghiệp. Đây là cơ cấu chủ yếu nhất trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta [41].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)